Sogyal Rinpoche
VÔ THƯỜNG
Nếu mọi sự là vô thường tức là mọi sự đều hủy diệt, thay đổi, thì mọi sự là "không" (trống rỗng), nghĩa là không có một thực hữu nội tại, chắc chắn, trường cửu
Hãy nhìn sâu thêm nữa vào cái sự thay đổi hủy diệt đó bạn sẽ thấy nó có một thông điệp khác, một bộ mặt khác, đầy hy vọng lớn lao, một thông điệp làm bạn mở mắt ra trước bản chất uyên nguyên của vũ trụ, và mối tương quan kỳ diệu của ta với nó
Khoa học hiện nay cho ta biết phạm vi rộng lớn của những tương quan trong vũ trụ.
Những nhà sinh môi biết rằng một cây cháy trong rừng Amazon bằng một cách nào đó, làm thay đổi bầu không khí mà một thị dân thủ đô Ba lê đang thở.
Sự rung động của một cánh bướm ở Yucatan có ảnh hưởng tới đời sống của một trang trại vùng Hebrides.
Những nhà sinh vật học bắt đầu khám phá cuộc luân vũ phức tạp ly kỳ của những nhiễm thể trong tế bào tạo nên cá tính và sự giống nhau, một cuộc luân vũ trải dài rất xa về quá khứ và chứng minh rằng mỗi sự gọi là "giống nhau" gồm rất nhiều ảnh hưởng khác nhau.
Những nhà vật lý học thì giới thiệu chúng ta vào thế giới của lượng tử, một thế giới giống hệt một cách lạ lùng với thế giới mà Phật mô tả trong hình ảnh cái lưới châu ngọc (Phạm võng) trải khắp vũ trụ. Hệt như những hạt ngọc trong lưới ấy, mọi phân tử đều hiện hữu kể như những phối hợp khác nhau của những phân tử khác
.Bởi thế khi ta thực sự nhìn vào chính mình cùng những sự vậy chung quanh mà ta cho là chắc chắn bền bỉ, ta đều thấy chúng không thực gì hơn một giấc chiêm bao. Phật dạy:
Sự quán tưởng tính chất mộng huyễn của thực tại không nhất thiết làm cho ta phải trở nên lạnh lùng, vô vọng hay cay đắng. Ngược lại, nó có thể mở ra trong ta một tính hài hước thân thiện, một lòng bi mẫn mà ta không ngờ mình cũng có, và do đó càng ngày tâm ta càng rộng rãi đối với mọi sự vật và hữu tình. Milarepa nói:
- Thấy được Tánh không, thì mở lòng thương xót.
Khi nhờ quán sát mà ta thực sự thấy được tánh không và tính hỗ tương lệ thuộc của mọi sự và chính mình, thì ta sẽ thấy thế giới dưới môt ánh sáng huy hoàng, tươi mát hơn, như cái lưới đan kết bằng vô số bảo châu phản chiếu nhau mà Phật đã mô tả. Khi ấy ta không cần phải tự che chở mình hay giả bộ, và ta sẽ dễ dàng thực hiện lời khuyên của một bậc thầy:
- Hãy luôn nhận chân tính mộng huyễn của cuộc đời để giảm bớt ái luyến và thù ghét. Hãy có tâm tốt đối với mọi loài. Có tâm thương xót, bất kể kẻ khác đối xử với bạn ra sao. Những gì người khác làm đối với bạn không quan trọng lắm, khi bạn xem như mộng huyễn. Cái mánh là, bạn phải có những ý định tốt trong giấc mộng. Đây là điểm cốt yếu. Đây đích thực là tu tâm.
Tu tâm đích thực cũng là ý thức được rằng nếu ta có tương quan mật thiết với mọi người mọi sự, thì ngay cả một ý nghĩ, lời nói, hành động nhỏ nhất của ta cũng có những hậu quả khắp vũ trụ.
.Mọi sự đều tương thuộc một cách chặt chẽ: Chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta chịu trách nhiệm về mọi điều ta làm, nghĩ và nói, quả thế, có trách nhiệm về chính ta, về mọi người và mọi sự vật khác, cũng như với toàn thể vũ trụ. Đức Dalai Lama đã dạy
:Trong cái thế giới hỗ tương lệ thuộc mật thiết này, những cá nhân và quốc gia không còn có thể tự giải quyết vấn đề riêng của họ được. Chúng ta cần đến nhau. Bởi thế ta phải phát huy một ý thức về trách nhiệm hỗ tương... Trách nhiệm của tập thể và của từng cá nhân là bảo vệ và nuôi dưỡng đại gia đình địa cầu, nâng đỡ những thành viên yếu kém, bảo trì và săn sóc môi trường sống của tất cả chúng ta. (*)
Vô thường đã khải thị cho ta nhiều sự thật, nhưng còn một kho tàng cuối nó đang giữ, một kho tàng mà phần lớn bị che khuất dưới mắt chúng ta, ta không ngờ và cũng không nhận ra được, song lại là của ta một cách thân thiết nhất.
Thi sĩ Rainer Maria Rilke đã nói rằng những nỗi sợ sâu xa nhất của ta giống như những con rồng đang giữ kho tàng sâu kín nhất của ta. Cái nỗi sợ mà vô thường khơi dậy trong ta, theo đó không có gì là thực, không gì trường cửu, hóa ra lại là người bạn tốt nhất của ta, bởi vì nó giục ta đặt câu hỏi: Nếu mọi sự đều hủy diệt, thay đổi, thì cái gì là có thực? Có chăng một cái gì đằng sau mọi giả tưởng, một cái gì vô biên, khoáng đạt vô cùng, làm sân khấu cho cuộc luân vũ của vô thường chuyển biến? Có chăng một cái gì ta có thể nương tựa an trú, một cái gì sống lâu hơn cái mà ta gọi là cái chết?
Để cho câu hỏi ấy xâm chiếm ta một cách cấp thiết, tư duy về nó, ta sẽ dần dần thay đổi sâu xa lối nhìn của ta về mọi sự. Với sự liên tục quán tưởng và thực hành buông xả, ta sẽ thấy hiển lộ trong chính ta "một cái gì" ta không thể gọi tên, mô tả, đặt thành khái niệm, "một cái gì" mà ta khởi sự thấy đang nằm đằng sau mọi sự? biến dịch chết chóc của thế giới. Khi ấy những dục vọng và giải trí thiển cận mà ta bị trói buộc vào do chấp thủ tính chất trường cửu - khởi sự tan biến và rơi rụng.
Khi điều này xảy đến, ta thường thoáng thấy những hàm ẩn rộng lớn ở đằng sau sự thật về vô thường. Nó giống như suốt buổi ta đã bay trong một chiếc phi cơ luồng qua những đám mây đen vần vũ, rồi bỗng dưng phi cơ vút lên trên những tầng mây, bay vào một bầu trời trong sáng bao la. Được cảm hứng, vui mừng khi ngoi lên trong chiều không gian mới đầy tự do ấy, ta dần khám phá một niềm an lạc sâu xa, một niềm tự tin làm ta đầy ngạc nhiên sung sướng. Dần dần, phát sinh một niềm xác tín rằng "một cái gì” đó trong ta không gì phá hủy được, không gì làm thay đổi được, và không thể chết. Milarepa viết:
Vậy, dần dần ta biết được trong ta có sự hiện diện của tự tính như bầu trời trong sáng mà Milarepa gọi là tâm bản nhiên, vốn bất tử và vô tận. Khi ý thức mới mẻ ấy trở nên sống động và gần như không gián đoạn, thì xảy ra cái gọi là "một sự xoay chiều của tâm thức" một khải thị có tính cách cá nhân, hoàn toàn không thể đặt tên, cho thấy ta là gì, tại sao ta ở đây, ta phải làm thế nào... Điều này cuối cùng, không khác gì một đời sống mới mẻ, một cuộc phục sinh.
Kỳ diệu thay, nhờ quán chân lý về vô thường một cách liên tục, không sợ hãi, mà dần dần ta thấy mình giáp mặt – trong niềm tri ân và hỉ lạc – với chân lý về bản chất bất biến, bất tử và vô tận của tâm
Kỳ diệu thay, nhờ quán chân lý về vô thường một cách liên tục, không sợ hãi, mà dần dần ta thấy mình giáp mặt – trong niềm tri ân và hỉ lạc – với chân lý về bản chất bất biến, bất tử và vô tận của tâm
0 comments:
Post a Comment