, công trình của Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn là tiêu biểu nhất, dày trên 1000 trang, được xem là kinh điển (hơn cả Vũ Hạnh). Công trình này mình từng có bản đầu tiên. Năm 2010, lại được chính tác giả kí tặng ngay tại Hội thảo quốc tế “Quá trình hiện đại hóa văn học Nhật Bản và các nước khu vực văn hóa chữ Hán. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 3/2010.
Ông nhắc nhở không nên khen nhóm Xuân Thu nhã tập, nhóm Sáng tạo, Bùi Giáng... Bởi vì đó là thứ thơ điên điên khùng khùng, độc hại. Ông lật một trang (trang 574) nói về thơ miền Nam và đọc to lên cho nghe:
"Phải nói rằng đây không chỉ là thứ thơ ca "bí hiểm", "tắc tị" kiểu Xuân Thu nhã tập hay kiểu Sáng tạo nữa... mà còn là sự hỗn tạp, những thứ kiến thức rối rắm, lộn tùng phèo; những lối uy tư điên loạn, quái gở; những mớ tạp-pí-lù các thứ ngôn ngữ ô uế tới mức thô bỉ. Đó quả là một loại "thi phẩm hổ lốn" - như một nhà văn phương Tây đã nói."
Trong sách, Thơ Mới được lật lại như một dòng thơ suy đồi, tiếp theo là Nhân văn - Giai phẩm được xếp chung với "nọc độc văn hóa" dưới thời Mỹ - ngụy.
Đến mức một kiệt tác của Liên xô: Bác sĩ Zhivago của B. Pasternak, những tiểu luận, tác phẩm bất hủ của nhà văn người Áo Stephan Zweig... cũng bị liên lụy và liệt vào hàng sách cấm sau năm 1975.
Những Võ Phiến, Mai Thảo, Nguyên Sa, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Du Tử Lê... nếu không chạy ra nước ngoài thì cũng bị đưa đi cải tạo mút mùa Lệ Thủy vì đã để lại những thứ "nọc độc" kinh khủng này!
Các luận án tiến sĩ mới nhất có được vẫn viết theo lối viết "kinh điển" của các bậc tiền bối. Tức vẫn chưa thoát khỏi đường lối văn nghệ Diên An.
Phải thừa nhận Mao có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến trí tuệ Việt Nam!
0 comments:
Post a Comment