Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Tuesday, 8 December 2015


-Cây cổ thụ của văn học Nam Bộ 

Gia đình nhà văn Trang Thế Hy cho biết ông đã qua đời lúc 0h50 ngày 8/12 tại nhà riêng ở Bến Tre, hưởng thọ 91 tuổi.


Nhà văn Trang Thế Hy được coi là một trong những cây bút tạo nên nét riêng của dòng chảy văn học Nam bộ.


Nhà văn Trang Thế Hy tên thật là Võ Trọng Cảnh, sinh ngày 29/10/1924 tại Châu Thành, Bến Tre, là nhà văn Nam bộ nổi tiếng từ trong chiến tranh, từng tham gia cướp chính quyền trong Cách mạng tháng tám 1945 tại Bến Tre, hoạt động cách mạng suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sau 1975 ông sinh hoạt văn nghệ tại TP HCM, làm biên tập viên Văn tại báo Văn nghệ TP HCM.

Ông từng viết văn, viết báo tại Sài Gòn và miền nam với các bút danh: Phạm Võ, Văn Phụng Mỹ, Triều Phong, Vũ Ái, Văn Minh Phẩm. Tác phẩm chính của ông gồm tập truyện ngắn: Nắng đẹp miền quê ngoại(1964), Mưa ấm (1981), Người yêu và mùa thu (1981), Vết thương thứ 13 (1989), Tiếng khóc và tiếng hát (1993),…

Nhà văn Trang Thế Hy từng được Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu (1960-1965) với truyện ngắn Anh Thơm râu rồng; được tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 với tập truyện Tiếng khóc và tiếng hát.

Theo nhận định của giới nghiên cứu, Trang Thế Hy là một trong những cây viết đã góp phần tạo nên phong cách riêng của văn chương Nam bộ. 

Là một cây viết dồi dào bút lực, Trang Thế Hy để lại một di sản văn chương khá đồ sộ. Trong danh mục tác phẩm mà NXB Trẻ ký hợp đồng độc quyền với ông hồi tháng 7/2014, có 65 truyện ngắn, 2 tiểu thuyết, chưa kể thơ và cả tác phẩm dịch.

Gia đình cho biết lễ viếng bắt đầu lúc 9g hôm nay 8/12 và lễ động quan lúc 12h30 ngày 10/12. Linh cữu nhà văn được an táng tại đất nhà.

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts