Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Saturday, 5 October 2013

Cảm nhận, không phải phê bình văn học, khi đọc tiểu thuyết Đại gia của nhà văn Thiên Sơn.


Phạm Thành

Chân dung Phạm Thành
Chân dung Phạm Thành


Tiểu thuyết Đại gia: Đại già, Đại giả”.

Ấy là cảm nhận của tôi khi cố gắng đọc hết tập 1 và lướt nhanh qua tập 2 tiểu thuyết Đại gia của nhà văn Thiên Sơn.

Tôi nói phải cố gắng vì tạng óc đọc của tôi không có “ngăn” nào đồng điệu với cách viết tiểu thuyết trong Đại gia của Thiên Sơn.

Tôi đã lay lứt cả tuần mới đọc hết tập 1, vì cứ đọc được vàì chục trang thì không thể đọc tiếp nổi nữa, đành quẳng đi.

 Quảng đi rồi, lại  nghĩ “thiên hạ đang ì sèo, lại có lệnh cấm của Bộ Văn Thể Du, hẳn có điều gì đáng đọc?” nên đầu óc lại hiện lên quyết tâm “phải đọc cho kỳ hết”.

 Đọc hết, để xem căn cứ vào nội dung nào của tiểu thuyết mà Bộ Văn Thể Du lại ra lệnh cấm?.


Nhà văn Thiên Sơn
Nhà văn Thiên Sơn

Và, để cho quyết tâm đọc hết Đại gia được thực hiện, tôi đành để tập truyện “Chuyện đời vớ vẩn” của nhà văn Nguyễn Quang Lập và tiểu thuyết “Gia phả của đất” của nhà văn Hoàng Minh Tường bên cạnh làm mồi xúc tác, nuôi cảm hứng cho việc đọc. Tôi cứ đọc được vài chục trang của Đai gia thấy chán dâng lên “tận cổ” thì quẳng nó ra rồi vội đọc một vài trang trong “Chuyện đời vớ vấn” hay “Gia phả của đất” thì cảm hứng đọc mới khôi phục lại được.

Cứ như thế, lay lứt hết cả một tuần mới đọc hết tập 1 và lượt qua tập 2 của “Đại gia”.

Tại sao chán?

Trước hết là lối hành văn của Đại gia.

Hơn 1000 trang, trang nào cũng như trang nào, nội dung của nó như một chồng dầy của những bản tham luận về phát triển kinh tế đất nước, về phát triển doanh nghiệp, về quản lý gái mãi dâm hám tiền… được Thiên sơn “ôm vào lòng” rồi dựa vào đó phiên ra các chủ đề, rồi đặt từng chủ đề vào miệng từng nhân vật mang một cái tên nào đó, như là Lê Đức, Lê Vượng, Tấn Đạt, Hoàng Độ, Bà Ngần, Vân Chi hay Quỳnh… Biến những cái tên này hoàn toàn thành cái máy nói của Thiên Sơn.

Bởi vậy, đọc hết tập 1, lướt nhanh qua tập 2, tôi không hề nhặt được bất kỳ một từ nào, đoạn văn nào nào khác ngoài ngôn ngữ hội thảo, trong khi “Chuyện đời vớ vẩn” hay “Gia phả của đất” ngôn ngữ cuộc đời có nhan nhãn.

Tôi cũng không hề nhận ra mặt mũi riêng của từng Đại gia ông, Đại gia bà nào trong suốt hơn 1000 trang sách.

Lời ăn, tiếng nói, tư duy của các nhân vật na ná như nhau. Có thể cắt toàn bộ “lời ăn tiếng nói” của Đại gia đàn ông này hay Đại gia đàn bà này rồi nối vào “lời ăn, tiếng nói” của Đại gia đàn ông kia, Đại gia đàn bà kia cũng không có gì kệnh, không ai có thể phát hiện ra là đã “lấy râu ông nọ cắm vào cằm ông kia”, hoặc lấy váy của Đại gia đàn bà này mặc cho Đại gia đàn bà kia.

Đặc biệt, tôi cũng không hề có được sự hồi hộp, buồn vui, tức giận hay cao hơn là căm hờn với bất kỳ một vụ việc hay một nhân vật nào trong tiểu thuyết Đại gia về hanh động “ cướp của giết người” của họ. Nó kém xa cảm xúc khi ta đọc các bài tường thuật phản ánh về vụ cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên hay vụ nổ súng chống lại lực lượng cưỡng chế của anh em nhà Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng đăng trên các bolog lề dân, đặc biệt là blog Cuvinh hay những phóng sự một thời về Thuyết buôn vua.

Có thể nói, lối hành văn và ngôn ngữ trong tiểu thuyết Đại gia mang nặng tính báo cáo đề tài trong một hội thảo lề đảng.

Không có một từ ngữ nào mang sắc thái Thiên Sơn.

Các bối cảnh xảy ra sự kiện cũng chỉ quanh đi quẩn lại Khách sạn, ô tô, phòng Vip. Khách sạn thì sang trọng, (nhưng không thấy miêu tả nó có những gì mà sang trọng), ô tô thì bóng loáng đắt tiền, rồi người thì mở cửa, đóng cửa, lên xe, xuống xe và xe thường xuyên “lao vút đi”,

Còn bọn đàn bà thì da em nào cũng trắng ngần, thịt mát rượi, thích làm tình để kiếm tiền.

Có thể khái quát như thế này:

Suy cho cùng chủ đề của tiểu thuyết Đai gia là phản ảnh tình cảnh cướp của giết người làm giầu bất chính của các Đại gia ở Việt Nam. Thế mà chả đọc được một cảnh cướp của tàn bạo, giết người dã man, rùng rợn; cũng chẳng nghe được tiếng rên xiết của người dân nào bị cướp đoạt.

Ngay cả đoạn văn được trích ở bìa 4 của sách tôi cũng thấy nó giả giả thế nào ấy:

“ Chưa bao giờ ông thấy cuộc đơi lại chặt hẹp, cưc khổ như đẫ mang lấy danh vị. Cũng có lúc ông cảm thấy chán cảnh giầu sang, chán cảnh chức cao quyền trọng, chán cảnh bị đưa trước đón sau. Chán…Chán…chán ngấy đến tận cổ cái thân phận có vẻ như cao quý của mình. Nhưng lạ lùng sao, ông không bao giờ có can đảm từ bỏ nó”.

Lạy cụ Vua Hùng, cụ hãy ngồi lại trên ngai, triệu tập đám quan lại đương đại, vạch mặt chỉ tên xem có tên quan nào lại có ý nghĩ như tay Đại gia này của Thiên Sơn không?. Tôi tin là cụ có “mỏi mòm con mắt” cũng không thể tìm ra.

Cứ ba mươi trang trong tiểu thuyết lại có hai pha làm tình. Nhưng chỉ duy nhất có một vụ làm tình thật với vài câu miêu tả sơ lược như thế này:

“Sự hưng phấn như những đợt sóng cuộn lên, ông bắt đầu đi vào cô gái. Người con gái oặn mình, rên rỉ và ông càng lúc càng tiến vào cô với tốc độ cao hơn. Khi sự điên cuồng đã lên tột đỉnh, khi khoái cảm đã làm con người bất chấp tất cả, người con gái bắt đầu đưa tay lên giật phắt mảnh băng đen trên mắt.”

Khó chịu nhất, trước khi làm tình, các Đại gia bà lại cũng hội thoại với Đại gia ông giống như hội thoại ở diễn đàn hội thảo.

Phần kết của tiểu thuyết đưa ra cậu chuyện đứa con của Đại gia Tấn Đạt trong bụng cô Quỳnh, “phát triển bình thường nhưng lại không có tim”, cứ như kẻ có nhiều tiền, có địa vị cao trong xã hội đều phải có con “phát triển bình thương” nhưng “không có tim” như vậy?

Tôi tự ngẫm, trong tiểu thuyết Đại gia, cái gì cũng còn còn giả. Các nhân vật chỉ là thứ ro bot nói tiếng Việt, vô hồn, vô tính cách.

Bộ Văn Thế Du cấm nó vì “vấn đề nhạy cảm”. Vậy, nhạy cảm trong tiểu thuyết Đại gia là gì? Về Chính trị ư? Có những chưa đến độ. Những chữ được cho là nhạy cảm về chính trị, còn cực kỳ xa những bài viết của nhà văn Phạm Đình Trọng, Trần Mạnh Hảo hay các nhà chính trị như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận hay các nhà kinh tế xã hội như Nguyễn Quang A, Lê Đăng Doanh, thậm chí là ở bà Phạm Chi Lan để mà phải cấm.

Về ám chỉ ư? Ám chỉ ai, còn mù mờ như tìm đường trong rừng rậm nguyên sinh.

Còn về văn hóa thì tiểu thuyết sạch như không có gì sạch hơn: không có bất kỳ một từ tục tỉu nào, các nhân vật được sinh ra, lớn lên và hoạt động trong một phòng thí nghiệm khoa học.

Tóm lại,

Không tục tằn;

không có bất kỳ tiếng nói căm hờn, uất hận nào phạm quy chính trị;

các cuộc làm tình cũng chỉ toàn là làm tình giả;

vậy lấy gì bảo Đại gia chống đối chế độ hay tuyên truyền lối sống trụy lạc để mà cấm?

Có lẽ vì vậy mà lệnh cấm chỉ nêu lý nhảo nhoẹt, vô lối thế này: “ Cuốn sách viết về đề tài nhạy cảm, cường điệu, có những nhận định chủ quan, không có lợi cho người đọc”
 3

Vậy thì, vì cái nỗi gì mà cấm? Phải chăng, cấm là “động tác giả”, là sự liên kết giữa hai nhà ( Nhà – Công ty xuất bản sách với nhà – Cơ quan quản lý nhà nước) để PR cho sách, bán chạy sạch, kiếm được bộn tiền? Tôi tin, cấm, hẳn là ở lý do này.

Tiểu thuyết đã giả, đến việc cấm cũng giả, thế thì gọi chung tiểu thuyết Đại gia là Đại già, Đại giả, chả đúng sao?

BĐX


8 phản hồi tới “Tiểu thuyết Đại gia: Đại già, Đại giả”.”

  1. Thăng Du nói: Có lẽ cuốn “Thời của thánh thần” cũng đã được PR kiểu giả như cuốn Đại gia này, nên hồi ấy tôi cũng cố đọc hết, đọc lay lắt cả mấy tuần lễ mới xong. Và, cảm nhận đó là một cuốn tiểu thuyết với rặt một giọng văn “nồn” vòng vo đưa chuyện này, chuyện kia bằng thứ văn phong rẻ tiền, cùng lối cấu trúc tiểu thuyết cẩu thả quá giản đơn để rồi cuối cùng lòi ra cái tham vọng ” rửa mặt, thanh minh” cho đảng ta. Chao ôi! thì ra cái đám bút nô, ở đất nước này có nhiều chiêu kiếm ăn lắm. Với tôi ” Thời của thánh thần” được coi là loại tiểu thuyết hạng bét ở mọi khía cạnh, mọi góc độ, mọi góc nhìn thuộc phạm trù văn học nghệ thuật. Còn quyển Đại gia này, tôi cũng được một ông bạn gửi tặng còn để đó chưa kịp đọc, nay đọc bài của Bà Đầm Xòe, thì chắc là chẳng bao giờ đụng đến nữa. Thành tựu của cái nền văn học định hướng XHCN là tạo ra những của giả chỉ đáng chùi đít thôi.
  2. nhật nguyệt nói: Quí trọng bác Phạm Thành ở những cảm nhận mạnh mẽ, thẳng thắn mà rất tinh tế, hơi thở cuộc sống ở đâu ? các nhà văn nên lắng nghe,.
  3. Thứ Bảy, 05-10-2013 – Hơn nửa số người được hỏi không biết Việt Nam đang sửa Hiến pháp | Dahanhkhach's Blog nói: […] - Tiểu thuyết Đại gia: Đại già, Đại giả” (Bà Đầm Xòe). […]
  4. NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ BẢY 5-10-2013 | Ngoclinhvugia's Blog nói: […] thông quốc tế nghiêng mình trước cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp (DT). - Tiểu thuyết Đại gia: Đại già, Đại giả” (Bà Đầm Xòe). - HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 119): Từ nay dân ta sướng rồi nha […]
  5. Tiểu thuyết Đại gia: Đại già, Đại giả”. – Bà Đầm Xòe | Vô Ngã nói: […] luận phê bình. Bạn có thể theo dõi phản hồi của bài này với dòng phản hồi RSS 2.0. Bạn có thể gửi phản hồi, hoặc trackback từ trang web của […]
  6. TRIỆU LƯƠNG DÂN nói: TOÀN LÀ tin đồn nhảm trên báo DÂN TRÍ (ôi dân trí dân trá của bọn VỊT CỘNG ) Việt Nam
    http://dantri.com.vn/the-gioi/van-phong-tong-thong-obama-bi-cat-dien-thoai-vi-thieu-tien-785726.htm
    Thà tin gái điếm còn hơn LÀNG BÁO LÁ CẢI xứ VỆ hèn chi NGU DÂN dân ngu CHI LỌA !!!!!!!!!
  7. Nick nói: Tôi cũng bị lừa khi mua quyển sách Đại gia của Thiên Sơn. Đọc xong thấy nhàm quá. Nghĩ mình ngu quá
    Thật là phục Thiên Sơn rặn ra được đến 1000 trang

    • Đầu Đất nói: Tôi thì lại mong Thiên Sơn đừng tặng tôi sách. Vì đã tặng thì dứt khoát tôi phải đọc. Mà đã đọc thì dứt khoát tôi sẽ chê. Và đã chê thì dứt khoát tôi sẽ viết bài gửi Bà Đầm Xòe. BĐX nhận bài dứt khoát sẽ đăng. Mà đã đăng thì dứt khoát cả nhà đều biết tôi thông minh đến mức nào. Lại thành ra đọ trí với nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức?

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts