Lâu nay hành mãi một lối văn bựa kể cũng đã nhàm, định tâm là phải đổi mới. Nhân có ngày cuối tuần, giời lại mưa gió ôm máy gối đùi vện cái đọc văn chương, luận giải của cụ Phạm Quỳnh mà nảy nòi ra thói bắt chước. Chẳng phải là sự điệu đà hay phô phang nhưng quả thấy cách hành văn của người xưa trong sáng và rõ ý lắm. Chứ như cái văn phạm hiện thời, cứ biên cái gì tử tế là ra khốn nạn ngay. Tài lắm.
Qủa có một thời thổ tả đói rách nên cũng hạn chế sự học hỏi, tầm tra. Phần vì chả phải người danh giá hay nghiên cứu phong hóa cũng như văn chương, tư tưởng nhưng phần nhiều bởi chẳng ai khai phóng cho. Nay nhờ có anh - tẹc - nét và con người cũng có phần nhớn nhao, muốn đào sâu cội rễ nên mới được biết đến. Càng đọc lại văn xưa, báo cũ của tiền nhân càng thấy cái nhân văn và tinh thần cao cả lắm. Thế nên quyết một phen họa lại. Chẳng mưu cầu gì cả ngoài cái mới mẻ của cũ xưa, cái phong hóa trăm năm mà con tinh tươm tất thảy.
Các học giả xưa, là tôi nói cuối kỷ 19, đầu kỷ 20 thôi, phần đa là học hành bài bản, kể cả người Nho học và Tây học hoặc cả hai. Tôi thấy họ 14 - 15 đã thành tài, làm thày cả. Từ thày thông, thày phán, thày ký cho đến thày giáo, ngoài giúp việc cho các quan Tây còn khai phóng dân ta. Cái thời nhiễu nhương mọi nhẽ đó mà được như vậy kể cũng là ngoạn mục. Đâu như ông Phạm Quỳnh, 15 tuổi đã làm trong Viễn Đông Bác Cổ, 24 tuổi đã là chủ bút tờ Nam Phong. Hay như ông Nguyễn Văn Vĩnh, phu phen tạp dịch mà khai hóa ra cái nền báo chí nước nhà. Cả hai ông này đều nghèo như nhau cả, bình sinh cảnh đời hết sức đáng thương. Và cả hai ông, đều đậu thủ khoa của trường Thông ngôn, tên khác của trường Hậu bổ, hay trường Bưởi hay trường Chu Văn An bây giờ. Được như thế, hẳn các ông hưởng nền giáo dục Tây, nhưng trọng hơn là tính tự học và thói chuyên cần của người Nam mà có. Và còn nhiều ông khác nữa, có dịp sẽ điểm tên.
Dân ta xuất thân không chữ viết, hoặc có nhưng khó ứng dụng hoặc chứng minh, chả dụ như chữ Khoa Đẩu nên phải dùng Hán tự. Cái phong hóa đã lệ thuộc, lại còn lệ thuộc cả chữ viết trải hàng nghìn năm nữa thì quả là thiếu cái tử tế, văn minh. Bậc trí giả có tính tự cường cũng một thời chế ra chữ cho người Nam dùng, dựa trên mẫu Hán tự mà ta quen gọi là chữ Nôm. Đó là cách chúng ta nghi âm lại lời ăn tiếng nói của giòng giống. Tiếc thay không được giản tiện, dễ dàng mà lại làm cho khó khăn, rắc rối thành ra không phổ cập được bao lâu. Rồi lại phải quay lại Hán tự như ngàn năm vẫn trải.
Rồi những người Âu châu truyền đạo Gia tô vào, để giản đi con chữ và tiện bề truyền giáo nên làm ra chữ Latinh. Cộng với việc khai hóa của người Pháp mà ta có chữ viết như bây giờ, gọi chung là quốc ngữ. Nhưng để được trong sáng, rõ ràng thành văn phạm như ngày nay thì tất thảy đều nhờ công của các vị kia cả. Và bởi ngôn ngữ là sự ký âm của cuộc sống nên nó có tính hiện sinh và diễn tiến, nói gọn đi thì gọi đó là sinh ngữ. Nhưng rõ ràng là cái sự phụ trợ và vay mượn là lắm lắm.
Qủa có một thời thổ tả đói rách nên cũng hạn chế sự học hỏi, tầm tra. Phần vì chả phải người danh giá hay nghiên cứu phong hóa cũng như văn chương, tư tưởng nhưng phần nhiều bởi chẳng ai khai phóng cho. Nay nhờ có anh - tẹc - nét và con người cũng có phần nhớn nhao, muốn đào sâu cội rễ nên mới được biết đến. Càng đọc lại văn xưa, báo cũ của tiền nhân càng thấy cái nhân văn và tinh thần cao cả lắm. Thế nên quyết một phen họa lại. Chẳng mưu cầu gì cả ngoài cái mới mẻ của cũ xưa, cái phong hóa trăm năm mà con tinh tươm tất thảy.
Các học giả xưa, là tôi nói cuối kỷ 19, đầu kỷ 20 thôi, phần đa là học hành bài bản, kể cả người Nho học và Tây học hoặc cả hai. Tôi thấy họ 14 - 15 đã thành tài, làm thày cả. Từ thày thông, thày phán, thày ký cho đến thày giáo, ngoài giúp việc cho các quan Tây còn khai phóng dân ta. Cái thời nhiễu nhương mọi nhẽ đó mà được như vậy kể cũng là ngoạn mục. Đâu như ông Phạm Quỳnh, 15 tuổi đã làm trong Viễn Đông Bác Cổ, 24 tuổi đã là chủ bút tờ Nam Phong. Hay như ông Nguyễn Văn Vĩnh, phu phen tạp dịch mà khai hóa ra cái nền báo chí nước nhà. Cả hai ông này đều nghèo như nhau cả, bình sinh cảnh đời hết sức đáng thương. Và cả hai ông, đều đậu thủ khoa của trường Thông ngôn, tên khác của trường Hậu bổ, hay trường Bưởi hay trường Chu Văn An bây giờ. Được như thế, hẳn các ông hưởng nền giáo dục Tây, nhưng trọng hơn là tính tự học và thói chuyên cần của người Nam mà có. Và còn nhiều ông khác nữa, có dịp sẽ điểm tên.
Dân ta xuất thân không chữ viết, hoặc có nhưng khó ứng dụng hoặc chứng minh, chả dụ như chữ Khoa Đẩu nên phải dùng Hán tự. Cái phong hóa đã lệ thuộc, lại còn lệ thuộc cả chữ viết trải hàng nghìn năm nữa thì quả là thiếu cái tử tế, văn minh. Bậc trí giả có tính tự cường cũng một thời chế ra chữ cho người Nam dùng, dựa trên mẫu Hán tự mà ta quen gọi là chữ Nôm. Đó là cách chúng ta nghi âm lại lời ăn tiếng nói của giòng giống. Tiếc thay không được giản tiện, dễ dàng mà lại làm cho khó khăn, rắc rối thành ra không phổ cập được bao lâu. Rồi lại phải quay lại Hán tự như ngàn năm vẫn trải.
Rồi những người Âu châu truyền đạo Gia tô vào, để giản đi con chữ và tiện bề truyền giáo nên làm ra chữ Latinh. Cộng với việc khai hóa của người Pháp mà ta có chữ viết như bây giờ, gọi chung là quốc ngữ. Nhưng để được trong sáng, rõ ràng thành văn phạm như ngày nay thì tất thảy đều nhờ công của các vị kia cả. Và bởi ngôn ngữ là sự ký âm của cuộc sống nên nó có tính hiện sinh và diễn tiến, nói gọn đi thì gọi đó là sinh ngữ. Nhưng rõ ràng là cái sự phụ trợ và vay mượn là lắm lắm.
Nhiều bậc trí giả và cả trí trá ngày nay cứ hay có thói phê phán sự hư hỏng của ngôn từ. Chả dụ như họ phê ngôn từ tin tin trên mạng xã hội hay tin nhắn trên máy thoại cầm tay, hoặc ngay cả nhời ăn tiếng nói hàng ngày. Bởi chữ nghĩa là sinh ngữ nên chuyện đó ngẫm cũng thường, đâu có gì sai quy luật. Họ cố công cho rằng tiếng Việt ta là trong sáng và phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chả có thứ tiếng nào trong sáng hay không trong sáng cả, chỉ có tiếng nào nói ít, tiếng nào nói nhiều thôi. Mà phàm những tiếng được nói ít thì là kém phổ thông rồi. Điều này do nhiều nhẽ tạo nên, nhưng nhẽ cơ bản nhất là do nó ít sức mạnh. Mà cái sức mạnh ở đây hiểu theo nghĩa thuần khiết là sự chinh phục và phổ quát ra với hoàn cầu. Hiện thân cho cái sức mạnh đó là gì nếu không phải là tài chánh dồi dào, văn minh rực rỡ, hay gì?
Thôi thì đang tập tành con chữ, viết dăm thứ nhảm nhí đêm mưa xem cái thói bắt chước có thành. Thực ra nhiều sự quay về xưa cũ không phải là thủ cựu hay kém văn minh mà bởi cái ngày nay chẳng bằng cái ngày xưa thôi. Thế thì hà cớ chi mà không lần về?
Nghĩ cũng ái ngại cho nước nhà, khi mà có một đứa như tôi, chẳng trông đi mà cứ chực quay về. Não lắm thay.
PP
0 comments:
Post a Comment