Chiến tranh Việt Nam 1945 – 1975 đã có thể không xảy ra
Trong nửa sau tháng 8-1945, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lại độc lập dân tộc và thống nhất lãnh thổ, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945). Nhưng “nước cộng hòa mới ra đời… phải đối đầu với nhiều thế lực thù địch và mạnh hơn rất nhiều, trong tay hầu như không có gì cả”[1].
Trước hết là ý đồ của Pháp muốn chiếm lại Đông Dương để tái lập ách thống trị thực dân. Nghe tin Nhật đầu hàng, thiếu tướng de Gaulle, chủ tịch Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp, cử đô đốc d’Argenlieu và tướng Leclerc sang Sài Gòn làm cao ủy và tổng chỉ huy quân viễn chinh tại Đông Dương. Ngày 23-9-1945, quân Pháp nổ súng vào trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và một số công sở khác ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa.
Theo quyết định của Hội nghị Postdam, Anh và Trung Hoa Dân quốc đưa quân vào phía nam và phía bắc vĩ tuyến 16 để giải giới và hồi hương quân Nhật.
Anh chủ trương phục hồi nguyên trạng như trước chiến tranh, thuộc địa của nước nào sẽ trả lại cho nước ấy, nên tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp trở lại Đông Dương (đổi lại, Pháp thừa nhận “chủ quyền” của London đối với các thuộc địa cũ của Anh ở châu Á).
Trung Hoa Dân quốc đưa một số nhà chính trị của Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Nam Quốc Dân đảng – từng sống lưu vong trong sự đùm bọc của Trung Hoa trong thời kỳ chiến tranh – về Hà Nội với ý đồ “thành lập ở Việt Nam một quốc gia “độc lập” nhưng trong thực tế đó là một nước chư hầu của Trung Hoa”[2]. Về sau, do phải đối phó với nguy cơ nội chiến, Trung Hoa đồng ý rút quân về nước để quân Pháp tới thay với điều kiện Pháp dành cho Trung Hoa nhiều quyền lợi đáng kể ở Đông Dương.
Lúc đó, Liên Xô vừa phải lo hàn gắn các vết thương chiến tranh, vừa phải củng cố liên minh chính trị – quân sự với các nước Đông Âu trong cuộc chiến tranh lạnh mới bắt đầu. Do đó Liên Xô không quan tâm gì đến tình hình ở nước Việt Nam xa xôi cách trở.
Cuối cùng, chỉ có Mỹ là cường quốc duy nhất trên thế giới có thể giúp Việt Nam ngăn cản Pháp tái chiếm sau chiến tranh.
“MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TÔI LÀ ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN VÀ HỢP TÁC TOÀN DIỆN VỚI MỸ”. - Thư Hồ Chí Minh gửi Harry S. Truman (Hà Nội, 16-2-1946)
Trong những năm 1942 -1944, tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt một mặt tiến hành chiến tranh chống Nhật trên chiến trường châu Á – Thái Bình Dương, mặt khác chủ trương đặt Đông Dương dưới chế độ ủy trị quốc tế. Ngẫu nhiên mà chính sách đó của Washington phù hợp với đường lối “đánh Pháp, đuổi Nhật” của Việt Minh. Hơn nữa, ngày 14-8-1941, trên một chiến hạm bỏ neo ngoài khơi Newfoundland, Roosevelt cùng thủ tướng Anh Winston Churchill công bố Hiến chương Đại Tây Dương, tán thành quyền tự trị của mọi dân tộc. Vì vậy, “Hồ Chí Minh gửi nhiều thông điệp đến tổng thống Roosevelt… nhưng không thông điệp nào được trả lời… Đầu năm 1945, ông được OSS [cơ quan tình báo của Mỹ, tiền thân của CIA sau này] tuyển dụng để tổ chức một mạng lưới tình báo ở Đông Dương”[3]. “Với mật danh Lucius, ông đã cung cấp cho OSS những tin tức tình báo về lực lương Nhật [ở Đông Dương]… Các du kích quân của ông đã cứu thoát 17 phi công Mỹ bị [Nhật] bắn hạ”[4].
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập đọc ngày 2-9-1945 trước hàng chục vạn người tụ tập tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 4-7-1776 của Mỹ.
Ba tuần lễ sau, ngày 23-9, quân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, sau đó đánh lấn ra nhiều tỉnh, thành ở Nam Bộ và nam Trung Bộ. Trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam gửi một loạt thư và điện đến tổng thống và ngoại trưởng Mỹ, kêu gọi Mỹ can thiệp để chấm dứt các hoạt động quân sự của Pháp.
Trong thư ngày 22-10 gửi ngoại trưởng Mỹ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Cuộc đấu tranh liên tục [của nhân dân Việt Nam] chống lại người Nhật đã đem lại sự phục hồi nền độc lập dân tộc”, vì vậy, “nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam phải được Liên hợp quốc công nhận”. Trước việc Pháp bắt đầu “cuộc tiến công xâm lược” từ rạng sáng 23-9, Hồ Chí Minh đề nghị “một ủy ban điều tra phải được cử tới Nam Việt Nam”[5].
Trong bài diễn văn đọc nhân Ngày Hải quân (27-10-1945) tại Công viên Trung tâm ở New York, tổng thống Mỹ Harry S. Truman xác định chính sách đối ngoại của Mỹ gồm 12 điểm trong đó có các điểm sau: “(2) Chúng tôi tin tưởng rằng chủ quyền và quyền tự trị của tất cả những dân tộc bị tước đoạt bằng bạo lực sẽ được trả lại cho họ.
(3) Chúng tôi sẽ không chấp nhận những thay đổi về lãnh thổ trong bất kỳ bộ phận nào của thế giới, trừ phi những thay đổi ấy phù hợp với nguyện vọng được tự do phát biểu của dân tộc có liên quan.
(4) Chúng tôi tin rằng mọi dân tộc đang chuẩn bị để tự trị phải được phép chọn lựa chính thể của riêng họ bằng sự chọn lựa được chính họ tự do phát biểu, không có sự can thiệp của bất cứ nguồn gốc bên ngoài nào. Điều đó đúng ở châu Âu, ở châu Á, ở châu Phi cũng như ở Tây bán cầu (…)
(6) Chúng tôi sẽ từ chối công nhận bất cứ chính quyền nào bị áp đặt cho một dân tộc bởi bạo lực của một thế lực nước ngoài. Trong một vài trường hợp, không thể ngăn cản sự áp đặt một chính quyền bằng bạo lực. Nhưng Mỹ sẽ không công nhận một chính quyền như thế”[6] v.v…
Chỉ một tuần lễ sau, trên báo Cứu Quốc (cơ quan của Tổng bộ Việt Minh), Hồ Chí Minh viết: “Nhân dân Việt Nam… rất hoan nghênh… 12 điểm chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ”, nhất là “năm điểm có quan hệ mật thiết với các dân tộc nhược tiểu trên thế giới”. Sau khi nhắc lại việc Pháp đang dùng “võ lực để mưu lập lại cái chế độ nô lệ của họ trên đất Việt Nam”, Hồ Chí Minh tin “chắc rằng nước Mỹ sẽ làm cho những lời tuyên bố ấy [được] thực hiện ngay”[7].
Trong một bức điện gửi ngoại trưởng Mỹ, Hồ Chí Minh ca ngợi “ý tưởng cao quý về lòng khoan dung và nhân đạo thể hiện trong diễn văn của tổng thống Mỹ”, “bày tỏ niềm hy vọng chân thành rằng tất cả các dân tộc tự do trên thế giới… sẽ công nhận nền độc lập của nước Cộng hòa [dân chủ] Việt Nam và đặt dấu chấm hết cho cuộc xung đột giết chóc ở Nam Việt Nam”[8].
Trong thư đề ngày 18-1-1946 gửi Truman, Hồ Chí Minh một lần nữa “nhiệt liệt hoan nghênh diễn văn ngày 28-10-1945 của Truman trong đó tổng thống Mỹ đề ra những nguyên tắc tự quyết và bình đẳng về địa vị mà các Hiến chương Đại Tây Dương và San Francisco đã xác nhận… Nhân danh nhân dân và Chính phủ Việt Nam, ông yêu cầu Truman can thiệp để có ngay một giải pháp cho vấn đề Việt Nam. Ông viết: nhân dân Việt Nam tha thiết hi vọng rằng nước Cộng hòa Mỹ vĩ đại sẽ giúp họ đạt được độc lập hoàn toàn và ủng hộ họ trong công cuộc tái thiết”[9].
Ngày 16-2, Hồ Chí Minh nhờ nhà ngoại giao Mỹ Kenneth Landon (đang có mặt tại Hà Nội) chuyển cho Truman một bức thư, tố cáo “thực dân Pháp… đang tiến hành một cuộc chiến tranh tàn sát và không thương xót đối với chúng tôi hòng lập lại ách thống trị của họ”. Khẳng định “sự xâm lược này là một thách thức đối với thái độ đáng kính trọng mà Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đã bày tỏ trước, trong và sau chiến tranh. Nó đối chọi với lập trường vững chắc mà Ngài đã nêu lên trong bản tuyên bố 12 điểm và với tính cao thượng và khoan dung lý tưởng mà phái đoàn của Ngài… đã bày tỏ trước Đại hội đồng Liên hợp quốc”, Hồ Chí Minh yêu cầu Mỹ “thực hiện một bước quyết định ủng hộ nền độc lập của chúng tôi”[10].
Ngày 18-2, trong công hàm gửi Chính phủ Mỹ và chính phủ các cường quốc khác (Liên Xô, Trung Hoa và Anh), Hồ Chí Minh đề nghị các nước “thực hiện tất cả những bước đi thích hợp để, bằng sự can thiệp khẩn cấp, ngăn chặn cuộc đổ máu đang diễn ra ở Nam Việt Nam, đi tới một giải pháp cấp bách và hợp lý cho vấn đề Đông Dương” và “đưa vấn đề Đông Dương ra trước tổ chức Liên hiệp quốc” [11].
Ngày 28-2, đúng vào lúc Chính phủ Trùng Khánh ký hiệp ước cho phép quân Pháp vào phía bắc vĩ tuyến 16 thay chân quân Trung Hoa, Hồ Chí Minh gửi cho Truman một bức điện “tha thiết kêu gọi cá nhân Ngài và nhân dân Mỹ khẩn trương can thiệp nhằm ủng hộ nền độc lập của chúng tôi”[12].
Trong các thư và điện nói trên, Hồ Chí Minh đặt niềm tin và hi vọng ở người Mỹ mà ông gọi là “những người bảo vệ và chiến đấu cho công lý thế giới” (guardians and champions of World Justice) – và khẳng định “mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ” (our goal is full independence and full cooperation with the United States)[13].
Cũng như Roosevelt trước kia, Truman và các ngoại trưởng của ông không trả lời những thông điệp của Hồ Chí Minh.
“TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP, ĐỐI VỚI ĐÔNG DƯƠNG, CHÍNH PHỦ CỦA TÔI KHÔNG CHỐNG LẠI VIỆC CHÍNH QUYỀN VÀ QUÂN ĐỘI PHÁP QUAY TRỞ LẠI XỨ ẤY”- Harry S. Truman nói với Charles de Gaulle (Washington, D.C., 24-8-1945)
Khi cuộc chiến tranh nóng chống Đức quốc xã và phát-xít Nhật chưa ngã ngũ thì mầm mống của chiến tranh lạnh với Liên Xô đã phát sinh. Mỹ xem Liên Xô là kẻ thù mới, có thể đe dọa thế lực và quyền lợi của Mỹ trên thế giới.
Bộ ngoại giao Mỹ và Cơ quan tình báo OSS khuyên tổng thống Roosevelt bỏ chủ trương “đặt Đông Dương sau chiến tranh dưới chế độ ủy trị quốc tế” – một chủ trương bị Pháp cực lực phản đối – để lôi kéo Pháp (và các nước Tây Âu khác) về phe của Mỹ chống lại khối Xô-viết.
Roosevelt quyết định thay đổi chính sách đối với Đông Dương. Tại Hội nghị các cường quốc họp tại Dumbarton Oaks gần Washington, D.C. từ 21-8 đến 28-9-1944, “Mỹ đưa ra một đề nghị mới về cách xử lý các khu vực phụ thuộc [chưa độc lập] sau chiến tranh. Theo đề nghị đó, chế độ ủy trị chỉ được thành lập trong ba trường hợp:
- Các lãnh thổ lúc đó đang nằm dưới sự ủy trị của Hội quốc liên;
- Các lãnh thổ lấy của kẻ thù do chiến tranh;
- Các lãnh thổ tự nguyện đặt dưới hệ thống [ủy trị] bởi những nhà nước có trách nhiệm cai trị nó”[14].
Trong nửa sau tháng 8-1945, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lại độc lập dân tộc và thống nhất lãnh thổ, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945). Nhưng “nước cộng hòa mới ra đời… phải đối đầu với nhiều thế lực thù địch và mạnh hơn rất nhiều, trong tay hầu như không có gì cả”[1].
Trước hết là ý đồ của Pháp muốn chiếm lại Đông Dương để tái lập ách thống trị thực dân. Nghe tin Nhật đầu hàng, thiếu tướng de Gaulle, chủ tịch Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp, cử đô đốc d’Argenlieu và tướng Leclerc sang Sài Gòn làm cao ủy và tổng chỉ huy quân viễn chinh tại Đông Dương. Ngày 23-9-1945, quân Pháp nổ súng vào trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và một số công sở khác ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa.
Theo quyết định của Hội nghị Postdam, Anh và Trung Hoa Dân quốc đưa quân vào phía nam và phía bắc vĩ tuyến 16 để giải giới và hồi hương quân Nhật.
Anh chủ trương phục hồi nguyên trạng như trước chiến tranh, thuộc địa của nước nào sẽ trả lại cho nước ấy, nên tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp trở lại Đông Dương (đổi lại, Pháp thừa nhận “chủ quyền” của London đối với các thuộc địa cũ của Anh ở châu Á).
Trung Hoa Dân quốc đưa một số nhà chính trị của Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Nam Quốc Dân đảng – từng sống lưu vong trong sự đùm bọc của Trung Hoa trong thời kỳ chiến tranh – về Hà Nội với ý đồ “thành lập ở Việt Nam một quốc gia “độc lập” nhưng trong thực tế đó là một nước chư hầu của Trung Hoa”[2]. Về sau, do phải đối phó với nguy cơ nội chiến, Trung Hoa đồng ý rút quân về nước để quân Pháp tới thay với điều kiện Pháp dành cho Trung Hoa nhiều quyền lợi đáng kể ở Đông Dương.
Lúc đó, Liên Xô vừa phải lo hàn gắn các vết thương chiến tranh, vừa phải củng cố liên minh chính trị – quân sự với các nước Đông Âu trong cuộc chiến tranh lạnh mới bắt đầu. Do đó Liên Xô không quan tâm gì đến tình hình ở nước Việt Nam xa xôi cách trở.
Cuối cùng, chỉ có Mỹ là cường quốc duy nhất trên thế giới có thể giúp Việt Nam ngăn cản Pháp tái chiếm sau chiến tranh.
“MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TÔI LÀ ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN VÀ HỢP TÁC TOÀN DIỆN VỚI MỸ”. - Thư Hồ Chí Minh gửi Harry S. Truman (Hà Nội, 16-2-1946)
Trong những năm 1942 -1944, tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt một mặt tiến hành chiến tranh chống Nhật trên chiến trường châu Á – Thái Bình Dương, mặt khác chủ trương đặt Đông Dương dưới chế độ ủy trị quốc tế. Ngẫu nhiên mà chính sách đó của Washington phù hợp với đường lối “đánh Pháp, đuổi Nhật” của Việt Minh. Hơn nữa, ngày 14-8-1941, trên một chiến hạm bỏ neo ngoài khơi Newfoundland, Roosevelt cùng thủ tướng Anh Winston Churchill công bố Hiến chương Đại Tây Dương, tán thành quyền tự trị của mọi dân tộc. Vì vậy, “Hồ Chí Minh gửi nhiều thông điệp đến tổng thống Roosevelt… nhưng không thông điệp nào được trả lời… Đầu năm 1945, ông được OSS [cơ quan tình báo của Mỹ, tiền thân của CIA sau này] tuyển dụng để tổ chức một mạng lưới tình báo ở Đông Dương”[3]. “Với mật danh Lucius, ông đã cung cấp cho OSS những tin tức tình báo về lực lương Nhật [ở Đông Dương]… Các du kích quân của ông đã cứu thoát 17 phi công Mỹ bị [Nhật] bắn hạ”[4].
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập đọc ngày 2-9-1945 trước hàng chục vạn người tụ tập tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 4-7-1776 của Mỹ.
Ba tuần lễ sau, ngày 23-9, quân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, sau đó đánh lấn ra nhiều tỉnh, thành ở Nam Bộ và nam Trung Bộ. Trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam gửi một loạt thư và điện đến tổng thống và ngoại trưởng Mỹ, kêu gọi Mỹ can thiệp để chấm dứt các hoạt động quân sự của Pháp.
Trong thư ngày 22-10 gửi ngoại trưởng Mỹ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Cuộc đấu tranh liên tục [của nhân dân Việt Nam] chống lại người Nhật đã đem lại sự phục hồi nền độc lập dân tộc”, vì vậy, “nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam phải được Liên hợp quốc công nhận”. Trước việc Pháp bắt đầu “cuộc tiến công xâm lược” từ rạng sáng 23-9, Hồ Chí Minh đề nghị “một ủy ban điều tra phải được cử tới Nam Việt Nam”[5].
Trong bài diễn văn đọc nhân Ngày Hải quân (27-10-1945) tại Công viên Trung tâm ở New York, tổng thống Mỹ Harry S. Truman xác định chính sách đối ngoại của Mỹ gồm 12 điểm trong đó có các điểm sau: “(2) Chúng tôi tin tưởng rằng chủ quyền và quyền tự trị của tất cả những dân tộc bị tước đoạt bằng bạo lực sẽ được trả lại cho họ.
(3) Chúng tôi sẽ không chấp nhận những thay đổi về lãnh thổ trong bất kỳ bộ phận nào của thế giới, trừ phi những thay đổi ấy phù hợp với nguyện vọng được tự do phát biểu của dân tộc có liên quan.
(4) Chúng tôi tin rằng mọi dân tộc đang chuẩn bị để tự trị phải được phép chọn lựa chính thể của riêng họ bằng sự chọn lựa được chính họ tự do phát biểu, không có sự can thiệp của bất cứ nguồn gốc bên ngoài nào. Điều đó đúng ở châu Âu, ở châu Á, ở châu Phi cũng như ở Tây bán cầu (…)
(6) Chúng tôi sẽ từ chối công nhận bất cứ chính quyền nào bị áp đặt cho một dân tộc bởi bạo lực của một thế lực nước ngoài. Trong một vài trường hợp, không thể ngăn cản sự áp đặt một chính quyền bằng bạo lực. Nhưng Mỹ sẽ không công nhận một chính quyền như thế”[6] v.v…
Chỉ một tuần lễ sau, trên báo Cứu Quốc (cơ quan của Tổng bộ Việt Minh), Hồ Chí Minh viết: “Nhân dân Việt Nam… rất hoan nghênh… 12 điểm chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ”, nhất là “năm điểm có quan hệ mật thiết với các dân tộc nhược tiểu trên thế giới”. Sau khi nhắc lại việc Pháp đang dùng “võ lực để mưu lập lại cái chế độ nô lệ của họ trên đất Việt Nam”, Hồ Chí Minh tin “chắc rằng nước Mỹ sẽ làm cho những lời tuyên bố ấy [được] thực hiện ngay”[7].
Trong một bức điện gửi ngoại trưởng Mỹ, Hồ Chí Minh ca ngợi “ý tưởng cao quý về lòng khoan dung và nhân đạo thể hiện trong diễn văn của tổng thống Mỹ”, “bày tỏ niềm hy vọng chân thành rằng tất cả các dân tộc tự do trên thế giới… sẽ công nhận nền độc lập của nước Cộng hòa [dân chủ] Việt Nam và đặt dấu chấm hết cho cuộc xung đột giết chóc ở Nam Việt Nam”[8].
Trong thư đề ngày 18-1-1946 gửi Truman, Hồ Chí Minh một lần nữa “nhiệt liệt hoan nghênh diễn văn ngày 28-10-1945 của Truman trong đó tổng thống Mỹ đề ra những nguyên tắc tự quyết và bình đẳng về địa vị mà các Hiến chương Đại Tây Dương và San Francisco đã xác nhận… Nhân danh nhân dân và Chính phủ Việt Nam, ông yêu cầu Truman can thiệp để có ngay một giải pháp cho vấn đề Việt Nam. Ông viết: nhân dân Việt Nam tha thiết hi vọng rằng nước Cộng hòa Mỹ vĩ đại sẽ giúp họ đạt được độc lập hoàn toàn và ủng hộ họ trong công cuộc tái thiết”[9].
Ngày 16-2, Hồ Chí Minh nhờ nhà ngoại giao Mỹ Kenneth Landon (đang có mặt tại Hà Nội) chuyển cho Truman một bức thư, tố cáo “thực dân Pháp… đang tiến hành một cuộc chiến tranh tàn sát và không thương xót đối với chúng tôi hòng lập lại ách thống trị của họ”. Khẳng định “sự xâm lược này là một thách thức đối với thái độ đáng kính trọng mà Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đã bày tỏ trước, trong và sau chiến tranh. Nó đối chọi với lập trường vững chắc mà Ngài đã nêu lên trong bản tuyên bố 12 điểm và với tính cao thượng và khoan dung lý tưởng mà phái đoàn của Ngài… đã bày tỏ trước Đại hội đồng Liên hợp quốc”, Hồ Chí Minh yêu cầu Mỹ “thực hiện một bước quyết định ủng hộ nền độc lập của chúng tôi”[10].
Ngày 18-2, trong công hàm gửi Chính phủ Mỹ và chính phủ các cường quốc khác (Liên Xô, Trung Hoa và Anh), Hồ Chí Minh đề nghị các nước “thực hiện tất cả những bước đi thích hợp để, bằng sự can thiệp khẩn cấp, ngăn chặn cuộc đổ máu đang diễn ra ở Nam Việt Nam, đi tới một giải pháp cấp bách và hợp lý cho vấn đề Đông Dương” và “đưa vấn đề Đông Dương ra trước tổ chức Liên hiệp quốc” [11].
Ngày 28-2, đúng vào lúc Chính phủ Trùng Khánh ký hiệp ước cho phép quân Pháp vào phía bắc vĩ tuyến 16 thay chân quân Trung Hoa, Hồ Chí Minh gửi cho Truman một bức điện “tha thiết kêu gọi cá nhân Ngài và nhân dân Mỹ khẩn trương can thiệp nhằm ủng hộ nền độc lập của chúng tôi”[12].
Trong các thư và điện nói trên, Hồ Chí Minh đặt niềm tin và hi vọng ở người Mỹ mà ông gọi là “những người bảo vệ và chiến đấu cho công lý thế giới” (guardians and champions of World Justice) – và khẳng định “mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ” (our goal is full independence and full cooperation with the United States)[13].
Cũng như Roosevelt trước kia, Truman và các ngoại trưởng của ông không trả lời những thông điệp của Hồ Chí Minh.
“TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP, ĐỐI VỚI ĐÔNG DƯƠNG, CHÍNH PHỦ CỦA TÔI KHÔNG CHỐNG LẠI VIỆC CHÍNH QUYỀN VÀ QUÂN ĐỘI PHÁP QUAY TRỞ LẠI XỨ ẤY”- Harry S. Truman nói với Charles de Gaulle (Washington, D.C., 24-8-1945)
Khi cuộc chiến tranh nóng chống Đức quốc xã và phát-xít Nhật chưa ngã ngũ thì mầm mống của chiến tranh lạnh với Liên Xô đã phát sinh. Mỹ xem Liên Xô là kẻ thù mới, có thể đe dọa thế lực và quyền lợi của Mỹ trên thế giới.
Bộ ngoại giao Mỹ và Cơ quan tình báo OSS khuyên tổng thống Roosevelt bỏ chủ trương “đặt Đông Dương sau chiến tranh dưới chế độ ủy trị quốc tế” – một chủ trương bị Pháp cực lực phản đối – để lôi kéo Pháp (và các nước Tây Âu khác) về phe của Mỹ chống lại khối Xô-viết.
Roosevelt quyết định thay đổi chính sách đối với Đông Dương. Tại Hội nghị các cường quốc họp tại Dumbarton Oaks gần Washington, D.C. từ 21-8 đến 28-9-1944, “Mỹ đưa ra một đề nghị mới về cách xử lý các khu vực phụ thuộc [chưa độc lập] sau chiến tranh. Theo đề nghị đó, chế độ ủy trị chỉ được thành lập trong ba trường hợp:
- Các lãnh thổ lúc đó đang nằm dưới sự ủy trị của Hội quốc liên;
- Các lãnh thổ lấy của kẻ thù do chiến tranh;
- Các lãnh thổ tự nguyện đặt dưới hệ thống [ủy trị] bởi những nhà nước có trách nhiệm cai trị nó”[14].
Dương nằm trong trường hợp thứ ba. Như vậy “Đông Dương chỉ có thể trở thành xứ ủy trị quốc tế nếu được Pháp cho phép”[15], điều mà Pháp không đời nào làm. Do đó, không phải “chủ trương ủy trị quốc tế cùng chết với Roosevelt” như một số tác giả viết; nói đúng hơn, nó đã bị chính cha đẻ của nó để cho chết khi ông vẫn còn sống.
Nửa thế kỷ sau, nguyên bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara giải thích: “Mỹ ngầm bằng lòng cho Pháp quay trở lại Đông Dương vì sợ rằng một sự rạn nứt [trong quan hệ] Mỹ – Pháp sẽ khiến cho việc ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô ở châu Âu trở nên khó khăn hơn”[16].
Ngày 12-4-1945, Roosevelt qua đời vì xuất huyết não. “Trong chưa đầy một tháng, chính quyền Truman tuyên bố rõ ràng rằng Mỹ công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương và các viên chức cao cấp phụ trách chính sách đối ngoại của Mỹ không phản đối sự phục hồi quyền lực của Pháp”[17].
Chỉ một tuần lễ sau ngày Hà Nội được giải phóng, 24-8-1945, Truman tiếp kiến tướng de Gaulle tại Nhà Trắng. Tính theo giờ Việt Nam, đó là ngày 25-8-1945, đúng vào lúc hàng chục vạn người đang xuống đường trong “một cuộc biểu tình quần chúng mà Sài Gòn chưa từng chứng kiến trước đó”[18], quyết tâm lật đổ ách thống trị ngoại bang. Một lần nữa, Truman khẳng định với de Gaulle lập trường của Mỹ: “Trong mọi trường hợp, đối với Đông Dương, chính phủ tôi không chống lại việc chính quyền và quân đội Pháp quay trở lại xứ ấy”[19]. Truman giải thích: “Từ nay trở đi, sự chống đối giữa thế giới tự do và thế giới Xô-viết vượt lên trên mọi thứ. Vì vậy điều chủ yếu là tránh những chuyện tranh cãi giữa các nước [tư bản] với nhau và những xáo động cách mạng, để tất cả những gì không phải là cộng sản sẽ không trở thành cộng sản”[20].
Mười ngày sau, 2-9-1945, trong khi nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam hân hoan cử hành lễ Độc lập, tướng Douglas MacArthur (Mỹ) khuyên tướng Leclerc (Pháp) khi hai người cùng đến dự lễ ký văn kiện đầu hàng của Nhật trên chiến hạm Missouri đậu trong vịnh Tokyo (Nhật Bản): “Anh hãy mang quân sang [Việt Nam], mang thêm nhiều hơn nữa, có khả năng bao nhiêu thì mang quân sang bấy nhiêu”[21].
Được Mỹ bật đèn xanh, được Anh giúp đỡ, Pháp tỏ ra hăng hái trong việc mở cuộc chiến tranh tái chiếm Đông Dương.
Nhưng, như nhận định của giáo sư sử học người Mỹ George McTurnan Kahin, “nước Pháp sau chiến tranh [thế giới thứ hai] bị tàn phá nặng nề, không có cả trang bị quân sự lẫn nguồn tài chính, nên không thể tiến hành một nỗ lực quân sự lớn ở Đông Dương”[22]. Anh cũng gặp khó khăn không kém gì Pháp. Chỉ có Mỹ là nước duy nhất có thể giúp Pháp.
Trong cuộc hội đàm với de Gaulle cuối tháng 8-1945 nói trên, Truman đồng ý cho Pháp vay dài hạn 650 triệu đôla[23]. Tháng 5 năm sau, Mỹ xóa món nợ 1 tỉ 800 triệu đôla mà Pháp đã vay trong thế chiến, đồng thời cho Pháp vay thêm 500 triệu đôla thông qua Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển IBRD[24].
Mỹ cũng cung cấp cho Pháp một lượng vũ khí hiện đại[25]. Giữa tháng 3-1946, khi Anh rút quân khỏi miền nam Đông Dương, Truman đồng ý để cho Anh giao lại cho Pháp nhiều trang bị quân sự trị giá hơn 70 triệu đôla, trong đó có khoảng 800 xe quân sự của Mỹ cho Anh thuê và mượn, “lấy cớ rằng không thể di chuyển các trang bị này” ra khỏi Việt Nam[26].
Mỹ cung cấp cho Pháp 8 tàu chiến để chở Sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9 sang tăng viện cho Sài Gòn[27]. Ngoài ra, “Washington còn cung cấp tiền bạc cho Paris để giúp Pháp mua 75 tàu chở quân của Mỹ”[28]. Nhà báo Mỹ Harold Isaacs – có mặt trong số những nhà báo Mỹ đầu tiên đến Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc – tường thuật: “Một loạt tàu của Mỹ, treo cờ Mỹ, do thủy thủ Mỹ điều khiển. Từ những tàu này, lính Pháp lên bờ, mặc quân phục do Mỹ sản xuất, mở các cuộc tiến công đầu tiên với vũ khí, xe tăng, xe vận tải và xe jeep do Mỹ cho thuê, cho mượn”[29]. Nhà sử học Mỹ Joseph Buttinger nhận định: “Việc Mỹ giúp tàu bè chuyên chở khiến cho Pháp có đủ quân lính tới Sài Gòn để đánh bại cuộc cách mạng trong Nam”[30].
Không chỉ giúp Pháp chiếm miền Nam Việt Nam, Mỹ còn ủng hộ ý đồ của Pháp chiếm cả miền Bắc. Theo giáo sư Kahin, “ít ra là từ cuối tháng 9-1945, Mỹ đã kêu gọi Trung Hoa [Dân quốc] để cho Pháp dễ dàng thu hồi quyền lực [ở miền Bắc]. Lúc đó, [tướng Mỹ Philip E. Gallagher] cam kết sẽ thúc đẩy [tướng Trung Hoa] Lư Hán giúp Pháp lấy lại quyền kiểm soát nửa phía bắc của Việt Nam”[31]. Kết quả là Trung Hoa rút quân về nước, nhường chỗ cho quân Pháp vào miền Bắc. “Quân lính của Leclerc (được chuyên chở, vũ trang và trang bị với số lượng lớn bằng quân cụ cho thuê – cho mượn của Mỹ) chiếm đóng các thành phố lớn của Việt Nam[32]. Nhà báo Mỹ Harold Isaacs nhận xét: “Đối với người Việt Nam, điều đó có vẻ như Mỹ bảo kê cho Pháp tái chiếm [Việt Nam]”[33].
McNamara thừa nhận: “Trong thực tế, trong thập niên sau đó, chúng ta đã tài trợ hoạt động quân sự của Pháp chống lại lực lượng của Hồ Chí Minh”[34] đến độ tiến sĩ Daniel Ellsberg kết luận: chiến tranh Việt Nam “đã là một cuộc chiến tranh của Mỹ hầu như ngay từ khi bắt đầu: trước hết là chiến tranh Pháp – Mỹ, cuối cùng là chiến tranh hoàn toàn Mỹ”[35].
HÀNG TRIỆU NGƯỜI – VIỆT NAM, PHÁP, MỸ, HÀN, THÁI LAN… ĐÃ CÓ THỂ KHÔNG THIỆT MẠNG VÌ CHIẾN TRANH
Nửa thế kỷ sau, nguyên bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara giải thích: “Mỹ ngầm bằng lòng cho Pháp quay trở lại Đông Dương vì sợ rằng một sự rạn nứt [trong quan hệ] Mỹ – Pháp sẽ khiến cho việc ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô ở châu Âu trở nên khó khăn hơn”[16].
Ngày 12-4-1945, Roosevelt qua đời vì xuất huyết não. “Trong chưa đầy một tháng, chính quyền Truman tuyên bố rõ ràng rằng Mỹ công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương và các viên chức cao cấp phụ trách chính sách đối ngoại của Mỹ không phản đối sự phục hồi quyền lực của Pháp”[17].
Chỉ một tuần lễ sau ngày Hà Nội được giải phóng, 24-8-1945, Truman tiếp kiến tướng de Gaulle tại Nhà Trắng. Tính theo giờ Việt Nam, đó là ngày 25-8-1945, đúng vào lúc hàng chục vạn người đang xuống đường trong “một cuộc biểu tình quần chúng mà Sài Gòn chưa từng chứng kiến trước đó”[18], quyết tâm lật đổ ách thống trị ngoại bang. Một lần nữa, Truman khẳng định với de Gaulle lập trường của Mỹ: “Trong mọi trường hợp, đối với Đông Dương, chính phủ tôi không chống lại việc chính quyền và quân đội Pháp quay trở lại xứ ấy”[19]. Truman giải thích: “Từ nay trở đi, sự chống đối giữa thế giới tự do và thế giới Xô-viết vượt lên trên mọi thứ. Vì vậy điều chủ yếu là tránh những chuyện tranh cãi giữa các nước [tư bản] với nhau và những xáo động cách mạng, để tất cả những gì không phải là cộng sản sẽ không trở thành cộng sản”[20].
Mười ngày sau, 2-9-1945, trong khi nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam hân hoan cử hành lễ Độc lập, tướng Douglas MacArthur (Mỹ) khuyên tướng Leclerc (Pháp) khi hai người cùng đến dự lễ ký văn kiện đầu hàng của Nhật trên chiến hạm Missouri đậu trong vịnh Tokyo (Nhật Bản): “Anh hãy mang quân sang [Việt Nam], mang thêm nhiều hơn nữa, có khả năng bao nhiêu thì mang quân sang bấy nhiêu”[21].
Được Mỹ bật đèn xanh, được Anh giúp đỡ, Pháp tỏ ra hăng hái trong việc mở cuộc chiến tranh tái chiếm Đông Dương.
Nhưng, như nhận định của giáo sư sử học người Mỹ George McTurnan Kahin, “nước Pháp sau chiến tranh [thế giới thứ hai] bị tàn phá nặng nề, không có cả trang bị quân sự lẫn nguồn tài chính, nên không thể tiến hành một nỗ lực quân sự lớn ở Đông Dương”[22]. Anh cũng gặp khó khăn không kém gì Pháp. Chỉ có Mỹ là nước duy nhất có thể giúp Pháp.
Trong cuộc hội đàm với de Gaulle cuối tháng 8-1945 nói trên, Truman đồng ý cho Pháp vay dài hạn 650 triệu đôla[23]. Tháng 5 năm sau, Mỹ xóa món nợ 1 tỉ 800 triệu đôla mà Pháp đã vay trong thế chiến, đồng thời cho Pháp vay thêm 500 triệu đôla thông qua Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển IBRD[24].
Mỹ cũng cung cấp cho Pháp một lượng vũ khí hiện đại[25]. Giữa tháng 3-1946, khi Anh rút quân khỏi miền nam Đông Dương, Truman đồng ý để cho Anh giao lại cho Pháp nhiều trang bị quân sự trị giá hơn 70 triệu đôla, trong đó có khoảng 800 xe quân sự của Mỹ cho Anh thuê và mượn, “lấy cớ rằng không thể di chuyển các trang bị này” ra khỏi Việt Nam[26].
Mỹ cung cấp cho Pháp 8 tàu chiến để chở Sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9 sang tăng viện cho Sài Gòn[27]. Ngoài ra, “Washington còn cung cấp tiền bạc cho Paris để giúp Pháp mua 75 tàu chở quân của Mỹ”[28]. Nhà báo Mỹ Harold Isaacs – có mặt trong số những nhà báo Mỹ đầu tiên đến Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc – tường thuật: “Một loạt tàu của Mỹ, treo cờ Mỹ, do thủy thủ Mỹ điều khiển. Từ những tàu này, lính Pháp lên bờ, mặc quân phục do Mỹ sản xuất, mở các cuộc tiến công đầu tiên với vũ khí, xe tăng, xe vận tải và xe jeep do Mỹ cho thuê, cho mượn”[29]. Nhà sử học Mỹ Joseph Buttinger nhận định: “Việc Mỹ giúp tàu bè chuyên chở khiến cho Pháp có đủ quân lính tới Sài Gòn để đánh bại cuộc cách mạng trong Nam”[30].
Không chỉ giúp Pháp chiếm miền Nam Việt Nam, Mỹ còn ủng hộ ý đồ của Pháp chiếm cả miền Bắc. Theo giáo sư Kahin, “ít ra là từ cuối tháng 9-1945, Mỹ đã kêu gọi Trung Hoa [Dân quốc] để cho Pháp dễ dàng thu hồi quyền lực [ở miền Bắc]. Lúc đó, [tướng Mỹ Philip E. Gallagher] cam kết sẽ thúc đẩy [tướng Trung Hoa] Lư Hán giúp Pháp lấy lại quyền kiểm soát nửa phía bắc của Việt Nam”[31]. Kết quả là Trung Hoa rút quân về nước, nhường chỗ cho quân Pháp vào miền Bắc. “Quân lính của Leclerc (được chuyên chở, vũ trang và trang bị với số lượng lớn bằng quân cụ cho thuê – cho mượn của Mỹ) chiếm đóng các thành phố lớn của Việt Nam[32]. Nhà báo Mỹ Harold Isaacs nhận xét: “Đối với người Việt Nam, điều đó có vẻ như Mỹ bảo kê cho Pháp tái chiếm [Việt Nam]”[33].
McNamara thừa nhận: “Trong thực tế, trong thập niên sau đó, chúng ta đã tài trợ hoạt động quân sự của Pháp chống lại lực lượng của Hồ Chí Minh”[34] đến độ tiến sĩ Daniel Ellsberg kết luận: chiến tranh Việt Nam “đã là một cuộc chiến tranh của Mỹ hầu như ngay từ khi bắt đầu: trước hết là chiến tranh Pháp – Mỹ, cuối cùng là chiến tranh hoàn toàn Mỹ”[35].
HÀNG TRIỆU NGƯỜI – VIỆT NAM, PHÁP, MỸ, HÀN, THÁI LAN… ĐÃ CÓ THỂ KHÔNG THIỆT MẠNG VÌ CHIẾN TRANH
Trong bữa cơm tiễn thiếu tá Mỹ Archimedes L.A. Patti về nước tổ chức tại Bắc Bộ Phủ tối 30-9-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh “bày tỏ hi vọng Mỹ sẽ kiềm chế ý đồ thực dân của Pháp. Ông nói rằng nếu Mỹ chỉ cần dùng ảnh hưởng của mình đối với De Gaulle thì cũng có thể đạt được một thỏa hiệp tạm thời ở Việt Nam mà trong đó không chỉ riêng Pháp mà tất cả các nước bạn bè đều có lợi từ nền độc lập của Việt Nam”[36].
Hi vọng của Hồ Chí Minh ở “chủ nghĩa chống thực dân” của Mỹ không được đáp ứng. Mỹ khước từ khát vọng độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam. Ngược lại, họ thỏa mãn yêu sách thực dân của Pháp. Hồ Chí Minh tâm sự với nhà báo Mỹ Harold Isaacs: “Chúng tôi tiếc rằng Mỹ đã tiếp tế khí giới cho Pháp giết hại người chúng tôi, phá phách xứ sở chúng tôi”[37].
Gần bốn thập niên sau, luật gia Mỹ Joseph Amter viết: “Nếu được Mỹ ủng hộ, Hồ Chí Minh có thể đã thành lập ở Việt Nam một chính phủ tuy cộng sản nhưng vẫn hữu nghị với Mỹ. Là một người có tinh thần dân tộc mãnh liệt, Hồ Chí Minh không muốn Việt Nam bị (…) bất cứ cường quốc thực dân nào thống trị. Nếu lúc đó Mỹ ủng hộ Hồ Chí Minh, Mỹ đã có thể tránh được một cuộc chiến tranh tốn kém và bi thảm ở Việt Nam những năm về sau”[38].
Chiến tranh Việt Nam không phải là một “định mệnh” không thể tránh được. Chiến tranh đã có thể không xảy ra, hàng triệu người Việt, người Pháp, người Mỹ, người Hàn, người Thái Lan… đã có thể không thiệt mạng vì bom đạn.
Ngày nay, chúng ta nhắc lại chuyện cũ, không phải để tiếc nuối vì đã bỏ lỡ một cơ hội tốt đẹp cho quan hệ giữa hai nước trong quá khứ, mà nhằm rút ra một bài học hữu ích cho hiện tại và để tránh những sai lầm tương tự trong tương lai.
TS. Phan Văn Hoàng
Hi vọng của Hồ Chí Minh ở “chủ nghĩa chống thực dân” của Mỹ không được đáp ứng. Mỹ khước từ khát vọng độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam. Ngược lại, họ thỏa mãn yêu sách thực dân của Pháp. Hồ Chí Minh tâm sự với nhà báo Mỹ Harold Isaacs: “Chúng tôi tiếc rằng Mỹ đã tiếp tế khí giới cho Pháp giết hại người chúng tôi, phá phách xứ sở chúng tôi”[37].
Gần bốn thập niên sau, luật gia Mỹ Joseph Amter viết: “Nếu được Mỹ ủng hộ, Hồ Chí Minh có thể đã thành lập ở Việt Nam một chính phủ tuy cộng sản nhưng vẫn hữu nghị với Mỹ. Là một người có tinh thần dân tộc mãnh liệt, Hồ Chí Minh không muốn Việt Nam bị (…) bất cứ cường quốc thực dân nào thống trị. Nếu lúc đó Mỹ ủng hộ Hồ Chí Minh, Mỹ đã có thể tránh được một cuộc chiến tranh tốn kém và bi thảm ở Việt Nam những năm về sau”[38].
Chiến tranh Việt Nam không phải là một “định mệnh” không thể tránh được. Chiến tranh đã có thể không xảy ra, hàng triệu người Việt, người Pháp, người Mỹ, người Hàn, người Thái Lan… đã có thể không thiệt mạng vì bom đạn.
Ngày nay, chúng ta nhắc lại chuyện cũ, không phải để tiếc nuối vì đã bỏ lỡ một cơ hội tốt đẹp cho quan hệ giữa hai nước trong quá khứ, mà nhằm rút ra một bài học hữu ích cho hiện tại và để tránh những sai lầm tương tự trong tương lai.
TS. Phan Văn Hoàng
0 comments:
Post a Comment