Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Monday, 29 April 2013



Không nổi tiếng như Angkor Thom hay Angkor Wat, Angkor Borei ở tỉnh Takeo, Campuchia quyến rũ khách phương xa bằng nét duyên thầm của riêng mình.

Phnom Da được xây chủ yếu bằng chất liệu đá ong - Ảnh: Nguyễn Đình

Đường đến Phnom Da - ngôi đền trên đỉnh đồi giữa cánh đồng của làng Prek Ta Phor, xã Kork Thalork, huyện Angkor Borei, Takeo, chỉ cách Phnom Penh khoảng 100km về hướng nam nhưng rất hiếm bước chân du khách.


Núi đá Phnom Da

Trong tiếng Khmer, Phnom là núi, Da là đá. Ngôi đền tọa lạc ở một nơi thật đặc biệt: cả vùng trũng mênh mông với sáu tháng nước lớn, Phnom Da như nổi lên giữa cánh đồng. Vào mùa khô, những con đường mòn ven đê lộ ra, có thể đến được đền bằng xe máy, nhưng hành trình không mấy dễ dàng và thú vị cho bằng mùa nước nổi.

                        
Trẻ em ở Phnom Da thân thiện với du khách - Ảnh: Nguyễn Đình

Chúng tôi tìm đến bến thuyền ở tỉnh Takeo để thuê canô đến Phnom Da, cách đi tốt nhất để tiết kiệm thời gian. Những người cho thuê canô cho biết hành trình mất hơn một giờ nếu thời tiết thuận lợi, khi gặp trời mưa phải tìm chỗ trú ẩn vì vùng này mùa nước nổi mênh mông thường có sét đánh lúc cơn dông.


Chiếc canô chạy theo con kênh 15 thẳng hướng Phnom Da, đi xuyên qua cánh đồng của người dân huyện Angkor Borei với hình ảnh những chiếc ghe chài đi giăng câu, thả lưới, những cậu bé cùng chó săn lóp ngóp lội dòng nước lũ đi bắt chuột đồng. Thỉnh thoảng ngược hướng với hành trình của chúng tôi là những chiếc ghe bầu đến từ An Giang tải hàng nặng trĩu.

Sau gần một giờ, giữa cánh đồng trắng xóa nước lũ nổi lên hai gò đồi nằm cạnh nhau phía chân trời, người dẫn đường cho biết đấy chính là Phnom Da. Nhìn từ xa, ngôi đền trên đỉnh đồi chỉ là một chấm nhỏ, bị cỏ cây phủ kín.

Đường đến Phnom Da đi qua một vùng mênh mang nước lũ - Ảnh: Nguyễn Đình

Từ bến thuyền dưới chân núi, chúng tôi đi vào làng Prek Ta Phor. Có lẽ chẳng mấy ai đến Phnom Da mùa nước nổi nên khi thấy có khách lạ, đám trẻ con cả làng ùa ra vây quanh chúng tôi, sốt sắng chỉ đường và dẫn chúng tôi lên đỉnh đồi.


Chân núi Tháp khá rộng với vài miếu, chùa cùng hàng quán ẩn mình trong bóng mát nhiều loại cây ăn trái. Quanh sườn núi Tháp (thật ra là đồi đá) có khá nhiều hang động.

Có hai lần cầu thang hàng trăm bậc lên đỉnh núi. Đầu cầu thang nào cũng có hai tượng đầu rắn thần Naga năm đầu phùng mang như đón chào. Mình rắn uốn lượn hai bên đường lên. Lối lên không dốc mấy, nhưng vượt qua khoảng 60m đường lên núi cũng mệt đứ đừ.


Kiến trúc thời kỳ tiền Angkor

Có thể dùng xe ngựa của dân địa phương thăm thú Angkor Borei - Ảnh: Phù Sa Lộc

Chỉ vài bước chân từ làng Prek Ta Phor, chúng tôi nhìn thấy một ngôi đền rất lạ mắt có tên gọi Ashram Maha Rosei, cao chưa đầy 8m, không giống với bất kỳ kiến trúc đền đài nào khác trên đất nước chùa tháp mà chúng tôi từng gặp. Ngôi đền xây bằng đá sa thạch xanh, có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ thứ 7 ở thời kỳ Chân Lạp.


Tiếp tục đi lên đỉnh đồi, sau vài lối rẽ theo các nấc thang, trước mặt chúng tôi là ngôi đền Phnom Da. Theo tài liệu ghi lại, ngôi đền có bề ngang 12m và cao 18m, xây dựng từ thế kỷ thứ 6 dưới thời vua Rudravarman, thờ vị thần hủy diệt là Shiva, một vị thần cao cả trong Hindu giáo. Như vậy Phnom Da có trước cả cái nôi của đế chế Angkor là ngôi đền Sambo Preykuk ở tỉnh Kompong Thom.

Lối kiến trúc lạ của đền Ashram Maha Rosei - Ảnh: Nguyễn Đình

Điểm chung trong kiến trúc ở các đền đài thời kỳ tiền Angkor (thế kỷ 6, 7 và 8) là dùng hai chất liệu chính: đá ong làm nền móng và gạch nung để xây đền. Sang đến thời kỳ Angkor, hầu hết kiến trúc đền đài chỉ dùng hai chất liệu chủ yếu là đá ong và đá sa thạch.


Điểm độc đáo chúng tôi nhận ra ở Phnom Da là kiến trúc khác lạ: phần đế móng và kiến trúc tường bao được làm bằng chất liệu đá ong đỏ, phần tháp đền xây bằng gạch nung, các ngạch cửa, mi cửa sử dụng đá sa thạch, điêu khắc những tượng thần trong Hindu giáo cùng các hoa văn được trổ móc rất cầu kỳ, tinh xảo.

Thông thường, các đền đài khác trên đất nước chùa tháp đều có cửa quay về hướng đông, nhưng Phnom Da lại quay mặt về hướng bắc, ba cửa còn lại của đền (gọi là cửa dụ) được bịt kín. Theo quan niệm của Hindu giáo, các cửa dụ ấy chỉ dành cho thần linh, vì thần linh mới có phép thần để ra vào cửa dụ, còn người phàm sẽ đi vào cửa mở sẵn.

          




Những ngôi nhà nghèo nàn, đơn sơ của người làng Prek Ta Phor dưới chân Phnom Da - Ảnh: Nguyễn Đình

Phnom Da không phải là một điểm đến lý tưởng để du lịch nếu so với những cụm đền đài khác trong quần thể Angkor ở tỉnh Siem Riep, bởi quanh làng Prek Ta Phor chẳng có dịch vụ gì phục vụ du lịch. Ở đây hàng Việt Nam chiếm đa số, có cả nơi đổi tiền: 1 riel “ăn” 5 đồng tiền VN.


Khách du lịch khó tìm món ăn ngon nhưng nếu có bạn, vẫn có thể thưởng thức bữa ăn thịnh soạn với tôm càng, thịt bò, khô dê (mua từ biên giới Thái Lan) nướng. Bia ABC đen màu thuốc bắc, thơm mùi Coca có vẻ thịnh hành ở đây.

Tráng miệng miếng bánh bò thốt nốt vàng ruộm, ngọt thơm; miếng bánh bột gạo nước cốt dừa ngọt béo cảm nghe Angkor Borei - cố đô vua Cùi - như sống lại cùng những di vật trưng bày trong bảo tàng.




0 comments:

Post a Comment

Popular Posts