Vẻ gợi dục trong thơ ông đẹp một cách thần thánh, khiến nhưng kẻ trầntục không thể chiếm hữu nổi. Có lẽ bởi vậy mà ông ít khi sử dụng nhữngđộng từ mang sắc thái của sự chiếm đoạt hay cố gắng giao hòa “Mộng? Thiên tài: Trên hỗn độn khỏa thân Đẹp tỉ mỉ, hỡi rung động truyền thần!” Người ta nói rằng cho đến tận bây giờ, những ý thơ của Bích Khê vẫn còn quá mới với người Việt. Có lẽ bởi vậy, không có nhiều người yêu thơ có thể tiếp cận được với thế giới thơ của chàng thi sĩ mong manh này. Họ gần như bỏ quên ông suốt từ những năm 1945 đến giờ, chỉ tới khi người ta bắt đầu nhắc về tính dục trong văn chương thì “những tờ thơ nát đầy hơi hám” của ông mới được “tay khách đa tình … chuyển trao”. Có một sự kỳ lạ trong vấn đề tính dục trong thơ ông, khác hẳn với những nhà thơ bị thứ ẩn ức này ám ảnh! Nếu dục vọng trong thơ Vũ Hoàng Chương là sự say sưa hoan lạc, ở Đinh Hùng là sự đeo đuổi toàn bích một cách dữ dội, ở Hoàng Cầm là nỗi ám ảnh tuyệt vọng, hay ở nhà thơ nữ những năm cuối thế kỷ 20 như Vy Thùy Linh là sự khao khát đam mê… thì trong thơ Bích Khê, nó đẹp thần thánh tựa bức tượng nữ thần Venus ở Milo vậy. Tôi nói làm sao - Cái đẹp câm, Đẹp trong pho tượng xuất ra thần Một con người mộng - con người mộng Trễ nải thanh tân biếng nhác thầm. Bức tượng Vệ Nữ ở Milo Nói một cách khác, tính dục trong thơ Bích Khê mang sắc màu của sự tinh khiết. Không phải ngẫu nhiên mà màu ưa thích của Bích Khê chính là màu trắng – thứ màu sắc tinh khiết nhất. Đó là ám ảnh của những sắc trắng: sắc trắng trong vẻ đẹp của mỹ nữ: Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm? hay Tràng cánh trắng biến ra da thịt tuyết; sắc trắng dòng “tinh huyết”của một chàng đồng nam: Với đôi dòng suối sữa trắng như tinh hay Mộng rớt đêm nay như chất ngọc Vẻ gợi dục trong thơ ông đẹp một cách thần thánh, khiến nhưng kẻ trần tục không thể chiếm hữu nổi. Có lẽ bởi vậy mà ông ít khi sử dụng những động từ mang sắc thái của sự chiếm đoạt hay cố gắng giao hòa. Ông luôn quỳ gối trước vẻ đẹp của thần Vệ Nữ: Thơ lõa thể! Giai nhân tuần trăng mật Nữ thần ơi! Ta nô lệ bên người Chỉ có đôi lần, khi chàng thi sĩ không chịu nổi vì không thể nắm bắt được nàng thơ, ao ước chiếm đoạt của đàn ông trỗi dậy và tuôn ra với những sự bức xúc như một đứa trẻ con hay vòi vĩnh: Tôi vồ người như một miếng mồi ngon Miệng ngậm hờn riết chặt lấy môi son Mắt đổ lửa lườm qua làn sóng sắc... Tôi giật nẩy rồi cười lên sặc sặc Hai tay cào đôi vú trắng như bông Đó là biểu hiện của sự đói khát, thiếu hụt, trống vắng trong thế giới nội tâm của chàng thi sĩ, gợi ta nhớ tới phức cảm Pigmalion. Người ta không tìm thấy trong thơ Bích Khê một người con gái nào bằng xương bằng thịt, dù ông tả rất nhiều về xác thịt. Ngay cả đến chùm bài “Châu” ông viết về cô học trò có tên Song Châu thì vẫn được miêu tả bằng bức tượng hay bức ảnh “đẹp trong pho tượng xuất ra thần”, "Anh không rời nữa ảnh thơ ngây", "Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố Nữ"… Người đọc có khi cũng lấy làm nghi ngờ, không biết có phải cái tên “Châu” có nghĩa là ngọc ngà đã tạo cảm hứng cho ông, hay ông vì quá yêu cô gái mà yêu cả tên châu và tạc tượng cô trong thơ bằng khối ngọc quý. Ông chẳng khác nào chàng Pigmaleon trong thần thoại Hy Lạp xưa kia, chỉ say mê với điêu khắc. Chàng đã dồn tất cả tâm huyết cuối cùng để tạc nên bức tượng tuyệt thế giai nhân. Nhưng sau đó, chàng chẳng thể yêu một cô gái nào hết, bởi chàng đã lỡ… phải lòng bức tượng mất rồi. Pigmalion và Galatea Nàng “ngọc nữ” ấy thực tế chỉ tồn tại trong thế giới nội tâm của Bích Khê chứ nào có bao giờ chạm tới được. Chính bởi vậy, mà sự khao khát không ngừng dâng lên. Cho tôi nàng ! cho tôi nàng ! tất cả?… Tôi miên man uống lại mộng quỳnh dao Nhưng rồi, sau tất cả những đam mê ấy, khao khát ngông cuồng ấy, Bích Khê chợt nhận ra rằng những dục vọng của ông đã làm nhơ bẩn bức tượng của thần Vệ Nữ: Tối hôm nay tôi xuất thần Tôi muốn nàng đừng có chết Mặc dù Đinh Hùng là người muốn đưa “kỳ nữ” của mình lên “ngai thờ nữ sắc”, nhưng chính Bích Khê mới là người thực sự làm được điều này. “Ôi đi! Đoàn tiên lột khỏa thân. Hoan hô xác thịt chiếm ngôi thần.” Tình yêu tuyệt vọng của Bích Khê với nàng “ngọc nữ” ấy có lẽ đã khiến ông mắc vào chứng di mộng tinh quái ác và qua đời khi tuổi còn rất trẻ. Bao nhiêu tinh huyết, thần khí ông đã xuất ra trong cơn hoan lạc mộng mị, và chút ngọc rớt lại cho chúng ta đã được cô đặc thành những tuyệt phẩm thi ca trường tồn cùng năm tháng. Hà Thủy Nguyên (Nguồn: Nghệ Thuật Yêu) |
Home
»
»Unlabelled
» THƠ BÍCH KHÊ - SỰ THANH KHIẾT CỦA TÍNH DỤC
Friday, 12 April 2013
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Popular Posts
-
Acid nào mạnh nhất? Có lẽ đọc đến câu hỏi nhiều bạn nghĩ đến axit Sulfuric $H_{2}S0_4$ hoặc HCl hoặc HF (axit Flo Hydric). Tất cả đều không...
-
CHÂN PHƯƠNG giới thiệu và biên soạn Ngày 4-1-2014, bảo tàng viện British Museum vừa bế mạc thành công cuộc triển la...
-
Người đàn ông có chiều dài dương vật lớn nhất trên thế giới Roberto Esquivel Cabrera là người đàn ông có chiều dài dương vật lớn nhất trên ...
-
“Mỗi sáng thức dậy, con linh dương Phi châu biết rằng: Nó sẽ bị giết nếu không chạy nhanh hơn con sư tử nhanh nhất! Mỗi sáng thức dậy, con s...
-
Bầu khí quyển của Trái Đất đang rò rỉ khí oxy qua hàng tỉ năm. Bóng của Mặt Trăng giúp tìm hiểu bầu khí quyển. Ảnh: Jaxa. Các hạt năng lượng...
-
Tác phẩm của tác giả Mỹ thuật Đông Dương AN NGỌC Tác phẩm “Điểm tâm” của Lê Phổ. (Ảnh: BTC) Một lần nữa, công chúng Hà Nội sẽ có dịp gặp lại...
-
2015 là một năm vàng cho những chuyến thăm dò khám phá vũ trụ, nhờ mọi nhiệm vụ của NASA và Cơ quan Hàng không vũ trụ Châu Âu đã được lên kế...
-
Đăng Bẩy Thiên phú chỉ là phần nào của tài năng. Câu phương ngôn này đúng với diễn viên được phong Nghệ sĩ Nhân dân Liên Xô từ năm 1976: Yu...
-
Tại sao chúng ta lại nằm mơ khi ngủ? Thiên niên kỉ thứ ba trước Công nguyên, các vua Lưỡng Hà ghi chép và giải mã các giấc mơ trên bảng sáp....
-
Vũ trụ bắt đầu từ một Big Bang Vũ trụ trông gần giống nhau trong tất cả các hướng, nhưng các thiên hà xa xôi xuất hiện trẻ hơn và ít tiến ...
0 comments:
Post a Comment