Đại ca Aristotle là một tay tổ. Có lần đại ca bảo: cái đếch gì sinh ra ở cõi trần thì đều sinh ra vì mục đích nào đó. Ví dụ con người sinh ra (dưới cõi trần này) là để sống hạnh phúc. Mở ngoặc: cõi trần cũng là khái niệm mà Aristotle là người đầu tiên đặt ra.
Dưới đây là câu chuyện triết học ở cõi trần có tên Vina.
Cái triết lý nói trên của Aristotle được ứng dụng khắp nơi, ví như: cái gì xảy ra thì cũng phải có nguyên do.
Kiểu như anh Nhân đi học ở bển về, lên đến phó thủ, thì nguyên do của việc này là có rất nhiều gà ở Bắc Giang cần gắn chip mà chưa có ai đề xuất, nên cần có anh Nhân. Anh Nhân cần đi học cũng như gà đi bộ cần gắn chip vậy. Aristotle hẳn rất hài lòng.
Xã hội nào cũng có sự chia rẽ, bởi loài người sinh ra là để sống cô độc, càng văn minh thì con người lại càng suy thoái đạo đức (bộ phận không nhỏ), họ căm ghét nhau, xung đột quyền lợi, và tất nhiên là chia phe ném đá nhau. Cái này là do thiên tài Khai sáng Jean Jacques Rousseau viết ra.
Sau hơn mười lăm năm đổi mới, xã hội Vina đột nhiên văn minh lên một tý, thay vì chia rẽ nhau vì lẽ sống (sống sao cho phải), chia rẽ nhau vì chính trị (con người là sinh vật chính trị – lại một câu nữa của Aristotle) thì xã hội lại chia rẽ nhau vì một con Chip. Tất nhiên Gà thì cần phải gắn chip, phó thủ tướng kiêm học giả Nhân mất ngủ vì bộ giáo dục đã chứng minh điều này, nhưng con người thì không cần Chip, thay vào đó chúng ta cần cấm nó, đây là quan điểm do học giả Thịnh tuyên bố.
Xã hội chia rẽ vì chip, tốt, nó chứng tỏ chúng ta đang văn minh lên so với chính mình của hơn 10 năm trước. Tất nhiên ông Rousseau sẽ có chút hài lòng.
Còn Darwin? Công trình của Darwin đã làm nhà thờ nổi giận khi các sinh vật thông minh như loài người, vốn là do Chúa sinh ra, thế qué nào lại bắt nguồn từ con khỉ. Nietzche giả vờ chưa đọc Darwin và tuyên bố ầm lên rằng Chúa đã chết và loài người lúc đầu là con khỉ, sau sẽ là Cái Tôi, rồi sẽ thành cái Siêu Tôi. Ok, các bố Châu Âu thân mến, con đồng ý hết, nhưng xã hội Vina đang chứng minh cho các bố biết, rằng con khỉ ở chỗ đéo nào thành người thì đúng, chứ ở Vina chắc chắn là thành con ngợm. Tại sao chúng tôi thành con ngợm, thì có lẽ chỉ Chúa mới biết. Chỉ có con ngợm mới chia rẽ nhau vì kẻ bênh chú Đờm người ve bác Chín, kẻ theo phe quần chip kẻ chống lại chip và đi mặc sịp.
Chưa hết đâu, có kẻ còn định leo lên xã hội không tưởng bằng cách chịu đựng mọi cơn ngứa ghẻ. Chuyện này sẽ nói sau.
Nietzche lăn ra chết và để lại di sản: Phản Tôi, Tôi và Siêu Tôi. Freud thuổng ngay và đặt cái phản tôi, aka cái Nó, là tiềm thức, vô thức. Vô thức quyết định luận, nếu các bác thích đặt tên. Cái đếch gì cũng do tiềm thức, do vô thức quyết định hết. Ví dụ có một vị, cả đời phấn đấu để lên chức, công cuộc phấn đấu là vô số các cuộc đấu đá nội bộ, đòn hiểm, đòn thù, mua bán quan hệ. Nó đi vào tiềm thức để rồi khi đến đỉnh cao quyền lực, ông ta luận mọi thứ dưới góc nhìn đấu đá. Rất buồn cười là ông ấy tên Luận và là bộ trưởng giáo dục. Giáo dục là công cuộc xây dựng chứ không phải là một trận chiến kẻ mất người còn. Nhưng do tiềm thức đấu đá, bộ trưởng Luận đăng đàn và tuyên bố công cuộc đổi mới giáo dục là một trận đánh lớn, kèm theo lời đe dọa: sẽ có nhiều đứa trả giá. Những đứa nào trả giá? Câu trả lời sẽ có nhiều phương án. Đây phương án Lại Văn Sâm lựa chọn: con em chúng ta sẽ tiếp tục dốt ngoại ngữ như tôi.
Đúng, đấy sẽ là một cái giá phải trả, nhưng dân tộc sẽ phải trả giá nhiều hơn.
Nhưng may quá triết gia Arthur Schopenhauer lại cho rằng ý chí quyết định tất, bất chấp lý trí của anh cự tuyệt đến thế nào. Lý trí của anh có thể giằng co rằng ăn thịt chó là không tốt cả về đạo đức lẫn gây bệnh gút hoặc very gút, nhưng giằng co một hồi anh vẫn đi ra quán thịt chó với bạn vì thực tế là ý chí của anh đã quyết định sẵn là hôm nay anh sẽ đi ăn thịt chó rồi. Tức là xã hội có ngứa vì ghẻ đến mấy thì vẫn phải tiếp tục đi lên CNXH (trích hàng loạt phát biểu của đồng chí tổng bí thư đăng trên báo tuổi trẻ vốn là báo toàn các cụ già đọc). CNXH là viết tắt của chữ gì (báo tuổi trẻ đăng cụm từ này mà không chú giải) và tại sao phải đi lên CNXH bất chấp lý trí phản đối? Đó là vì ý chí đã quyết phải đi thì cứ đi thôi.
Vấn đề là đi lên đấy bằng cách cưỡi con gì?!
Triết gia Phùng Hữu Lan viết thế này: Các thiền sư nói: “Cưỡi lừa mà còn đi tìm lừa” ý nói là đi tìm thực tại bên ngoài hiện tượng. Phùng triết gia cũng viết tiếp. “Thư Châu (Thanh Viễn) nói: “Có hai loại bệnh: Một là cưỡi lừa mà còn đi tìm lừa; hai là cưỡi lừa nhưng không chịu bước xuống. Các ông nói rằng cười lừa mà còn đi tìm lừa đó là ngu xuẩn, là bệnh nặng. Trừ bỏ chứng bệnh đi tìm lừa, cuồng tâm sẽ dứt. Tôi bảo các ông chớ có cưỡi lừa nữa. Các ông cưỡi lừa thì tất cả sông núi đất đai cũng chính là lừa”.
Cái khái niệm “ý chí” của Schopenhauer có phải là “cuồng tâm” của Thư Châu không? Có và không, tùy theo cái con đang cưỡi con lừa là con gì? Câu trả lời dành cho bạn đọc.
Nhưng dù bạn có trả lời gì đi chăng nữa, cũng đừng quá buồn lo.
Vì Schopenhauer bị ảnh hưởng của Phật giáo. Với Phật giáo thì tất cả sinh ra là có Nghiệp (Dharma) rồi. Biết đâu nghiệp của xã hội này tinh thần thì làm ngợm mà thể xác thì làm con lừa. Ồ, thế thì cũng rắc rối lắm, Plato cho rằng thể xác thì tạm bợ mà linh hồn thì bất tử, lẽ nào linh hồn ngợm của chúng ta sống mãi ư? Nhẽ đâu tệ thế. Thế thì anh xin làm con lừa gặm mãi cỏ của em còn hơn. Cứ trốn mình vào thi ca, biết đâu quên được xã hội nhăng nhố này.
Quên mất, nói đến thi ca. Ở Vina, các nghệ sĩ đỉnh cao bao giờ cũng phải có ba tí. Tí nhạc tí họa tí thơ. Cả ba tí so với nghệ sĩ thế giới thì đều như cứt cả. Nhưng được cái vua xứ mù thì chột cả 4 mắt vẫn ok. Tha hồ vỗ ngực vỗ cả ba ti mà cam nhận cả đời mù từ ngoại ngữ đến xa lánh chính trị như một gã mù.
Các trí thức đỉnh cao cũng thế, cả đời ra vẻ xuất thế, lánh xa cõi đời, đạo mạo màn the, dốt từ ngôn ngữ đến tư tưởng, viết không nổi cái gì nhưng mồm phán rất kinh, cốt chỉ được làm thầy thiên hạ nhất là làm thầy triều đình. Xuất thế mà còn tệ hơn cả nhập thế.
Cuối cùng là các nhà giáo dục đỉnh cao. Các vị này cả đời chỉ chăm học nghị quyết.
Thế rồi, các vị đỉnh cao lẽ ra phải dẫn dắt cả xã hội này, hóa ra lại cứ như các thiền sư của phái thiền lặng thinh. Ở đời này, chẳng có gì đủ lớn lao, từ hiến pháp đến xách đít lên rồi phán, để họ lên tiếng. Họ im lặng, thực chất là chả biết đéo gì để nói. Nhưng vẫn tự huyễn mình bằng câu đúc kết từ thiền lặng thinh của học giả Phạm Công Thiện: “Trên tất cả đỉnh cao là lặng im”. Vâng các vị cứ lặng im để người ta dùng các vị làm lừa để cưỡi đến xứ lừa, để làm thuốc ghẻ chặn đứng dăm cơn ngứa.
Vì các vị không biết rằng, cái câu ấy của Phạm Công Thiện, bắt nguồn từ câu của Phùng triết gia: “Người ta phải nói rất nhiều trước khi im lặng”.
Trong lúc đó, các công dân vô danh của xứ sở này, đang lặng lẽ góp những ý kiến của mình cho xây dựng và cải cách. Ý kiến đó có ai nghe không? Điều đó chưa quan trọng. Cái quan trọng là, như John Stuart Mill đã nói: “Một Socrates bất mãn còn hơn một con lợn thỏa mãn”. Vả lại, đã lặng lẽ góp ý kiến, thì chưa cần lặng lẽ nghe. Muốn có ai nghe hay không, đầu tiên phải nói đã.
Các công dân vô danh khác, hãy bắt chước tôi, bấm share bài ở link này nếu có thể!
nguồn 5xublog
0 comments:
Post a Comment