Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Saturday, 28 November 2015


Lê Văn Nghệ
"Thú đọc sách" ( The Joy of Reading ) là tên gọi một tác phẩm của Charles van Doren in ra 2008 mới được Phan Quang Định dịch, Trần Đức Tài hiệu đính và giới thiệu, bản tiếng Việt có được do sự bảo trợ của nhà xuất bản Trẻ và Cty Thời đại .
Trong số những trường hợp độc đáo "Thú đọc sách" có nói tới, tôi đặc biệt lưu ý tới bài viết ở tr. 463 nói về "Triệu năm sắp đến" của Charles Galton Darwin (1887- 1962), ông này là cháu nội của nhà sinh học Charles Darwin( 1809- 1882) mà mọi học sinh trung học trên thế giới này đều biết.
Từ chỗ nêu lên câu hỏi PHẢI CHĂNG CON NGƯỜI LÀ MỘT ĐỘNG VẬT HOANG DÃ, C.G.Darwin nêu lên một giả thiết: con người luôn luôn rơi vào thảm họa là tiêu diệt chính mình và do đó họ chỉ có một tương lai ảm đạm.
Điều chắc chắn hơn là tương lai con người không thể được đặc trưng bởi sự hoàn thiện liên tục. 
Thỉnh thoảng trên cái nền của bức tranh ảm đạm cũng có những tia sáng rực rỡ bất ngờ, nhưng sự tối tăm chỉ được gảm bớt chứ không phải là sự triệt tiêu. 
Đây có lẽ là điều ông tác giả này muốn trả lời thẳng cho những con người đầy tin tưởng ở tương lai như những người mới bước ra làm quen với thế giới là người Việt chúng ta. 
“Nhiều khu vực của thế giới sẽ trở thành những miền đất với khuôn khổ diện tích luôn thay đổi và suốt một thời gian dài sống trong cảnh kình địch chống đối nhau. Thỉnh thoảng, các địa phương này được hợp nhất bởi một cánh tay mạnh mẽ nào đấy, làm nên một liên minh giả tạo. Liên minh này – dưới đủ các tên khác nhau – sẽ tồn tại một thời gian rồi quy luật thoái hóa đã từng hủy hoại mọi triều đại sẽ tác động, và đưa các liên minh phi tự nhiên đó tới cảnh sụp đổ. Sẽ có những miền đất nào đó rơi vào tình trạng man rợ. Nhưng ngay ở đấy nền văn minh vẫn sống sót. Chỉ có sự tác động của văn minh dựa trên sự phát triển trí tuệ được tích lũy nhiều đời mới đủ sức giúp cho các xứ sở -- thực chất chỉ là những đám đông tập hợp lộn xộn kia – tiếp tục tồn tại, như trước đó nó đã tồn tại". 
Phải chăng tinh thần nói ở đoạn văn này, không chỉ đúng với cả thế giới cả miền Trung Đông và Đông Á, mà còn đúng riêng với VN chúng ta? Tôi tự hỏi mà thấy sờ sợ.

VĂN CHƯƠNG TRƯỚC TIÊN LÀ CHUYỆN TRI THỨC
Dưới đây là những cảm tưởng riêng của tôi đối với cuốn "Thú đọc sách".
Ngành xuất bản ở các nước tiên tiến thời nay cho in rất nhiều cuốn sách tóm tắt các tác phẩm lớn.
Không phải chỉ để cho những người vội mà chất lượng vớ vẩn! 
Không, nhiều cuốn do những người rất giỏi làm.
Lại có những loại tổng hợp các sách hay. 
Tạm kể một ví dụ, cuốn "Những tác phẩm lớn trong văn chương thế giới" do Vũ Dzũng biên soạn đã in ở Sài Gòn từ trước 1975, tới 1990 lại được nhà xuất bản Đà Nẵng cho in lại với việc hiệu đính và lời giới thiệu của Lê Ngọc Trà.
Biết vậy, nhưng ở ta loại sách này hiếm được in ra lắm. 
Ở Hà Nội có một dạo bọn nhà văn trẻ chúng tôi được khuyên, không bao giờ nên đọc các loại sách đó. Phải đọc nguyên bản cơ, chứ không thể là trí thức lược thuật được!-- những ông nhà văn lớp trước muốn trêu ngươi chúng tôi bảo vậy.
Có điều, ngoại ngữ không biết, bản dịch không có, lại đang hoàn cảnh chiến tranh, cấm nhập tác phẩm nước ngoài lấy gì mà đọc? 
Vả chăng là xã hội lúc nào cũng chỉ yêu cầu chúng tôi đi và viết, viết nhanh lên để rồi đi tiếp và viết tiếp. 
Chúng tôi đâu có định trở thành nhà văn, những trí thức theo đúng nghĩa xưa nay vẫn hiểu. 
Chúng tôi chỉ cần sự công nhận của đương thời.
Biết thế, nhưng lúc tĩnh tâm trở lại, chúng tôi vẫn đau đớn vì đọc ít quá. Giữa bao nhiêu bận bịu, các cuốn sách còn ấn tượng chỉ là lẻ tẻ như mấy hòn sỏi rơi trên mặt giếng.
Nay tuổi già đã đến. Nhu cầu kiểm điểm lại đời mình nảy sinh. Có nhiều cuốn cổ điển cần đọc lại. "Thú đọc sách" ( The Joy of Reading ) với tôi như một thứ cầu được ước thấy. 
Nó đáp ứng cả hai yêu cầu của tôi, vừa điểm qua những tác phẩm cổ điển đã liệt hạng tức ai cũng biết, vừa đưa ra nhiều đầu sách mới mà ở VN, do những hạn chế của việc tiếp xúc, nên ít người biết. 
“Trong tầm nhìn bao quát của tác giả, văn chương là một khái niệm hàm chứa cả tri thức”. Khi viết như vậy trong lời giới thiệu, bạn Trần Đức Tài thật đã thấu hiểu một căn bệnh lâu năm của người đọc VN và cả nhiều nhà văn VN.
Lâu nay nói tới sách, nhiều người chỉ nghĩ đến thứ văn chương hình tượng, các bài thơ các cuốn tiểu thuyết giỏi về miêu tả và trần thuật.
Nay nhìn vào danh mục được nêu lên trong "Thú đọc sách" thấy loại sách mang đến cho chúng ta tri thức cũng từng chiếm trọn tâm trí nhiều bậc tài danh trên thế giới và từng mang lại cho khái niệm sách một ý nghĩa nhận thức -- nó mới là cái cần thiết nhất với con người.

Đã có nhiều bài giới thiệu về cuốn này trên các báo, chẳng hạn các bạn có thể tìm

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts