Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Thursday, 17 December 2015

Theo Hoàng Thái Lĩnh


Không quần áo lòe loẹt, không dùng ampli, đàn điện và trống, vào cái thời mà các ban nhạc Việt bắt đầu rập khuôn theo nhạc nước ngoài thường được gọi là kích động nhạc. Với chỉ một cây hay hai cây ghi-ta thùng và giọng hát mộc mạc nhưng nói lên những suy tư của cả một thế hệ thanh niên sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, những ưu tư đối với vận mệnh của dân tộc, sứ mệnh của những người thanh niên yêu nước. Nguyễn Đức Quang và nhóm bạn thể hiện những suy nghĩ đó trong những bài hát mà sau này được gọi tên là Trầm Ca (trầm = suy nghĩ, trầm tưởng). Bài hát tiêu biểu cho thể loại này là bài “Nỗi buồn nhược tiểu”.

Trong những năm 1964-1965, khi phong trào công tác xã hội bùng lên ở miền Nam, nhóm bạn cùng với Nguyễn Đức Quang tham gia các hoạt động xã hội như: làm công tác xã hội, cứu trợ nạn nhân bão lụt, nạn nhân chiến tranh,... Những bài hát của anh bắt đầu được phổ biến trong các trại công tác xã hội, trong các đoàn thể thanh thiếu niên như Hướng Đạo, Gia Đình Phật Tử, Thanh Sinh Công, v.v... đặc biệt là trong Chương Trình Công Tác Hè năm 1965. Ngày 19-12-1965, nhóm bạn chọn cho mình cái tên “Ban Trầm Ca” và tổ chức buổi hát ra mắt tại Viện Đại Học Đà Lạt với sự tham gia của nhạc sĩ Phạm Duy với những bài “tâm ca” mới vừa sáng tác. 

Bước qua năm 1966, Ban Trầm Ca đã cùng với nhạc sĩ Pham Duy đi lưu diễn ở một số tỉnh thành ở miền Nam. Được sự hỗ trợ của một số huynh trưởng hoạt động thanh niên tại Sài-gòn, Nguyễn Đức Quang và Ban Trầm Ca đã tổ chức 8 khóa Thanh Ca Tác Động nhằm đào tạo nhân sự để phổ biến phong trào ca hát cộng đồng. 

Được sự hưởng ứng đông đảo và sự thôi thúc của các bạn thanh niên tham dự các khóa huấn luyện này, cuối năm 1966, Phong Trào Du Ca Việt Nam được chính thức thành lập như một tổ chức thanh niên tự nguyện với mục đích giáo dục thế hệ trẻ thông qua các hoạt động văn nghệ và sinh hoạt cộng đồng. Đinh Gia Lập – một hướng đạo sinh, cựu học sinh Trường Trần Hưng Đạo, cũng là một thành viên của Ban Trầm Ca mặc dù không tham gia trình diễn, đã trở thành Chủ Tịch đầu tiên của Phong Trào Du Ca. 

Năm 1967, Phong Trào Du Ca tổ chức Đại hội lần đầu tiên tại Sài Gòn. Dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ được bầu làm Chủ Tịch. Tổ chức thanh niên mới mẻ này đã phát triển rộng khắp các tỉnh thành ở miền Nam Việt Nam cho đến tận tháng 4 năm 1975.
* Trích lược từ bài viết “Người nhạc sĩ du ca đã ra đi mãi mãi...” của Mai Thái Lĩnh (tức Hoàng Thái Lĩnh).






Anh Thu Tran
18/12/2015 12:18:35

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts