Kích thước tối đa của hố đen có thể lớn tới gấp 50 tỷ lần Mặt trời.
Các hố đen ở tâm của các thiên hà có thể đạt tới kích cỡ gấp 50 tỷ lần khối lượng của Mặt trời trước khi mất các đĩa khí mà chúng tự duy trì theo một nghiên cứu của Đại học Leicester, Mỹ.
Minh họa hố đen siêu lớn gấp hàng tỷ lần khối lượng Mặt trời. Nguồn: NASA/JPL - Caltech. |
Khí này có thể bị mất năng lượng và hút vào trong, làm cho hố đen lớn lên. Nhưng các đĩa này được biết đến là không ổn định và dễ bị vỡ vụn thành các ngôi sao.
Giáo sư King đã tính toán một hố đen lớn cỡ nào có thể đạt được để cạnh phía ngoài của nó có thể tạo ra một đĩa từ sự hình thành, và kết quả là nó lớn gấp 50 tỷ lần khối lượng của Mặt trời.
Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu không có đĩa khí, hố đen sẽ ngừng phát triển, nghĩa là 50 tỷ lần khối lượng Mặt trời là một giới hạn trên. Cách duy nhất để nó có thể lơn hơn đó là một ngôi sao đột ngột lao thẳng vào nó hoặc nó sáp nhập với một hố đen khác.
Hố đen có thể được phát hiện gián tiếp như thông qua hiệu ứng "thấu kính hấp dẫn", do khối lượng quá lớn khiến nó bẻ cong ánh sáng bay qua nó.
(Theo ScienceDaily)
0 comments:
Post a Comment