Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Sunday 4 December 2016

HỆ MẶT TRỜI LÀ GÌ?

Hệ Mặt Trời là một hệ thống các thiên thể được liên kết với nhau bởi lực hấp dẫn bao gồm Mặt Trời và các vật thể quay quanh nó gián tiếp hoặc trực tiếp. Tám thiên thể lớn nhất quay trực tiếp quanh Mặt Trời được gọi là các hành tinh, cùng với đó có các vật thể khác nhỏ hơn như hành tinh lùn và các thiên thể quay trực tiếp quanh Mặt Trời. Các thiên thể có quỹ đạo gián tiếp quanh Mặt Trời gồm có các Mặt Trăng, hai trong số đó lơn hơn cả sao Thuỷ (Thuỷ Tinh).
He Mat Troi
Hệ Mặt Trời. Ảnh: Wikipedia.

Các hành tinh trong hệ Mặt Trời

Hệ Mặt Trời được tạo thành cách đây khoảng 4,6 tỷ năm do sự suy sụp hấp dẫn của các đám mây phân tử liên sao khổng lồ. Khối lượng lớn của hệ Mặt Trời nằm chủ yếu thuộc về Mặt Trời, phần lớn khối lượng còn lại là tạo bởi sao Mộc. Bốn hành tinh nhỏ hơn bên trong gần với Mặt Trời gồm có: sao Thuỷ, sao Kim, Trái Đất, sao Hoả. Chúng còn được gọi là các hành tinh đá. Bốn hành tinh khổng lồ bên ngoài lớn hơn rất nhiều so với các hành tinh đá. Hai hành tinh lớn nhất gồm sao Mộc và sao Thổ là các hành tinh khí với thành phần chủ yếu là Hydro và Helium; hai hành tinh ngoài cùng là sao Thiên Vương và Hải Vương là các hành tinh băng khổng lồ chứa phần lớn các chất có nhiệt độ nóng chảy tương đối cao so với Hydro và Helium chẳng hạn như nước, amoniac và methan. Tất cả các hành tinh trong hệ Mặt Trời đều có quỹ đạo gần như là tròn và nằm trong một phẳng được gọi là elip.
Mo hinh he mat troi
Mô hình Hệ Mặt Trời. Ảnh: Wiki.


Hệ Mặt Trời cũng bao gồm các thiên thể nhỏ hơn. Vành đai thiên thạch nằm giữa quỹ đạo của sao Hoả và sao Mộc, với thành phần chính gồm đá và kim loại. Nằm phía ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương là vành đai Keiper và đĩa phân tán bao gồm các thiên thể ngoài vành Hải Vương với thành phần chính chủ yếu là băng. Có hành chục cho đến hàng nghìn các thiên thể đủ lớn mà có dành hình cầu tạo bởi do chình lực hấp dẫn của chúng. Những thiên thể như vậy được phân loại là hành tinh lùn chẳng hạn như thiên thạch Ceres, Pluto hay Eris. Bên cạnh đó còn có các thiên thể nhỏ hơn như sao chổi, bụi liên hành tinh và các tiểu hành tinh với quỹ đạo không xác định. Sáu hành tinh và ít nhất bốn hành tinh lùn có các thiên thể nhỏ hơn quay quanh chúng như các vệ tinh tự nhiên thường được gọi là "Mặt Trăng".   

Khoảng cách tới Mặt Trời
(Đợn Vị Thiên Văn AU)
Bán kính
(so với Trái Đất)
Khối lượng
(so với TĐ)
Chu kỳ quay
(so với TĐ)
# Số Mặt TrăngĐộ nghiêng quỹ đãoĐộ lệch tâm quỹ đạoĐộ nghiêngTỷ trọng
(g/cm3)
Sun - MẶT Trời0109332,80025-36*9---------1.410
Mercury - Sao Thuỷ0.390.380.0558.8070.20560.1°5.43
Venus - Sao Kim0.720.950.8924403.3940.0068177.4°5.25
Earth - Trái Đất1.01.001.001.0010.0000.016723.45°5.52
Mars - Sao Hoả1.50.530.111.02921.8500.093425.19°3.95
Jupiter - Sao Mộc5.2113180.411161.3080.04833.12°1.33
Saturn - Sao Thổ9.59950.428182.4880.056026.73°0.69
Uranus - Sao Diêm Vương19.24170.748150.7740.046197.86°1.29
Neptune - Sao Hải Vương30.14170.80281.7740.009729.56°1.64

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts