Sự kiện quan trọng nhất đối với người Việt Nam trong những ngày qua chính là tang lễ của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Vừa qua lần sinh nhật thứ 103, ông là người sống vắt ngang hai thế kỷ, một tuổi thọ hiếm thấy với danh tiếng lan rộng trên khắp thế giới. Tên tuổi của ông được báo chí quốc tế đặt ở vị trí trang trọng không kém những sự kiện nổi bật đang diễn ra. Điều đó khẳng định vị thế của ông với tư cách một vĩ nhân, không phải chỉ của người Việt Nam, mà là còn của lịch sử nhân loại.
Trong những ngày này nhiều tranh luận dấy lên về công nghiệp của ông. Nhiều lời ca ngợi ông như một vị tướng kiệt xuất. Một sự thật lịch sử. Nhiều ý kiến khác muốn làm lu mờ ông khi nhắc đến cái chết của hàng triệu người lính trong suốt 30 năm chiến tranh. Nhưng dù muốn dù không, không ai có thể phủ nhận thực tiễn ông đã chỉ huy một đội quân trang bị thiếu thốn hàng nghìn lần so với những quân trộng hùng mạnh mà ông và những người lính của mình đã đánh bại. Một so sánh nực cười khi nói đến tổn thất nhân mạng mà không nhìn vào thực tế chênh lệch về trang bị và khí tài của hai bên tham chiến. Anh Lãng sẽ không tốn thời gian để bàn luận nhiều về một sự thật có tính hiển nhiên này.
Hãy nhìn ảnh hưởng của Tướng Giáp, từ những góc nhìn không có gì liên quan đến ông, những số phận tưởng chừng ông chẳng bao giờ có ảnh hưởng. Chiều ngày 9/10 khi ngồi tại nhà hàng gần Vivo city, Singapore, ang Lãng nghe bàn bên có một thằng Mã lai, một thằng Angiery và hai thằng gốc Hoa tán phét với nhau, rất ngạc nhiên là câu chuyện cũng bàn về tướng Giáp. Và theo một thằng Hoa thì ông Giáp chọn đặt mộ tại vùng biển miền Trung là có thâm ý sâu xa về phong thuỷ, thậm chí có liên quan đến vấn đề chủ quyền trong vùng biển Đông. Nghe loáng thoáng vì bọn này nói tiếng Anh khó nghe, hơn nữa kỹ năng ngoại ngữ của anh cũng tồi nốt, nhưng rõ ràng, cụ Giáp có một ảnh hưởng lớn không phải chỉ riêng đối với người Việt.
Nhân nhắc đến câu chuyện về nơi an táng cụ Giáp, anh lại nhớ đến di chúc của ông Hồ, theo đó ông mong ước tro cốt mình được chia làm ba phần, chọn an táng ở ba ngọn đồi đẹp ba miền Bắc, Trung, Nam. Một di chúc đầy ẩn ý về tâm linh và đoàn kết dân tộc. Di chúc ấy chưa bao giờ được thực hiện và phần thân xác của ông, một vĩ nhân kiệt xuất, vẫn ngày ngày được tẩm ướp hoá chất để nằm lặng lẽ với thời gian trên quảng trường Ba Đình. Nếu chúng ta hiểu cái chết là sự khởi đầu cho sự tái sinh, thì đây là một cực hình đày đoạ khiến ông không siêu thoát, cũng đồng nghĩa với việc người dân Việt Nam mất đi cơ hội tái sinh cho một vĩ nhân kiệt xuất. Dù sao đây là một vấn đề thuộc phạm trù tâm linh. Cá nhân anh Lãng luôn mong muốn, một ngày nào đó di chúc của ông Hồ sẽ được thực thi, và Lăng Hồ Chí Minh thay vì bảo quản một thi hài bị rút nội tạng được tẩm hoá chất nằm đày đoạ với thời gian, sẽ là một tượng vàng thật lớn để bày tỏ lòng trân trọng của hậu thế, nhưng để ông Hồ có cơ hội tái sinh. Biết đâu, lịch sử nhờ đó sẽ khác?
Một may mắn lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, di chúc của ông được tôn trọng, và chính quyền hiện nay chấp thuận theo mong muốn của ông, đưa di hài của Đại tướng về an táng tại Quảng Bình, thay vì việc nhét ông vào Mai Dịch, nơi an táng dành riêng cho những viên chức cấp cao. Một nơi vốn từ lâu người Việt chẳng mấy đoái hoài và đi qua cũng chẳng bao giờ thèm liếc mắt. Chắc chắn Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ chẳng thể vui nếu ông nằm cạnh Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đoàn Khuê ... Và cũng chẳng người Việt Nam yêu mến Đại tướng muốn vị anh hùng dân tộc cuối cùng trong thời đại của ông phải nằm cạnh những người họ chẳng hề kính trọng. Từ những thông tin trên mạng, một vùng núi giáp biển tuyệt đẹp, nhìn ra biển Đông, được gọi là Vũng Chùa sẽ là nơi an giấc ngàn thu của Đại tướng. Chắc chắn rằng Võ Đại tướng, một người có hiểu biết uyên thâm, sống lặng lẽ suốt 30 năm sau hào quang chiến thắng, mọi quyền bính bị tước bỏ nhưng vẫn giữ cái đạo làm người của người quân tử, có thâm ý riêng của mình khi chọn mảnh đất này. Ông sống lặng lẽ nhưng chưa bao giờ thôi quan tâm đến tình hình đất nước. Những năm cuối đời, ông gửi nhiều bức thư góp ý về nhiều chính sách lớn cho quốc gia. Chính phủ chưa bao giờ nghe ông, nhưng nhân dân và lịch sử ghi nhận tất cả. Cuộc đời của đại tướng Võ Nguyên Giáp là một minh chứng sống cho luật nhân quả. Đám tang của ông trở thành một sự kiện tầm vóc quốc tế với sự kính trọng của hàng triệu người Việt. Chắc chắn là hầu hết quan chức Việt Nam hiện nay, cũng như mọi đối thủ chính trị từng cố muốn xoá tên ông, không thể ngờ được rằng ảnh hưởng của ông đối với lịch sử và người dân lớn đến mức ấy. Trong hàng triệu người tiễn đưa Võ Đại tướng, có những người lính già vẫn sống trong ký ức và cái bóng của thời gian, nhưng cũng có vô số những người trẻ tuổi sinh ra sau chiến tranh, lớn lên trong bối cảnh tên Đại tướng bị cố ý xoá mờ trong rất nhiều sự kiện, và gồm cả những kẻ thủ đoạn, lạnh lùng như anh Lãng. Đây chính là một phần di sản của Đại tướng Võ nguyên Giáp đối với lịch sử và hậu thế. Một di sản sâu sắc về quy luật nhân quả đối với những nhân vật đi qua thời gian và ghi dấu ấn của mình vào lịch sử.
Muốn đánh giá về di sản của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, cần cắt nghĩa tại sao hàng triệu người Việt Nam lại tự nguyện tiễn đưa ông, điều chắc chắn họ đã và sẽ không làm trong đám tang nhiều ông tai to khác chết trước và sau ông về sau này. Theo anh, Có hai di sản chính mà Đại tướng để lại cho hậu thế. Thế giới biết đến ông với vai trò của một danh tướng. Qua những thông tin lan rộng trên báo chí quốc tế, có thể thấy rằng ông là một danh tướng kiệt xuất trong lịch sử. Võ công của ông không chỉ đem lại độc lập cho dân tộc Việt Nam, mà còn cho nhiều dân tộc khác nữa từ Á sang Phi và Mỹ Latinh. Người Việt khóc thương ông trong niềm kính trọng, cũng giống như họ đã kính trọng, biết ơn và sau đó là thần thánh hoá các danh tướng trong lịch sử vệ quốc, giống như danh tướng Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt và nhiều vị tiền nhân dựng nước khác. Nhưng còn có một lý do khác, người Việt khóc tiễn đưa ông, vì với họ, ông là phần lương tri cuối cùng còn sót lại trong thế hệ của mình. Sự ra đi của ông, đối lập với sự tồn tại và vinh thân phì gia của một hệ thống toàn trị vô đạo đức đang bóp cổ dân đen, càng khiến người Việt thấy nuối tiếc. Khóc cho ông, cũng đồng thời khóc cho sự cơ cực của người Việt trong bối cảnh đạo đức ngả nghiêng trong xã hội hiện nay. Cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sẽ khiến hầu hết người Việt có tri thức và hiểu biết phải bật ra câu hỏi: Họ và con cháu họ sẽ phải tiếp tục sống trong một xã hội mà sự thối nát và bất công lan rộng này đến bao giờ. Theo anh Lãng, đây là một di sản lớn mà sự ra đi của Đại tướng để lại cho tương lai của dân tộc Việt Nam, dù ảnh hưởng của nó đến mức nào sẽ vẫn là một câu hỏi ngỏ.
Trong đám quan chức đông nghẹt đứng trong tang lễ của ông, chắc chắn không ít sẽ phải giật mình khi nghiệm chứng về luật nhân quả. Có bao nhiêu trong số họ sẽ được dù chỉ một phần triệu số người thương tiếc Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tiễn đưa, hay sẽ có vô số người muốn đái lên mồ họ? Sự thức tỉnh về lương tri và sự lo sợ cho cái giá phải trả theo luật nhân quả chắc chắn sẽ là một ám ảnh với không ít trong đám người này.
Một nhân vật lịch sử lớn ra đi bao giờ cũng để lại sau lưng mình nhiều di sản. Một số do họ tự tay tạo nên khi còn sống, nhưng riêng với Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, di sản của ông chắc chắn sẽ còn là cả ảnh hưởng xã hội mà sự ra đi của ông đã xới lên mà rồi đây sẽ phản ánh vào những biến thiên của lịch sử. Đối với người Việt Nam, ông không chỉ để lại nỗi tiếc thương, mà còn cả những câu hỏi về đạo đức và lương tri, về một cuộc sống tốt đẹp đáng ra người Việt Nam cần phải có. Đây có lẽ mới là phần chính trong di sản của Đại Tướng mà hiện tại vẫn chưa thể định lượng bằng các thang đo.
Anh Lãng về kịp viếng tang cụ Giáp trong ngày 10 tại nhà riêng 30 Hoàng Diệu. Anh không xếp hàng mà vào bằng thủ đoạn sau khi đi thẳng từ sân bay (anh xin lỗi hàng vạn đồng bào đứng xếp hàng mà nhiều trong số họ rồi sẽ không được vào vì hết giờ và xin nhận lỗi vì sự thủ đoạn không bao giờ cai được của anh). Trong dòng người đứng lặng lẽ hai bên đường sáng nay cũng có anh, đây là lần duy nhất trong nhiều năm, anh sống với tình cảm thật lòng vì một người không cùng huyết thống.@ bài của thằng Lãng đầu bò, em anh.
Trong những ngày này nhiều tranh luận dấy lên về công nghiệp của ông. Nhiều lời ca ngợi ông như một vị tướng kiệt xuất. Một sự thật lịch sử. Nhiều ý kiến khác muốn làm lu mờ ông khi nhắc đến cái chết của hàng triệu người lính trong suốt 30 năm chiến tranh. Nhưng dù muốn dù không, không ai có thể phủ nhận thực tiễn ông đã chỉ huy một đội quân trang bị thiếu thốn hàng nghìn lần so với những quân trộng hùng mạnh mà ông và những người lính của mình đã đánh bại. Một so sánh nực cười khi nói đến tổn thất nhân mạng mà không nhìn vào thực tế chênh lệch về trang bị và khí tài của hai bên tham chiến. Anh Lãng sẽ không tốn thời gian để bàn luận nhiều về một sự thật có tính hiển nhiên này.
Hãy nhìn ảnh hưởng của Tướng Giáp, từ những góc nhìn không có gì liên quan đến ông, những số phận tưởng chừng ông chẳng bao giờ có ảnh hưởng. Chiều ngày 9/10 khi ngồi tại nhà hàng gần Vivo city, Singapore, ang Lãng nghe bàn bên có một thằng Mã lai, một thằng Angiery và hai thằng gốc Hoa tán phét với nhau, rất ngạc nhiên là câu chuyện cũng bàn về tướng Giáp. Và theo một thằng Hoa thì ông Giáp chọn đặt mộ tại vùng biển miền Trung là có thâm ý sâu xa về phong thuỷ, thậm chí có liên quan đến vấn đề chủ quyền trong vùng biển Đông. Nghe loáng thoáng vì bọn này nói tiếng Anh khó nghe, hơn nữa kỹ năng ngoại ngữ của anh cũng tồi nốt, nhưng rõ ràng, cụ Giáp có một ảnh hưởng lớn không phải chỉ riêng đối với người Việt.
Nhân nhắc đến câu chuyện về nơi an táng cụ Giáp, anh lại nhớ đến di chúc của ông Hồ, theo đó ông mong ước tro cốt mình được chia làm ba phần, chọn an táng ở ba ngọn đồi đẹp ba miền Bắc, Trung, Nam. Một di chúc đầy ẩn ý về tâm linh và đoàn kết dân tộc. Di chúc ấy chưa bao giờ được thực hiện và phần thân xác của ông, một vĩ nhân kiệt xuất, vẫn ngày ngày được tẩm ướp hoá chất để nằm lặng lẽ với thời gian trên quảng trường Ba Đình. Nếu chúng ta hiểu cái chết là sự khởi đầu cho sự tái sinh, thì đây là một cực hình đày đoạ khiến ông không siêu thoát, cũng đồng nghĩa với việc người dân Việt Nam mất đi cơ hội tái sinh cho một vĩ nhân kiệt xuất. Dù sao đây là một vấn đề thuộc phạm trù tâm linh. Cá nhân anh Lãng luôn mong muốn, một ngày nào đó di chúc của ông Hồ sẽ được thực thi, và Lăng Hồ Chí Minh thay vì bảo quản một thi hài bị rút nội tạng được tẩm hoá chất nằm đày đoạ với thời gian, sẽ là một tượng vàng thật lớn để bày tỏ lòng trân trọng của hậu thế, nhưng để ông Hồ có cơ hội tái sinh. Biết đâu, lịch sử nhờ đó sẽ khác?
Một may mắn lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, di chúc của ông được tôn trọng, và chính quyền hiện nay chấp thuận theo mong muốn của ông, đưa di hài của Đại tướng về an táng tại Quảng Bình, thay vì việc nhét ông vào Mai Dịch, nơi an táng dành riêng cho những viên chức cấp cao. Một nơi vốn từ lâu người Việt chẳng mấy đoái hoài và đi qua cũng chẳng bao giờ thèm liếc mắt. Chắc chắn Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ chẳng thể vui nếu ông nằm cạnh Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đoàn Khuê ... Và cũng chẳng người Việt Nam yêu mến Đại tướng muốn vị anh hùng dân tộc cuối cùng trong thời đại của ông phải nằm cạnh những người họ chẳng hề kính trọng. Từ những thông tin trên mạng, một vùng núi giáp biển tuyệt đẹp, nhìn ra biển Đông, được gọi là Vũng Chùa sẽ là nơi an giấc ngàn thu của Đại tướng. Chắc chắn rằng Võ Đại tướng, một người có hiểu biết uyên thâm, sống lặng lẽ suốt 30 năm sau hào quang chiến thắng, mọi quyền bính bị tước bỏ nhưng vẫn giữ cái đạo làm người của người quân tử, có thâm ý riêng của mình khi chọn mảnh đất này. Ông sống lặng lẽ nhưng chưa bao giờ thôi quan tâm đến tình hình đất nước. Những năm cuối đời, ông gửi nhiều bức thư góp ý về nhiều chính sách lớn cho quốc gia. Chính phủ chưa bao giờ nghe ông, nhưng nhân dân và lịch sử ghi nhận tất cả. Cuộc đời của đại tướng Võ Nguyên Giáp là một minh chứng sống cho luật nhân quả. Đám tang của ông trở thành một sự kiện tầm vóc quốc tế với sự kính trọng của hàng triệu người Việt. Chắc chắn là hầu hết quan chức Việt Nam hiện nay, cũng như mọi đối thủ chính trị từng cố muốn xoá tên ông, không thể ngờ được rằng ảnh hưởng của ông đối với lịch sử và người dân lớn đến mức ấy. Trong hàng triệu người tiễn đưa Võ Đại tướng, có những người lính già vẫn sống trong ký ức và cái bóng của thời gian, nhưng cũng có vô số những người trẻ tuổi sinh ra sau chiến tranh, lớn lên trong bối cảnh tên Đại tướng bị cố ý xoá mờ trong rất nhiều sự kiện, và gồm cả những kẻ thủ đoạn, lạnh lùng như anh Lãng. Đây chính là một phần di sản của Đại tướng Võ nguyên Giáp đối với lịch sử và hậu thế. Một di sản sâu sắc về quy luật nhân quả đối với những nhân vật đi qua thời gian và ghi dấu ấn của mình vào lịch sử.
Muốn đánh giá về di sản của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, cần cắt nghĩa tại sao hàng triệu người Việt Nam lại tự nguyện tiễn đưa ông, điều chắc chắn họ đã và sẽ không làm trong đám tang nhiều ông tai to khác chết trước và sau ông về sau này. Theo anh, Có hai di sản chính mà Đại tướng để lại cho hậu thế. Thế giới biết đến ông với vai trò của một danh tướng. Qua những thông tin lan rộng trên báo chí quốc tế, có thể thấy rằng ông là một danh tướng kiệt xuất trong lịch sử. Võ công của ông không chỉ đem lại độc lập cho dân tộc Việt Nam, mà còn cho nhiều dân tộc khác nữa từ Á sang Phi và Mỹ Latinh. Người Việt khóc thương ông trong niềm kính trọng, cũng giống như họ đã kính trọng, biết ơn và sau đó là thần thánh hoá các danh tướng trong lịch sử vệ quốc, giống như danh tướng Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt và nhiều vị tiền nhân dựng nước khác. Nhưng còn có một lý do khác, người Việt khóc tiễn đưa ông, vì với họ, ông là phần lương tri cuối cùng còn sót lại trong thế hệ của mình. Sự ra đi của ông, đối lập với sự tồn tại và vinh thân phì gia của một hệ thống toàn trị vô đạo đức đang bóp cổ dân đen, càng khiến người Việt thấy nuối tiếc. Khóc cho ông, cũng đồng thời khóc cho sự cơ cực của người Việt trong bối cảnh đạo đức ngả nghiêng trong xã hội hiện nay. Cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sẽ khiến hầu hết người Việt có tri thức và hiểu biết phải bật ra câu hỏi: Họ và con cháu họ sẽ phải tiếp tục sống trong một xã hội mà sự thối nát và bất công lan rộng này đến bao giờ. Theo anh Lãng, đây là một di sản lớn mà sự ra đi của Đại tướng để lại cho tương lai của dân tộc Việt Nam, dù ảnh hưởng của nó đến mức nào sẽ vẫn là một câu hỏi ngỏ.
Trong đám quan chức đông nghẹt đứng trong tang lễ của ông, chắc chắn không ít sẽ phải giật mình khi nghiệm chứng về luật nhân quả. Có bao nhiêu trong số họ sẽ được dù chỉ một phần triệu số người thương tiếc Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tiễn đưa, hay sẽ có vô số người muốn đái lên mồ họ? Sự thức tỉnh về lương tri và sự lo sợ cho cái giá phải trả theo luật nhân quả chắc chắn sẽ là một ám ảnh với không ít trong đám người này.
Một nhân vật lịch sử lớn ra đi bao giờ cũng để lại sau lưng mình nhiều di sản. Một số do họ tự tay tạo nên khi còn sống, nhưng riêng với Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, di sản của ông chắc chắn sẽ còn là cả ảnh hưởng xã hội mà sự ra đi của ông đã xới lên mà rồi đây sẽ phản ánh vào những biến thiên của lịch sử. Đối với người Việt Nam, ông không chỉ để lại nỗi tiếc thương, mà còn cả những câu hỏi về đạo đức và lương tri, về một cuộc sống tốt đẹp đáng ra người Việt Nam cần phải có. Đây có lẽ mới là phần chính trong di sản của Đại Tướng mà hiện tại vẫn chưa thể định lượng bằng các thang đo.
Anh Lãng về kịp viếng tang cụ Giáp trong ngày 10 tại nhà riêng 30 Hoàng Diệu. Anh không xếp hàng mà vào bằng thủ đoạn sau khi đi thẳng từ sân bay (anh xin lỗi hàng vạn đồng bào đứng xếp hàng mà nhiều trong số họ rồi sẽ không được vào vì hết giờ và xin nhận lỗi vì sự thủ đoạn không bao giờ cai được của anh). Trong dòng người đứng lặng lẽ hai bên đường sáng nay cũng có anh, đây là lần duy nhất trong nhiều năm, anh sống với tình cảm thật lòng vì một người không cùng huyết thống.@ bài của thằng Lãng đầu bò, em anh.
0 comments:
Post a Comment