một kỉ niệm cũ nhắc lại
DIỄN ĐÀN VĂN NGHỆ (TRANG THƠ BÍCH KHÊ ...)
(Hỏi chuyện nhà văn Nguyễn Đình Chính)
PV : Thưa nhà văn Nguyễn Đình Chính, có lẽ lâu lắm rồi, hình như là ba chục năm, nhà văn mới lại tầu xe lặn lội về thăm Quảng Ngãi với tư cách một khách văn chương
.
NĐC : Dạ vâng , thưa anh , đúng là ba chục năm rồi , chính xác là 32 năm rồi tôi mới lại xuống ga Quảng Ngãi và được ông chủ tịch văn nghệ Quảng Ngãi đón ở sân ga. Cũng xin nói luôn ( sòng phẳng ), cám ơn anh đã cho tôi một vinh dự quá tải với thân phận của tôi. Tôi làm gì có đủ tư cách là một khách văn chương khi đặt chân tới xứ sở thơ ca nổi tiếng này - Quảng Ngãi. Tôi, với thân phận là một công dân, tôi luôn luôn thường trực kính trọng và yêu mến tỉnh nhà ( Quảng Ngãi) như kính trọng và yêu mến bao nhiêu tỉnh thành khác. Thí dụ như Hải Phòng, như Vinh, như Đồng Hới như Huế ...vân vân và vân vân.
Pv : Nhưng chí ít, với tư cách hay nói như anh là với thân phận một công dân, khi đặt bước chân lên mảnh đất này, anh có một cảm xúc cụ thể gì với quê hương Quảng Ngãi ?
NĐC: Có chứ! Quảng Ngãi bây giờ khác hẳn Quảng Ngãi 30 năm trước. Không thể nhận ra. Choáng. Choáng vì mồ hôi và nước mắt lao động cần cù của người dân đã xây dựng nên một thành phố Quảng Ngãi đẹp và trù phú. Hay nói một cách văn vẻ như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sáng nay đã nói với tôi: Một thành phố có hồn vía rồi. Tôi hiểu cái xứ này nghèo lắm và để có được những đường phố có hồn vía như thế này thì mồ hôi và nước mắt sức lao động của người dân ở đây phải đổ xuống nhiều lắm. Cái giá không phải rẻ đâu đối với một vùng đất khắc nghiệt như Quảng Ngãi. Tôi lại chợt nhớ một câu thơ của Thanh Thảo (ý thơ thôi) là nhân dân còn cao hơn ( vĩ đại hơn) cả những vì sao trên trời.
PV: Thưa nhà văn, ông về Quảng Ngãi lần này là để dự Ngày Thơ và dự lễ ra mắt trang web Bích Khê ?
NĐC: Thưa anh vâng. Mấy hôm trước ở ngoài Hà Nội cũng có tin đồn năm nay Hội văn nghệ Quảng Ngãi sẽ tổ chức một ngày thơ oách lắm. Và Hội văn nghệ phối hợp với gia đình thi sĩ Bích Khê sẽ cho ra mắt trang web Bích Khê. Nhưng thú thật với anh phóng viên, đấy chỉ là hai cái cớ nhỏ của tôi khi mua vé tầu xuống đây.
PV: Vậy còn những cớ gì lớn hơn, thưa nhà văn ?
NĐC: Cái cớ lớn nhất tôi về đây là muốn sau 32 năm lại được về cái nhà nhỏ ở một cái làng nhỏ huyện Mộ Đức quê hương ông bà thân sinh ra nhà thơ Thanh Thảo. Về để làm gì. Về để được thắp một nén nhang cho ông bà già. Ba mươi hai năm trước, (năm 1976.), hồi đó tôi còn là một anh bộ đội. Nhà thơ Thanh Thảo có dẫn tôi về Mộ Đức thăm ông bà già của nhà thơ.
PV: Chắc là ông có một kỷ niệm gì đó lớn lắm. Khiến hơn ba mươi năm trôi qua rồi ông không thể quên?
NĐC: Lớn nhỏ đâu tôi không biết. Ba mươi hai năm trước bà già (mẹ Thanh Thảo) gặp tôi, bả không có nói chuyện đông tây gì to tát cả. Khi biết tôi mồ côi mẹ từ nhỏ và lại chưa có vợ, năm đó tôi 30 tuổi rồi, bà có vẻ lo lắng. Bà bèn lo chuyện vợ con cho tôi. Bà bảo tôi thay một cái áo sơ mi trắng và dẫn tôi đi quanh xóm rồi nói nếu con ưng thì má hỏi cho một đám ở đây ngoan lắm, ba mươi tuổi rồi thì phải lấy vợ con ạ Chắc bả thấy thằng con bộ đội miền Bắc 30 tuổi rồi lại cao lớn đẹp trai khoẻ mạnh hừng hực chưa lấy vợ thì sợ nó ( là tôi đây ) hâm hấp ,đôi khi túng quẫn yêu đương lăng nhăng rồi lại bị kỉ luật ghi trong lí lịch phạm tội Hát bình phương ( H2) thì khổ... hết đường công tác, phấn đấu, tiêu luôn sự nghiệp ( ấy là tôi đoán như vậy)
PV: Kỷ niệm của ông chỉ có vậy thôi sao?
NĐC: Vâng chỉ có vậy thôi. Tôi cũng tiếc là không có một kỷ niệm gì hoành tráng. Tôi chỉ tìm thấy ở đây tình thương rất giản dị của một người mẹ. Đối với tôi Quảng Ngãi chỉ là vậy à. Một người mẹ. Xin lỗi anh có sao tôi nói thế.
PV: Nhà văn nói lần này về Mộ Đức thắp cho ông bà thân sinh ra nhà thơ Thanh Thảo một nén nhang
NĐC: Tất nhiên. Đấy là cái cớ lớn nhất tôi về đây. Về tới thành phố Quảng Ngãi hôm trước, hôm sau tôi về Mộ Đức ngay. Tôi không chỉ thắp một nén nhang. Tôi thắp ba nén nhang. Lạy ba lạy rồi vái bốn vái. Ở ngoài Bắc khi lạy ba lạy vái bốn vái là con cái đối với cha mẹ mình.
PV: Cái cớ thứ hai anh về đây là
NĐC: Là tôi mang mấy quả bưởi Diễn của vợ tôi gửi cho chị Ý Nhi vợ nhà thơ Thanh Thảo.
PV: Cái cớ thứ ba thứ tư xếp hàng theo tầm quan trọng
NĐC: Cớ thứ ba là được dự Ngày Thơ. Cớ thứ tư là được dự buổi ra mắt trang web Bích Khê.
PV: Xin nhà văn cho biết cảm tưởng dự Ngày Thơ tại Quảng Ngãi?
NĐC: Tôi quá vinh dự được giới thiệu là khách đặc biệt, lại được ngồi cạnh và giương ô che mưa cho ông Nguyễn Khoa Điềm nguyên uỷ viên bộ chính trị, bí thư trung ương đảng, trưởng ban văn hoá tư tưởng trung ương. Thời ông còn đương chức làm sao tôi có được cơ hội mon men tới cạnh ông. Cảm tưởng của tôi về ngày thơ: Đây là một ngày thơ số một của năm 2008. Một ngày thơ nhắc nhở tôi tình yêu Tổ quốc là một tình yêu nghiêm trọng đến như thế nào. Tôi đặc biệt kính trọng bài diễn văn khai mạc của ông chủ tịch Hội văn nghệ Quảng Ngãi. Khi lá cờ thơ được kéo lên và họ bắn pháo bông rơi như mưa ngũ sắc xuống lá cờ thơ. Tôi có nói với ông Nguyễn Khoa Điềm: Dạ, thưa anh, lá cờ thơ này nó vô nghĩa với thơ ca và loè loẹt như cờ phướn đám cưới đám ma. Bài nói của Thanh Thảo chính là lá cờ thơ. Bay phần phật trong lá cờ thơ Việt cả nghìn năm nay không phải là con chim Lạc cũng không phải là những ô chữ nhật những ô hình vuông, hình tam giác hoa mắt bảy màu. Bay phần phật trong lá cờ thơ Việt cả nghìn năm nay chỉ có hồn tổ quốc Việt Nam chói lọi kiêu hùng và đau thương. Màu của lá cờ thơ Việt chỉ có thể chỉ là một màu xanh trong vắt của bầu trời quê hương đất nước Việt Nam. Màu đó đứng cao hơn cả những màu tím, màu nâu, màu đỏ, màu da cam, màu vàng. Xin nhắc lại một lần nữa ngày thơ lần thứ 6 ở Quảng Ngãi thực sự mang lại sự kính trọng đối với cá nhân tôi. Đó là một ngày thơ số một (thật ra ngày thơ số 1 không phải là ý kiến của tôi mà đây là ý kiến của ông Nguyễn Khoa Điềm.)
PV: Thưa nhà văn, xin ông cho biết vài cảm xúc khi dự lễ ra mắt trang web Bích Khê?
NĐC: Bích Khê là một nhà thơ lớn của dòng thơ Việt viết bằng chữ Quốc ngữ những năm 1940. Tôi có một cảm giác (tuy chưa thật chắc chắn lắm) thơ Bích Khê sẽ băng qua được sự huỷ diệt lạnh lùng công bằng của thời gian và sẽ trở thành một tài sản vô giá không chỉ của quê hương Quảng Ngãi. Việc lập trang web Bích Khê là một việc làm rất đáng hoan nghênh của Hội văn nghệ Quảng Ngãi và gia đình nhà thơ Bích Khê. Và việc tỉnh Quảng Ngãi có thể sẽ đặt một con đường mang tên Bích Khê và một trường học cấp một mang tên Bích Khê chắc chắn sẽ tạo ra một dư luận trong cả nước thêm yêu mến, kính trọng lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi.
PV: Tôi có để ý thưa nhà văn, khi nhà thơ Thanh Thảo vừa loan báo một tin vui có thể đặt tên đường phố mang tên Bích Khê và trường học mang tên Bích Khê thì ông là người đầu tiên vỗ tay rất to kéo theo hàng tràng vỗ tay của những người ngồi dự lễ ra mắt trang web. Ông có vẻ bầy tỏ sự biết ơn hai đặc ân này dành riêng cho nhà thơ Bích Khê?
NĐC: Thưa anh, biết ơn quá đi chứ. Trong tiếng vỗ tay bôm bốp thật to của tôi không chỉ biểu lộ lòng biết ơn mà cũng muốn đưa ra một lời cảnh báo trước tiên cho chính bản thân tôi. Việc đối xử với những tài sản tinh thần của quê hương, của nhân dân, đôi khi nó không chỉ là một biểu hiện đẳng cấp văn hoá mà nó còn là một biểu hiện nhân cách văn hoá của đám đông hậu sinh, nói rộng ra là nhân cách văn hoá của một xã hội đang hiện hữu, của một chính thể đang cầm quyền. Tôi nghĩ đây là một vấn đề đáng được quan tâm róng riết trong những năm tháng hiện nay khi mà xã hội đang hơi quá hăm hở, loá mắt nhìn đồng tiền. À mà tiện đây tôi cũng xin hỏi lại anh phóng viên là những người sáng lập ra trang web Bích Khê có kế hoạch cụ thể để nuôi cái trang web này khỏi chết yểu ?
PV :Thưa nhà văn, về chuyện nuôi trang web Bích
Khê lâu dài tôi cũng cũng chỉ mới nghe, vì trang web mới lập. Muốn xem nó sống ra sao phải chờ có thời gian mới biết.
NĐC : Ban nãy ngồi dự lễ ra mắt trang web, không khí trang trọng quá, tôi không tiện hỏi ông chủ tịch văn nghệ Quảng Ngãi và ông Lê Quốc Ân đại diện của gia đình nhà thơ Bich Khê. Hiện nay, ở Hà Nội, gia đình tôi có được sự giúp đỡ của một công ty truyền thông cũng đang tiến hành công việc chuẩn bị thành lập một trang web mang tên Nguyễn Đình Thi, sẽ là www.nguyendinhthi.com
Về phía gia đình , ông anh cả của tôi đã họp cả chi họ nhà Nguyễn Đình của ông Nguyễn Đình Thi lại để ban phát cho mỗi thành viên được hưởng vinh dự chung tiền đóng vào cho ban quản trị trang web 200 triệu đồng( tiền Việt ). Công ty truyền thông đã hỗ trợ cho 120 triệu đồng ( cũng tiền Việt ) tính vào tiền kĩ thuật và bồi dưỡng ban biên tập. Cũng xin nói thẳng : Bích Khê là một nhà thơ lớn cũng tầm cỡ như Xuân Diệu , Hàn Mặc Tử ... v.v...Nhưng trong cái thời buổi kinh tế thị trường bây giờ thương hiệu của các nhà thơ đó chưa thể thu về đủ tiền bạc nuôi nổi cái trang web mang tên các ông.
PV : Bích Khê là một nhà thơ lớn...Nhưng theo chỗ tôi biết thì Hội văn nghệ Quảng Ngãi chỉ có tấm lòng, có công sức chứ không có tiền nuôi trang web Bích Khê đâu. Nhờ có gia đình nhà thơ mà đại diện là ông Lê Quốc Ân hỗ trợ, trang web được thành lập và hoạt động. Nhưng nuôi được nó sống và phát triển thì đòi hỏi rất nhiều công sức, còn quá nuôi con mọn. Điều này thì ông quá biết.
NĐC : Tôi hiểu uy tín rất lớn của nhà thơ Thanh Thảo có thể tập hợp được nhiều người ( nhất là anh chị em văn nghệ sĩ trong và ngoài nước ) tham gia viết không tiền nhuận bút cho trang web Bích Khê. Nhưng mà chuyện đó sẽ không thể kéo dài mãi. Vả lại, một trang web của thi sĩ Bích Khê mà lại sống nhờ sự khuyến mại vĩnh viễn thì cũng tội cho thi sĩ quá. Tôi nghĩ đây là một vấn đề hội văn nghệ Quảng Ngãi và gia tộc thi sĩ Bích Khê nên quan tâm, nghiên cứu và có kế hoạch kịp thời giải quyết
PV: Là một nhà văn ở Hà Nội, lâu nay ông có tham gia viết bài cho tạp chí Sông Trà của Hội nghệ Quảng Ngãi?
NĐC : Hơn chục năm qua tôi tập trung viết tiểu thuyết nên không tham gia viết bài cho bất cứ tạp chí văn nghệ nào.Về Quảng Ngãi lần này tôi có được tiếp kiến ông Tổng biên tập tạp chí Sông Trà. Tôi có hỏi kĩ cách thế cộng tác với tạp chí. Tôi đang chuẩn bị gửi cho Sông Trà một chùm thơ và một văn xuôi ngắn. Và tôi cũng đã đăng kí với ông Thanh Thảo là tôi tình nguyện làm một cộng tác viên thường trú (không lương) tại Hà Nội cho trang web www.bichkhe.org
PV : Xin cám ơn nhà văn . Chúc nhà văn sớm trở thành một cộng tác viên tích cực của Sông Trà và trang web Bích Khê. Cũng rất mong ngày này năm sau (2009 ) chứ không phải 30 năm nữa ( 2039 )lại nhận được phôn di động réo inh ỏi của nhà văn yêu cầu ông nhà thơ chủ tịch Hội văn nghệ Thanh Thảo xe ôm ra ga Quảng Ngãi đón nhà văn xuống tàu.
NĐC : Dạ vâng. Xin cám ơn anh phóng viên đã cho tôi một cơ hội được trở lại với Quảng Ngãi làm quen với anh chị văn nghệ sĩ ở một miền đất đặc biệt mà ông Thanh Thảo có bài thơ hậu hiện đại gọi là đất của “ anh Năm Trì quê Quảng Ngãi” này.
PV: Cám ơn nhà văn.
Nhật Thảo thực hiện
&
CHÙM THƠ NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH
Cùng hát lên
Tôi muốn chia sẻ với bạn
không phải một miếng cơm ăn
không phải một manh áo mặc
cũng không phải một chút ít tiền bạc
tôi muốn chia sẻ với bạn
một dúm không khí tự do
để thở
dúm không khí tự do sặc sụa rác bẩn
quằn quại hàng ngày trên đầu chúng ta
khó thở quá
bạn ơi hãy siết chặt tay với tôi
và cùng hát lên thật to
bài hát của bà chúa liễu
bài hát của bà tổ mẫu po inu nagar
kể về hạt lúa trổ bông ngả nghiêng trên cánh đồng
kể về bụi cỏ mắt trâu nở hoa rực rỡ trên ngọn
đồi cao
kể về đàn cá da trơn quẫy mình tung tăng ngoài biển
bài hát ngàn năm
kể về sông núi đất đai này là của ông bà anh em
chúng ta
đâu phải của riêng một bọn mấy thằng người
giấu mặt
đang tàng hình
tôi muốn chia sẻ với bạn
nỗi buồn không thể nói lên thành lời
không của riêng ai
nỗi buồn vô gia cư
như ngọn gió
lang thang
đi hoang
trong ngôi nhà tổ quốc.
Tháng 02 -2010
như ngọn gió
lang thang
đi hoang
trong ngôi nhà tổ quốc.
Tháng 02 -2010
&
Tôi cũng là người vô gia cư
Tôi cũng là người vô gia cư
(Thư gửi một người bạn Tiến sĩ người Mỹ )
Tôi cũng là người vô gia cư như bà,
thưa bà tiến sĩ,
mặc dù tôi cũng có công việc làm đàng hoàng
như bà,
thưa bà tiến sĩ
Tôi là người vô gia cư mặc dù hàng ngày
tôi vẫn ăn, vẫn ngủ, vẫn hít thở không khí bụi bặm
và vẫn làm tình nhăn nhở
trong một ngôi nhà bốn buồng giá hàng trăm ngàn đô la.
Bao nhiêu năm nay rồi tôi là người vô gia cư
trên tổ quốc của tôi khi tôi viết những bài thơ
kể về nỗi buồn bi thảm của dân tộc tôi,
nỗi buồn đã bị mấy kẻ ác tâm tàng hình
nghiền thành bột đổ xuống cống rãnh hôi thối.
Tôi là người vô gia cư trên tổ quốc của tôi
mỗi khi tôi hát lên bài ca thương cảm
giống như bát cháo hoa vẩy lên trời bố thí
cho hàng triệu oan hồn lang thang đói khát
bị chết oan không hiểu vì sao mình lại chết
trong cuộc chiến tranh chỉ mang lại quyền lực
và tiền bạc cho một dúm kẻ ác tâm tàng hình
Buổi chiều hôm nay gió lạnh đổ về
tôi nhìn thấy bà đang co ro ngồi trên ghế đá
lạnh buốt ngoài công viên,
thưa bà tiến sĩ
còn tôi thì đang ngồi thu mình trong căn buồng
ấm áp.
Vậy mà tôi cũng đang lâm vào cảnh khốn nạn
như bà,
thưa bà tiến sĩ.
Bà bị đuổi ra khỏi ngôi nhà xây bằng tiền bạc gom góp suốt đời của bà
Còn tôi thì bị đuổi ra khỏi ngôi nhà xây bằng niềm tin
mà tôi cũng đã dành dụm suốt cả đời tôi
02 – 2010
&
Đêm sài gòn
tôi vẫn ăn, vẫn ngủ, vẫn hít thở không khí bụi bặm
và vẫn làm tình nhăn nhở
trong một ngôi nhà bốn buồng giá hàng trăm ngàn đô la.
Bao nhiêu năm nay rồi tôi là người vô gia cư
trên tổ quốc của tôi khi tôi viết những bài thơ
kể về nỗi buồn bi thảm của dân tộc tôi,
nỗi buồn đã bị mấy kẻ ác tâm tàng hình
nghiền thành bột đổ xuống cống rãnh hôi thối.
Tôi là người vô gia cư trên tổ quốc của tôi
mỗi khi tôi hát lên bài ca thương cảm
giống như bát cháo hoa vẩy lên trời bố thí
cho hàng triệu oan hồn lang thang đói khát
bị chết oan không hiểu vì sao mình lại chết
trong cuộc chiến tranh chỉ mang lại quyền lực
và tiền bạc cho một dúm kẻ ác tâm tàng hình
Buổi chiều hôm nay gió lạnh đổ về
tôi nhìn thấy bà đang co ro ngồi trên ghế đá
lạnh buốt ngoài công viên,
thưa bà tiến sĩ
còn tôi thì đang ngồi thu mình trong căn buồng
ấm áp.
Vậy mà tôi cũng đang lâm vào cảnh khốn nạn
như bà,
thưa bà tiến sĩ.
Bà bị đuổi ra khỏi ngôi nhà xây bằng tiền bạc gom góp suốt đời của bà
Còn tôi thì bị đuổi ra khỏi ngôi nhà xây bằng niềm tin
mà tôi cũng đã dành dụm suốt cả đời tôi
02 – 2010
&
Đêm sài gòn
Tặng B.C.
Bay về phương Nam trên một chuyến bay đang
bị kiện tụng lằng nhằng
hình như mấy cái ốc bị bỏ quên dưới cánh máy bay lại không siết chặt
ngạc nhiên chưa
lang thang ngõ hẻm sài gòn sặc sụa mùi bia
nhậu lai rai với mấy thằng bạn già văn nghệ
mấy thằng bạn văn nghệ mềm như bún đang hăng tiết chọi nhau với quả đấm thép
mấy thằng văn nghệ bụng phệ kính mười đi ốp
mấy thằng văn nghệ chửi đổng như hát hay
cổ họng rắn hổ mang trơn tuột liếm mồi trong các hội đoàn
hóng hít chính trị như chó hít hóng cứt
ngạc nhiên chưa
mi (zê) bỏ đi miền tây cóc cần duyên cớ
chạm cốc ai bây giờ
không chán sài gòn
nhưng gớm ghiếc
rùng mình nhận ra
cuộc cách mạng đang bị hành quyết
thoi thóp
chưa chịu chết
cách mạng hiện diện nụ cười em gái bãi nôn mửa tởm lởm trên hè
cách mạng trà trộn cuộc tháo chạy bẩn thiu của bọn cướp ngày
Bay về phương Nam trên một chuyến bay đang
bị kiện tụng lằng nhằng
hình như mấy cái ốc bị bỏ quên dưới cánh máy bay lại không siết chặt
ngạc nhiên chưa
lang thang ngõ hẻm sài gòn sặc sụa mùi bia
nhậu lai rai với mấy thằng bạn già văn nghệ
mấy thằng bạn văn nghệ mềm như bún đang hăng tiết chọi nhau với quả đấm thép
mấy thằng văn nghệ bụng phệ kính mười đi ốp
mấy thằng văn nghệ chửi đổng như hát hay
cổ họng rắn hổ mang trơn tuột liếm mồi trong các hội đoàn
hóng hít chính trị như chó hít hóng cứt
ngạc nhiên chưa
mi (zê) bỏ đi miền tây cóc cần duyên cớ
chạm cốc ai bây giờ
không chán sài gòn
nhưng gớm ghiếc
rùng mình nhận ra
cuộc cách mạng đang bị hành quyết
thoi thóp
chưa chịu chết
cách mạng hiện diện nụ cười em gái bãi nôn mửa tởm lởm trên hè
cách mạng trà trộn cuộc tháo chạy bẩn thiu của bọn cướp ngày
trong các hang ổ nhà lầu biệt thự cao ốc nhầy nhụa
ngơ ngác cách mạng trong những câu thơ
cách mạng trầm ngâm trốn trong ánh mắt bà mẹ ngồi quay nước mía bên đường
cách mạng tụt quần điên cuồng điệu nhảy quán bar thác loạn
đêm sài gòn
ngơ ngác cách mạng trong những câu thơ
cách mạng trầm ngâm trốn trong ánh mắt bà mẹ ngồi quay nước mía bên đường
cách mạng tụt quần điên cuồng điệu nhảy quán bar thác loạn
đêm sài gòn
ngạc nhiên chưa
chạm cốc ai bây giờ
đao mèo
chạm cốc ai bây giờ
đao mèo
0 comments:
Post a Comment