Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Monday, 29 April 2013







Từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên cho đến cuối thế kỷ thứ 16 sau Công nguyên, nền triết học Tây phương đã theo hai nhánh chủ đạo:

 Nhánh thứ nhất dành cho việc tìm hiểu thái độ con người với cuộc sống đến giữa thế kỷ l7, triết học từ bỏ nhánh thứ nhất chỉ còn dành cho sự tìm hiểu các hiện tượng siêu nhiên tức là khoa siêu hình học 

 Nhánh thứ hai là tìm hiểu thiên nhiên, đến giữa thế kỷ 17 thì dành cho khoa học.

Triết học là để giúp con người trở nên đứng đắn mực thước biết vươn tới hạnh phúc bằng một sự sống gương mẫu và giáo dục kẻ khác bằng sự minh triết mà mình đã có được.

Người Hy Lạp đi tìm sự minh triết do giá trị thực tiễn của nó.Kể từ Socrate, Platon và Aristote cho đến thế kỷ thứ V và thứ IV trước Công nguyên, lý thuyết giữ vai trò chủ động và được xem như chỗ dựa về sự biện minh của minh triết. Tri kiến và minh triết chỉ là một.

 Từ cuối thế kỷ 17 với quyển ''Đạo đức của Spinoza''. Và từ đây câu nói của Socrate ''ta phải sống như thế nào'' bị bỏ dở. 

Triết lý phải nhường chỗ cho khoa học mà khoa học thì cứ phát triển mà không cần đến đạo đức hay trí tuệ. 

Phật giáo đã chỉ ra rằng sự cố chấp, sự không khoan nhượng không bao giờ đưa đến cái tốt, cái đẹp trong chính trị cũng như trong đạo đức.

Sự tĩnh lặng minh triết trong  Phật giáo là một huyền thoại. Đó là một sự khám phá bất ngờ
 Lý thuyết  Phật giáo về cõi bên kia đã không được chứng minh và cũng không thể chứng minh được.

Phương Tây đã phát triển mạnh về khoa học nhưng không còn đạo đức và minh triết khả dĩ chấp nhận được. 

 Phương Đông đem lại cho chúng ta đạo đức và những chỉ dẫn để có một đời sống tốt, nhưng lại thiếu căn bản lý thuyết, trừ ra về mặt tâm lý học mà tâm lý học không phải là khoa học. 

 Sự minh triết không nằm trên một thực tế khoa học nào cũng như một thực tế khoa học cũng không đem lại sự minh triết. Tuy nhiên cả hai đều hiện hữu, tuy tách rời, nhưng cần thiết và bổ túc cho nhau.

Cái gì thật sự có ích cho con người? Khoa học, tâm linh, tiền bạc? quyền lực? thú vui? 

Để trả lời phải tự hỏi đâu là khát vọng sâu xa của con người và mục đích cuộc đời là gì? 

 khẳng định: Đó là việc đi tìm hạnh phúc. 

Hạnh phúc ở đây không phải là một cảm giác, mà là một sự sung mãn tràn đầy khi người ta tìm ra một ý nghĩa cho cuộc đời và người ta thích nghi được với bản chất sâu xa của con người mình, hiện thực hóa được cái tiềm lực có sẵn ở mỗi con người và hiểu ra được bản thể tối hậu của tâm mình

 Hạnh phúc dĩ nhiên là cần đến sự hiểu biết. Không có sự hiểu biết thì không làm sao chữa lành được nguyên nhân gây ra đau khổ là sự bất mãn triền miên luôn luôn dằn vặt chúng ta.
Sự bất mãn đó cũng nảy sinh từ chỗ chúng ta không chiến thắng được lòng căm giận, sự ghen ghét, sự luyến ái, tham lam, ngã mạn tất cả đều do sự dính mắc vào một cái "Tôi'' quá ư là hùng mạnh.

  Một yếu tố cần thiết khác cho hạnh phúc chỉ gồm ba từ : Lòng vị tha, tình yêu, và lòng nhân ái.

rênLàm sao chúng ta hạnh phúc cho được khi quanh ta có bao người đang xiết vì hạnh phúc của chúng ta cũng dính liền chặt chẽ với hạnh phúc của kẻ khác

Những tiện nghi đời sống, sức khỏe, tuổi thọ tất cả những thứ đó không đem lại cho ta một sự an lạc nội tâm. 

Chính cái tâm là nguồn cội của sự thỏa mãn và bất mãn, hạnh phúc và đau khổ, thành công và thất bại. 

 Chính cái tâm quyết định thái độ chúng ta với cuộc đời. 

Cái tâm chính là cửa sổ để chúng ta quan sát thế giới bên ngoài và bên trong chúng ta.

Khoa học chỉ tìm hiểu và giải thích thiên nhiên và sử dụng những khám phá của mình để cải thiện đời sống vật chất. Nhưng dù có sống bao lâu, cuộc sống sẽ tẻ nhạt nếu ta không tìm thấy một ý nghĩa cho cuộc đời.

Không nên chờ đợi  Phật giáo sẽ được hành trì Tây phương giống như sống trong tu viện hoặc sống ẩn cư

 Cũng không có vấn đề xây dựng nên một  Phật giáo mới với những cải cách phù hợp theo ước muốn của mỗi người.

Khi chúng ta đã quyết định đi theo con đường tâm linh, sau nhiều năm tháng hành trì, chúng ta tự xét xem đã vượt thoát được lòng tham, sự kiêu căng, ghen ghét và nhất là những tình cảm vô ngã và vô minh. Đó là một kết quả rất xứng đáng được xem là một khoa học với cái nghĩa hiểu biết, một sự hiểu biết đưa đến minh triết.

 Thật là một niềm vui được chia sẻ, được nói chuyện thỏa thích về những nguyên tắc đã chỉ đạo đời sống của h chúng ta . Tuy nhiên mọi cuộc đối thoại, dù sáng suốt đến mấy, cũng không thay thế được sự im lặng của kinh nghiệm cá nhân, rất cần thiết để hiểu rõ bản chất sự vật.

Kinh nghiệm mới chính là con đường và như Đức Phật thường nói: Mỗi người cần phải đi trên con đường để rồi một ngày nào đó người mang tin lại trở thành chính cái tin mà mình mang đi



0 comments:

Post a Comment

Popular Posts