Chinese ink paintings
Tranh thủy mặc hay tranh thủy mạc, là một loại hình hội họa khởi nguồn từ Trung Quốc. Thủy (水) là nước. Mặc (墨) là mực. Tranh thủy mặc được vẽ bằng mực nước, hay còn gọi là mực tàu trên giấy hoặc lụa. Tranh thủy mặc là loại hình phát triển cùng với nghệ thuật thư pháp Trung Hoa. Các chủ đề chính trong tranh thường là cây cối, hoa, phong cảnh, chim thú, người... và thường kèm theo thơ chữ
Tranh Thủy mặc ở Việt Nam
Dòng tranh thủy mặc: Lĩnh Nam tam kiệt
- Các họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc (mực nước) hiện đại ở nước ta hiện nay như Trương Hán Minh, Lư Tòng Đạo, Lý Tùng Niên, Trương Lộ, Lý Khắc Nhu, Mạc Ái Hoàn... đều chịu ảnh hưởng của trường phái Lĩnh Nam.Họa phái nổi danh
Lĩnh Nam họa phái thuộc về phái cách tân trong hội họa truyền thống Trung Hoa, hình thành ở Quảng Đông vào cuối đời Thanh, người sáng lập chính thức là "nhị Cao nhất Trần", tức Cao Kiếm Phụ, Cao Kỳ Phong và Trần Thụ Nhân.
Nhưng truy ngược lên nữa có thể kể đến Cư Liêm và Cư Sào - các bậc thầy về tranh hoa điểu, sư phụ của "nhị Cao nhất Trần". Cao Kiếm Phụ, Cao Kỳ Phong và Trần Thụ Nhân sau khi thụ giáo Cư Liêm, đều xuất dương sang Nhật học hội họa Nhật Bản và Tây phương, tham gia Đồng minh hội.
Tác phẩm của họa phái này không dừng lại ở việc mô phỏng cổ nhân mà mang hơi thở thời đại, màu sắc diễm lệ, đạt đến hiệu quả "quang ảnh" trong hội họa phương Tây.
Cần nhấn mạnh rằng cụm từ "Lĩnh Nam họa phái" hoàn toàn không phải do các họa sĩ ở Lĩnh Nam tự phong.
Đương thời, phong cách cách tân độc đáo trong các tác phẩm thủy mặc của Cao Kiếm Phụ, Cao Kỳ Phong và Trần Thụ Nhân nổi bật trên họa đàn, người ta xưng là "Lĩnh Nam tam kiệt", dần dần sau đó hình thành cụm từ "Lĩnh Nam họa phái".
Các họa sĩ Cao, Trần đều không vừa lòng với tên gọi ấy vì nó mang tính khu vực nhỏ hẹp. Những tác phẩm tiêu biểu của 3 sư tổ này có thể kể như "Tùng phong thủy nguyệt đồ", "Tùng hạc trục đồ"..
.
Năm 1924, Cao Kiếm Phụ lập Họa viện Xuân Thụy ở Quảng Châu, giảng dạy ở các trường Đại học Trung Sơn, Đại học Trung ương Nam Kinh.
Năm 1964, ông lập Viện Mỹ thuật Nam Trung, đồng thời làm hiệu trưởng trường Nghệ thuật Quảng Châu.
Còn Cao Kiếm Phong lập Thiên Phong Lâu ở Quảng Đông năm 1929, môn đồ nổi tiếng có 7 người gọi là "Thiên Phong thất tử", nổi bật nhất có Hoàng Thiếu Cường. Môn đồ của Trần Thụ Nhân có Lưu Xuân Thảo.
Truyền bá sang Việt Nam
Thế hệ thứ hai của Lĩnh Nam họa phái bắt đầu tung hoành trên họa đàn từ những năm 30 của thế kỷ trước. Tiêu biểu nhất có "Lĩnh Nam tứ đại họa gia" gồm 4 họa sĩ: Triệu Thiếu Ngang, Quan Sơn Nguyệt, Lê Hùng Tài và Lý Thiện Thâm.
Trên cơ sở sẵn có, các họa sĩ thế hệ này phát triển tinh thần cách tân về ý thức thẩm mỹ lẫn phong cách nghệ thuật với quan niệm "Bút mực theo thời đại", "Xưa để nay dùng".
Năm 1970, trong một cuộc triển lãm gây quỹ mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện Sùng Chính (nay là Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình) đã có đến 113 họa sĩ tham dự, cùng với 30 họa sĩ đến từ Hồng Kông và 64 họa sĩ đến từ Đài Loan.
Cuộc triển lãm có một không hai này tề tựu đầy đủ bốn phái ở Chợ Lớn (Lĩnh Nam Lương Thiếu Hằng; Kinh phái Đới Ngoạn Quân, Tả Bạch Đào; Hỗ phái Hà Lãng Hùng; Tây họa Sài Đinh).
Tranh Thủy mặc Hiện đại
0 comments:
Post a Comment