Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Tuesday 27 December 2016

Tại sao chúng ta lại nằm mơ khi ngủ?

Thiên niên kỉ thứ ba trước Công nguyên, các vua Lưỡng Hà ghi chép và giải mã các giấc mơ trên bảng sáp. Một ngàn năm sau, người Ai Cập cổ đại viết một cuốn sách giấc mơ liệt kê hơn một trăm giấc mơ thường thấy và ý nghĩa của chúng. Và nhiều năm sau đó, chúng ta không ngừng tìm kiếm để hiểu tại sao chúng ta mơ. Sau rất nhiều nghiên cứu khoa học, tiến bộ công nghệ, và sự kiên trì, ta vẫn chưa tìm ra câu trả lời cụ thể nhưng lại có một số giả thuyết khá thú vị.
Nằm mơ khi ngủ
Tại sao nằm mơ khi ngủ? Ảnh: Pixabay.

Chúng ta mơ để hoàn thành những ước nguyện.

Đầu những năm 1900, Sigmund Freud đề xuất rằng tất cả những giấc mơ, kể cả ác mộng, ngoài việc là một tập hợp các hình ảnh từ cuộc sống hàng ngày, chúng còn có ý nghĩa tượng trưng liên quan đến việc thực hiện các ước nguyện trong tiềm thức. Freud giả thuyết rằng mọi thứ chúng ta nhớ khi chúng ta thức dậy từ một giấc mơ là một biểu tượng đại diện cho những suy nghĩ, thúc giục, và mong muốn trong tiềm thức. Freud tin rằng bằng việc phân tích những gì ta nhớ được, những nội dung vô thức sẽ được tiết lộ cho lý trí ý thức của ta, và các vấn đề tâm lý không còn bị chế ngự có thể được nhận biết và giải quyết.
những giấc mơ kỳ lạ
Chúng ta luôn có những giấc mơ kỳ lạ. Ảnh: Pixabay.

Chúng ta mơ để nhớ. 

Để tăng hiệu suất cho một số công việc tinh thần nhất định, ngủ là tốt, nhưng mơ trong khi ngủ còn tốt hơn. Năm 2010, các nhà khoa học khám phá rằng các đối tượng nghiên cứu tìm đường ra khỏi mê cung 3-D tốt hơn nếu họ có một giấc ngủ ngắn và mơ về mê cung trước khi nỗ lực thử lần hai. Thực tế là họ làm tốt gấp mười lần hơn những người chỉ nghĩ đến mê cung và thức giữa các lần thử, và những người ngủ, nhưng không mơ về mê cung. Các nhà khoa học giả thiết rằng một số quá trình ghi nhớ nhất định chỉ có thể xảy ra khi chúng ta ngủ, và những giấc mơ là tín hiệu rằng các quá trình này đang xảy ra. Chúng ta mơ để quên. Có khoảng 10000 tỷ liên kết nơ-ron trong kiến trúc não bộ của bạn. Nó được tạo ra bởi những gì bạn nghĩ, và những gì bạn làm. Năm 1983, một giả thuyết sinh học - thần kinh, gọi là học đảo ngược cho rằng trong khi ngủ, chủ yếu trong chu kỳ giấc ngủ REM, vỏ não của bạn đánh giá các liên kết nơ-ron này và bỏ đi những gì không cần thiết. Nếu không có quá trình quên đi những điều đã học, mà kết quả là giấc mơ của bạn, não bộ sẽ bị quá tải bởi những liên kết vô dụng và các suy nghĩ ký sinh có thể gián đoạn những suy nghĩ cần thiết mà bạn cần phải làm khi bạn tỉnh táo.
Chúng ta mơ để ghi nhớ.

Chúng ta mơ để giữ bộ não hoạt động. 

Lý thuyết kích hoạt liên tục đề xuất rằng các giấc mơ là kết quả từ việc não cần phải liên tục củng cố và tạo ra những ký ức lâu dài để hoạt động hiệu quả. Vì vậy, khi đầu vào bên ngoài xuống thấp dưới một mức nhất định, như khi ta ngủ, não sẽ tự động kích hoạt các thế hệ dữ liệu từ kho lưu trữ bộ nhớ, xuất hiện dưới hình thức suy nghĩ và cảm xúc bạn trải nghiệm trong giấc mơ. Nói cách khác, giấc mơ là một màn hình chờ ngẫu nhiên mà não bộ bật lên để nó không bị ngừng hoàn toàn.
Chúng ta mơ để giữ bộ não hoạt động
Chúng ta mơ để giữ bộ não hoạt động. Ảnh:Pixabay.

Chúng ta mơ để diễn tập.

Những giấc mơ liên quan đến tình huống nguy hiểm và bị đe doạ rất phổ biến, và giả thuyết diễn tập bản năng nguyên thuỷ cho rằng nội dung của một giấc mơ rất quan trọng cho mục đích của nó. Dù đó là một đêm đầy lo âu bị một con gấu truy đuổi qua rừng hay đánh nhau với ninja trong một con hẻm tối tăm, những giấc mơ này cho phép bạn luyện tập chiến đấu, hay trực giác chiến đấu giữ chúng sắc bén và đáng tin cậy nếu bạn cần chúng trong cuộc sống thực. Nhưng nó không phải lúc nào cũng khó chịu. Ví dụ, mơ về người hàng xóm hấp dẫn của bạn có thể cung cấp cho bản năng của bạn một chút thực hành đấy.
Chúng ta mơ để diễn tập
Chúng ta mơ để diễn tập

Chúng ta mơ để chữa lành.

Các nơ-ron dẫn truyền căng thẳng trong não kém hoạt động hơn trong giai đoạn REM của giấc ngủ, ngay cả trong những giấc mơ trải nghiệm đau đớn, dẫn đến việc một số nhà khoa học giả thuyết rằng một mục đích của giấc mơ là mài mòn bớt những kinh nghiệm đau đớn để dành chỗ cho việc chữa lành tâm lý. Xem lại những sự kiện đau đớn trong mơ với ít căng thẳng thần kinh có thể cho bạn một cái nhìn rõ ràng hơn và tăng khả năng xử lý chúng một cách lành mạnh về mặt tâm lý. Những người bị rối loạn tâm trạng và PTSD thường bị khó ngủ, dẫn đến việc một số nhà khoa học tin rằng thiếu những giấc mơ có thể là yếu tố liên quan đến bệnh tật của họ.

Chúng ta mơ để giải quyết các vấn đề.

Không bị giới hạn bởi thực tế và các quy tắc logic thông thường, trong giấc mơ, lý trí có thể tạo ra những kịch bản không giới hạn để giúp bạn nắm bắt vấn đề và xây dựng giải pháp mà bạn có thể không nghĩ đến khi còn thức. John Steinbeck gọi nó là uỷ ban thường trực của giấc ngủ và các nhà khoa học đã chứng minh hiệu quả của giấc mơ trong giải quyết vấn đề. Đó cũng là cách nhà hoá học nổi tiếng August Kekule phát hiện ra cấu trúc của phân tử benzen, và nó là lý do mà đôi khi giải pháp tốt nhất cho một vấn đề là ngủ qua nó.
Trên đây chỉ là một số trong nhiều giả thuyết nổi bật. Khi công nghệ làm tăng khả năng chúng ta hiểu về não bộ. Có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ khám phá ra lý do của những giấc mơ. Nhưng cho đến thời điểm đó, chúng ta chỉ phải tiếp tục mơ thôi.

(Toto - Theo TED-Ed)

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts