Tháng 1-2007, Trịnh Thanh Sơn đang khỏe mạnh bình thường, bỗng nhiên nhập viện. Không ngờ bệnh quá hiểm nghèo, chỉ mấy tháng sau anh qua đời vào ngày 17-9-2007 hưởng thọ 59 tuổi (1948-2007).
Trịnh Thanh Sơn người bền bỉ dẻo dai, xông xáo đi dọc cách đồng thơ, giờ đây không còn “ngồi rót biển vào chai” được nữa.
Theo nhà văn Xuân Cang thì nhà thơ Trịnh Thanh Sơn thuộc quẻ Đại Tráng, tượng quẻ là sấm ở trên trời. Nhà văn được quẻ này thì văn chương thuộc loại hành động, bao quát mạnh mẽ, dám nói mặt trái, tả cái không gian vang động hay hơn tả hoa lá tốt tươi. Đúng vậy, Trịnh Thanh Sơn là người hành động, không thích ở yên, làm gì cũng hăng hái, mạnh mẽ, có tiếng vang. Thái độ cử chỉ thường khảng khái, ồn ào. Như anh tự bạch:
Trịnh Thanh Sơn người bền bỉ dẻo dai, xông xáo đi dọc cách đồng thơ, giờ đây không còn “ngồi rót biển vào chai” được nữa.
Theo nhà văn Xuân Cang thì nhà thơ Trịnh Thanh Sơn thuộc quẻ Đại Tráng, tượng quẻ là sấm ở trên trời. Nhà văn được quẻ này thì văn chương thuộc loại hành động, bao quát mạnh mẽ, dám nói mặt trái, tả cái không gian vang động hay hơn tả hoa lá tốt tươi. Đúng vậy, Trịnh Thanh Sơn là người hành động, không thích ở yên, làm gì cũng hăng hái, mạnh mẽ, có tiếng vang. Thái độ cử chỉ thường khảng khái, ồn ào. Như anh tự bạch:
Người ta khi chào đời
Ai cũng thò đầu trước
Còn mẹ sinh ra tôi
Hai chân vung lộn ngược
Ai cũng thò đầu trước
Còn mẹ sinh ra tôi
Hai chân vung lộn ngược
Người ta khi chào đời
Ai cũng oe oe khóc
Còn mẹ sinh ra tôi
Cứ lặng im phăng phắc
Bà mụ phát vào đít
Tôi bỗng cười phá lên!
Ai cũng oe oe khóc
Còn mẹ sinh ra tôi
Cứ lặng im phăng phắc
Bà mụ phát vào đít
Tôi bỗng cười phá lên!
Trịnh Thanh Sơn giao thiệp rộng, đa phương, đa sự. Từ lối sống, cách ăn ở, xử sự bao giờ cũng độc lập, quả quyết, dứt khoát, thường có ý kiến riêng không phụ thuộc vào ai. Đặc biệt có một trí nhớ tuyệt vời, thuộc rất nhiều thơ của những người mình thích. Luôn quan tâm, chăm chút đọc những tác phẩm mới xuất bản và viết giới thiệu. Anh nói:
Tôi có thể bỏ qua nhiều thứ nhưng không khi nào bỏ qua một câu thơ hay.
Trịnh Thanh Sơn là người có sức mạnh bên trong, thể hiện tính cách thẳng thắn, cương trực, quả quyết và dứt khoát. Thơ văn của anh thường nghiêng về miêu tả khoảng không thiên nhiên, sức vang động, dạn dĩ, sự khởi động, sự kích thích sáng tạo, hình tượng b•o giông, sấm chớp, mạnh mẽ quyết liệt, yêu nhiều hơn thương.
Nếu có thể một lần thôi cũng được
Em lặng im ta sẽ vượt qua rào
Nước l• gọi ta là đạo tặc
Còn rượu nồng bảo đó là tình yêu
(Ngôi nhà ấy)
Tính cách của Sơn đã nói là làm đến cùng, không khoan nhượng, lùi bước. Luôn có những thái đó khác thường, ngay cả trong tình yêu:
Tiếc rằng anh chỉ có một cuộc đời
Nếu có hai anh còn yêu em nữa
Để yêu nhau một đời thôi chưa đủ
Một đời người chỉ đủ một tình yêu.
(Chuyện cũ)
Nếu có hai anh còn yêu em nữa
Để yêu nhau một đời thôi chưa đủ
Một đời người chỉ đủ một tình yêu.
(Chuyện cũ)
Thơ Sơn còn có những phát hiện bất ngờ, đột biến, gây ấn tượng rất mạnh:
Giá em đừng xinh tươi quá thế
Thì bình yên đến với anh rồi!
(Linh cảm)
Thì bình yên đến với anh rồi!
(Linh cảm)
Nhà thơ Hoàng Cầm đã sững sờ khi đọc bài thơ Biển vắng, bài thơ tả cái cô đơn ghê gớm của người trai đợi người tình trên biển, cái cô đơn sừng sững của vũ trụ lúc ấy thu nhỏ lại và có lẽ chỉ ở Trịnh Thanh Sơn:
Nắng tắt mà người không đến
Anh ngồi rót biển vào chai.
Nhưng cuộc sống đời thường thì ngược lại, Trịnh Thanh Sơn là người yếu đuối, đa sầu đa cảm, dễ xúc động bùi ngùi, không ủy mị nhưng mau nước mắt.
Sơn viết nhiều bài thơ về mẹ, bài nào cũng lắng đọng, xót xa, khắc khoải âu lo:
Sơn viết nhiều bài thơ về mẹ, bài nào cũng lắng đọng, xót xa, khắc khoải âu lo:
Một chiếc lá rời cành lòng cũng buồn ngơ ngác
Con chỉ nhặt cho mình cái đốm sáng hoàng hôn!
(Gửi mẹ)
Bài Mẹ và Thơ của anh tôi phổ thành ca khúc, ca sĩ Lan Anh hát, Đài tiếng nói Việt Nam thu đĩa CD, sáng nào ngủ dậy Sơn cũng mở rất to, cả nhà đều thuộc và hát theo:
Vùn vụt đêm ngày, năm tháng trôi đi
Lưng mẹ còng hơn lúc chẳng biết
Bao yêu thương mẹ dành con cháu hết
Cho riêng mình chỉ một miếng trầu thôi.
(Mẹ và Thơ)
Lưng mẹ còng hơn lúc chẳng biết
Bao yêu thương mẹ dành con cháu hết
Cho riêng mình chỉ một miếng trầu thôi.
(Mẹ và Thơ)
Có những chiều, sau khi đi làm về, Sơn thường gọi cho tôi đến quán bia nhỏ gần nhà ngồi uống và tâm sự. Thỉnh thoảng Sơn bảo hôm nay chỉ uống một hai vại thôi còn về ăn cơm với Lý. Một tuần rồi không ăn ở nhà bữa nào. Tôi lại thấy mắt Sơn rơm rớm, nhìn ra xa thẳm, chậm r•i nói:
- Người phụ nữ kỳ lạ lắm, chịu đựng mỏi mòn mà không thấy cô đơn, ngược lại luôn hy vọng. Họ không những yêu mình mà yêu đến tận cùng cả cái “dở hơi” “vô vị” của mình nữa.
- Người phụ nữ kỳ lạ lắm, chịu đựng mỏi mòn mà không thấy cô đơn, ngược lại luôn hy vọng. Họ không những yêu mình mà yêu đến tận cùng cả cái “dở hơi” “vô vị” của mình nữa.
Những lá thư tình anh gửi cho em ba mươi năm trước
Có phải vàng đâu mà giữ tới giờ.
(Vô đề)
Có phải vàng đâu mà giữ tới giờ.
(Vô đề)
Rồi Sơn nói như tự trách:
- Thật khổ cho người phụ nữ nào lấy phải nhà thơ, nhất là nhà thơ ấy lại là mình:
Cái ngày em cắp nón theo tôi
Chốc đ• hai mươi năm trời
Ngôi sao năm xưa nay mười tám tuổi
Mà chẳng mấy khi tôi thấy em cười.
(Nhớ lại)
Cháu nội Nguyên Tường về quê ngoại Quảng Ng•i có 10 hôm thôi mà Sơn nhớ bồn chồn, đứng ngồi không yên. Hễ nhắc đến là ngoảnh mặt đi, lén lau nước mắt:
Tường về quê ngoại nhà vắng quá
Chỉ vắng một mình Tường mà vắng cả dây phơi.
(Nhớ Nguyên Tường)
Một hôm, Sơn hối hả gọi tôi bảo có thằng bạn cất công từ Nghệ An ra tặng tập thơ mới xuất bản. anh nhờ tôi đèo đến gặp nó. Thấy Sơn, anh bạn mừng cuống lên, lao tới gọi Sơn lạc cả giọng. Sơn cũng hớt hải chảy đến. Trời hè nóng bức, nhìn bạn mồ hôi nhễ nhại, quần áo xộc xệch, nhem nhuốc, Sơn bỗng đứng sững lại. Tôi thấy anh đưa tay lên quệt nước mắt.
Trịnh Thanh Sơn là thế. Mải mê đọc, mải mê viết chẳng đòi hỏi và cũng chẳng cần một hàm ơn, một đ•i ngộ nào. Có những tác giả được anh giới thiệu như Bùi Hữu Thiềm ở tận Móng Cái, rồi qua thơ họ thành bạn, nhưng 5 năm sau mới biết mặt nhau.
Sơn sống thoải mái, không so đo tính đếm gì cho riêng mình. Rượu uống tối ngày, đi chơi mệt nghỉ, nhưng khi viết dồn hết tâm sức, thận trọng từng câu, từng chữ thể hiện trách nhiệm lớn lao của người cầm bút. Nguyễn Bá Thắng không may bị mất người con trai vì tai nạn giao thông, Thắng viết bài thơ Thăm con đọc cảm động rơi nước mắt. Trước khi bình bài thơ này, Sơn rủ tôi và Trương Vĩnh Tuấn về Đồng Bụt, nơi xuất xứ bài thơ, là địa danh mà Nguyễn Bá Thắng nhắc đến:
Trịnh Thanh Sơn là thế. Mải mê đọc, mải mê viết chẳng đòi hỏi và cũng chẳng cần một hàm ơn, một đ•i ngộ nào. Có những tác giả được anh giới thiệu như Bùi Hữu Thiềm ở tận Móng Cái, rồi qua thơ họ thành bạn, nhưng 5 năm sau mới biết mặt nhau.
Sơn sống thoải mái, không so đo tính đếm gì cho riêng mình. Rượu uống tối ngày, đi chơi mệt nghỉ, nhưng khi viết dồn hết tâm sức, thận trọng từng câu, từng chữ thể hiện trách nhiệm lớn lao của người cầm bút. Nguyễn Bá Thắng không may bị mất người con trai vì tai nạn giao thông, Thắng viết bài thơ Thăm con đọc cảm động rơi nước mắt. Trước khi bình bài thơ này, Sơn rủ tôi và Trương Vĩnh Tuấn về Đồng Bụt, nơi xuất xứ bài thơ, là địa danh mà Nguyễn Bá Thắng nhắc đến:
Đồng Bụt hôm nay vàng nắng
Khuôn viên chùa ắng lặng
Nghe hương lúa phả vào không gian.
(Thăm con)
Khuôn viên chùa ắng lặng
Nghe hương lúa phả vào không gian.
(Thăm con)
Sơn đứng lặng ở đây rất lâu. Dường như anh muốn chia sẻ nỗi đau không gì bù đắp được của Thắng. Để bình một bài thơ, không chỉ đơn giải thẩm qua thơ, Trịnh Thanh Sơn còn thâm nhập vào thực tế viết với tất cả tình cảm xót thương lắng sâu nơi trái tim nhân hậu của mình.
Cuộc sống của Trịnh Thanh Sơn vô cùng cực khổ, gieo neo, từ quê hương Nga Sơn, Thanh Hóa lên công tác ở khu Gang thép Thái Nguyên. Nhờ văn chương được chuyển về Hà Nội. Đến nay, gia đình yên ấm thì anh lại vĩnh viễn ra đi.
Ai cũng biết đến một Trịnh Thanh Sơn “động” nhiều hơn “tĩnh”. Dáng vẻ bên ngoài lạnh lùng, nhưng bên trong rực lửa.
Ngay nỗi niềm chìm lặng, sâu thẳm nhất nơi đáy lòng, đó là khi người bà của mình không may bị “quy” thành phần trong cải cách ruộng đất, Sơn vẫn viết những câu thơ đọc lên vừa bật cười, vừa bật khóc.
Cuộc sống của Trịnh Thanh Sơn vô cùng cực khổ, gieo neo, từ quê hương Nga Sơn, Thanh Hóa lên công tác ở khu Gang thép Thái Nguyên. Nhờ văn chương được chuyển về Hà Nội. Đến nay, gia đình yên ấm thì anh lại vĩnh viễn ra đi.
Ai cũng biết đến một Trịnh Thanh Sơn “động” nhiều hơn “tĩnh”. Dáng vẻ bên ngoài lạnh lùng, nhưng bên trong rực lửa.
Ngay nỗi niềm chìm lặng, sâu thẳm nhất nơi đáy lòng, đó là khi người bà của mình không may bị “quy” thành phần trong cải cách ruộng đất, Sơn vẫn viết những câu thơ đọc lên vừa bật cười, vừa bật khóc.
Anh hàng xóm răng đen mắt toét
Rủ tôi đi đả đảo bà tôi!
Rủ tôi đi đả đảo bà tôi!
Nhưng, có lẽ ít ai biết rằng: “Trịnh Thanh Sơn cô đơn trong cả nỗi buồn”:
Ta như gã ăn mày hậu đậu
Có rá buồn đem đổ ở cầu ao.
Có rá buồn đem đổ ở cầu ao.
Nguyễn Giang
0 comments:
Post a Comment