Hôm 27/04/2013, Trường Đại học Phạm Văn Đồng tại Quảng Ngãi đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Khía cạnh lịch sử và pháp lý”, với sự tham gia của nhiều chuyên gia Việt Nam và ngoại quốc. Trong số này có giáo sư Trường Đại học City University tại Hồng Kông.
Ông J. London đến dự hội thảo để trình bày một tham luận viết chung với chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt. Điều mà hai tác giả nhấn mạnh đó là, để được quốc tế ủng hộ mạnh mẽ trong vấn đề chủ quyền Biển Đông, Việt Nam một mặt phải quảng bá nhiều hơn nữa các bằng chứng pháp lý và lịch sử, nhưng mặt khác phải chấp nhận cải cách chính trị trong nước, thực thi dân chủ và nhân quyền. Từ Quảng Ngãi, giáo sư London trả lời phỏng vấn RFI:
Ai cũng biết là tình hình Biển Đông hiện nay rất phức tạp và Việt Nam hiện nay dù có những cơ sở pháp lý mạnh hơn so với Trung Quốc nhiều, nhưng vấn đề đặt ra là làm sao khai thác được sự ủng hộ của quốc tế. Nhiều khi Việt Nam không tỏ ra hiệu quả lắm về vấn đề quảng bá những thông tin về tranh chấp ở Biển Đông, nên tôi đề nghị là trong thời gian tới, Việt Nam nên tập trung vào việc làm rõ về những bằng chứng mà Việt Nam hiện có về tranh chấp Biển Đông.
Trong bài mà tôi viết cùng Vũ Quang Việt, chúng tôi nhấn mạnh là vấn đề tranh chấp Biển Đông có liên quan đến chính trị trong nước. Để nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế và để khai thác sự ủng hộ của quốc tế
Đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, Việt Nam phải cố gắng giải quyết những hồ sơ nổi bật về chính trị trong nước, như vấn đề đàn áp, bắt giữ, thiếu tự do ngôn luận… Những vấn đề nhân quyền ấy là những trở ngại, tức là không ai mà muốn ủng hộ Việt Nam, hoặc ít người ủng hộ, nếu họ thấy là hành vi của các lãnh đạo Việt Nam không hợp với những tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.
Lãnh đạo Việt Nam hiện nay sợ theo Mỹ thì mất chế độ, theo Trung Quốc thì mất nước, nhưng theo tôi, có thể có phương án thứ ba, đó là phải cải cách. Chính vì thế chúng tôi có nói là lãnh đạo Việt Nam nên chấp nhận một số nội dung của nhóm 72 ( trí thức nhân sĩ), mà vừa qua đã đề nghị một số thay đổi về Hiến pháp.
Những nước khác có tranh chấp với Trung Quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan dễ dàng có sự ủng hộ của quốc tế. Tất nhiên lịch sử của những nước đó hoàn toàn khác với Việt Nam, nhưng vì trong những nước đó có cơ chế dân chủ, có nhân quyền, có tự do ngôn luận. Rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và châu Âu rất nhiệt tình ủng hộ, nếu họ có những cơ sở pháp lý vững chắc như Việt Nam có.
Dù Việt Nam có những bằng chứng rất vững chắc về chủ quyền Biển Đông, nhiều nước như Mỹ và châu Âu rất ngại ủng hộ mạnh mẽ, chính bởi vì những vấn đề chính trị của Việt Nam.
Đến hội thảo, tôi rất nhiệt tình và chia sẽ ý kiến với những người dự hội thảo. Tôi rất hài lòng và đánh giá cao kết quả hội thảo. Có rất nhiều thảo luận sôi nổi và hay. Điểm mà tôi cố gắng nhấn mạnh là muốn có sự ủng hộ của quốc tế thì Việt Nam phải cải cách sâu rộng chính trị.
0 comments:
Post a Comment