Nghệ thuật không là ánh trăng dối lừa và không bao giờ nên là ánh trăng dối lừa
Tháng 7 là tháng của âm binh tụ khí. Năm nay còn đặc biệt hơn, chưa đến tháng 7, mặt trăng đã tiến gần trái đất một cách kỉ lục. Có một điều đặc biệt về Dostoyevsky, theo tôi, là sau khi đọc ông người ta sẽ có một nhạy cảm nhất định với âm khí. Tôi đem Anh em nhà Karamazov ra đọc lại và học được bài học thế này từ Đốt: Một khi đã ám, âm khí luôn bám theo ta và kéo theo một dây. Ta cần phải cắt đứt một mắt xích trong đó, bằng cách nhanh, gọn lẹ.
Có một nhà văn đưa ra phát hiện rất lý thú về chuyện này, đó là Nam Cao. Trong Giăng sáng (1942), ông viết nghệ thuật không là ánh trăng dối lừa và không bao giờ nên là ánh trăng dối lừa. Hoàn toàn tách rời khỏi lý thuyết phương Tây nhưng từ ý này tự thân Nam Cao đã đưa ra một luận điểm mấu chốt phân biệt giữa hiện thực và lý tưởng chủ nghĩa. Trong khi idéalisme hướng tới một thứ cao siêu và không tưởng, thì réalisme trung thành với thực tế – đúng hơn là một nhát cắt của thực tế – hết mức có thể. Điểm mấu chốt này thực ra rất mông lung vì nó dựa trên tiền đề rằng con người làm chủ thực tế, nhưng đã và sẽ không bao giờ làm được điều đó.
Với hạn chế này của khả năng con người nên công cụ hữu hiệu nhất của réalisme – tính thẩm mỹ – lại là con dao hai lưỡi. Chẳng hạn Nam Cao cho rằng văn chương không đáng tin khi nó thi vị hoá cuộc sống lầm than, đen tối. Hiện thực khác với lãng mạn ở chỗ nó phải mô tả cái gì đó giống thật, trung thành và trần trụi. Nhưng thế nào là giống thật? Liệu chúng ta có tri nhận được cái hiện thực gọn ghẽ ấy không? Liệu réalisme có phải đang miêu tả một nhát cắt của sự thật mà phủ nhận rằng cuộc sống này là một tổng thể đa dạng các lát cắt đan xen nhau?
Có thể vế đầu ông đúng, nhưng vế sau của Nam Cao đã lỗi thời. Không có cái gọi là hiện thực gọn gàng trước mắt, mà nó là nhiều thế giới đan xen. Hồi đấy chưa có phim Inception, Matrix hay Trance hay đại loại. Cũng giống như con người không thể can thiệp vào chu kỳ tự nhiên. Việc tri nhận nhiều thế giới đó nằm ngoài khả năng của họ.
Có những người nghệ sỹ rất mực nhạy cảm với sự thay đổi chu kỳ này. Sự tiến gần và rời xa của luồng âm khí. Andrei Tarkovsky là một trường hợp như vậy, nhưng rõ ràng nhất – và người tôi hiểu sâu nhất – là Lars von Trier. Thử lấy ví dụ về phim Melancholia (2011). Có một hành tinh – một nhân dạng khác của mặt trăng – tiến ngày càng gần đến trái đất và âm khí bắt đầu tụ lại nhiều đến mức đẩy con người vào một trạng thái bất an, bí bách, chực bùng nổ mà không thể thoát ra khỏi thể xác mình. (Cỏ là một kiểu kích thích âm tính như vậy, bác nào hút cỏ rồi chắc biết). Tâm hồn của một người nhạy cảm đủ để vỡ đến chết trước khi họ đứt mạch máu não vì sức hút của mặt trăng hehe.
Insomnia – chứng mất ngủ – cũng là một biểu hiện nhẹ của âm tính. Từ mất ngủ đến giết người hàng loạt từng là đề tài khai thác của những The Machinist (2004) rồi American Psycho (2000). Kristen Dunst và Christian Bale đều là những gương mặt đặc biệt kinh của xinêma hiện đại, nhìn phát là thấy âm binh.
Gần đây lại có một gương mặt mới: Mia Wasikowski. Nàng này tuổi Tỵ, từng đóng Jane Eyre (2011) và mới đây nhất là Stoker, một phim xuất sắc của năm và tôi xếp vào dòng phim trầm cảm cùng với Melancholia. Những người vô tư trong sáng thường nhìn người trầm cảm (hay một nhóm nhỏ hơn là người mất ngủ) bằng ánh mắt thương hại, là vì họ không hiểu. Cũng như nói “mày như thằng tự kỷ ấy” là một lối suy nghĩ bất nhân. Hay những người gặp chứng Schizophrenia (tôi không muốn gọi là “tâm thần phân liệt” vì đó cũng là một cách gọi bất nhân) nhìn thấy một hình ảnh khác trước mắt, tại sao họ không thấy hình ảnh A mà chỉ thấy hình ảnh B? Jung đưa ra lý do là chấn động tâm não (trauma) nhưng đó chỉ là cách lý giải về triệu chứng, thế còn những người sinh ra đã gặp phải thì sao?
Stoker của Chan-wook Park (dạo diễn của bộ ba phim báo thù trong đó có Oldboy) khai phá những bí mật của con người trầm cảm (và một nhóm nhỏ trong đó – con người sa đì). Những tiềm năng và ẩn ức dường như gói gọn trong chiếc hộp và nằm chờ đến một thời điểm nào đó. Thoắt nhiên người ta trở thành serial killer. Thoắt nhiên người ta muốn vụt bay bừng ngộ như con nhộng nằm trong ổ kén. Thoắt nhiên người ta muốn sống tử tế với bản thân mình hơn. Thoắt nhiên cuộc đời là một hũ tối và ta là một đốm sáng lé loi không ai hiểu được và cũng chẳng cần ai hiểu. Hãy xê xích, va chạm và hoài huỷ đi vì cái đích là để hiểu mình hơn nữa.
Tôi luôn tin vào thứ nghệ thuật như thế. Nghệ thuật có thể không là, nhưng hãy nên là ánh trăng dối lừa. Bởi lẽ, khi những giá trị của thời hiện đại đã bắt đầu đứt gãy, khi người ta không còn tin vào những thực tế hào nhoáng và giản đơn trước mắt, nghệ thuật phải đưa đến cho họ một sự lý giải thuần khiết đen tối và tịch mịch trong tâm tưởng. Đó là những điều họ chưa bao giờ biết, chưa bao giờ hiểu. Họ bảo người ta ngoài kia sống với nhau như những con thú và họ chỉ biết có mình là tử tế. Nhưng xin lỗi, thú còn cảm được những điều mà con người không bao giờ cảm được.
Hãy yêu lấy động vật và xây dựng thế giới xinh đẹp hơn! Xin chân thành cảm ơn!
Trần Quốc Tân
Có một nhà văn đưa ra phát hiện rất lý thú về chuyện này, đó là Nam Cao. Trong Giăng sáng (1942), ông viết nghệ thuật không là ánh trăng dối lừa và không bao giờ nên là ánh trăng dối lừa. Hoàn toàn tách rời khỏi lý thuyết phương Tây nhưng từ ý này tự thân Nam Cao đã đưa ra một luận điểm mấu chốt phân biệt giữa hiện thực và lý tưởng chủ nghĩa. Trong khi idéalisme hướng tới một thứ cao siêu và không tưởng, thì réalisme trung thành với thực tế – đúng hơn là một nhát cắt của thực tế – hết mức có thể. Điểm mấu chốt này thực ra rất mông lung vì nó dựa trên tiền đề rằng con người làm chủ thực tế, nhưng đã và sẽ không bao giờ làm được điều đó.
Với hạn chế này của khả năng con người nên công cụ hữu hiệu nhất của réalisme – tính thẩm mỹ – lại là con dao hai lưỡi. Chẳng hạn Nam Cao cho rằng văn chương không đáng tin khi nó thi vị hoá cuộc sống lầm than, đen tối. Hiện thực khác với lãng mạn ở chỗ nó phải mô tả cái gì đó giống thật, trung thành và trần trụi. Nhưng thế nào là giống thật? Liệu chúng ta có tri nhận được cái hiện thực gọn ghẽ ấy không? Liệu réalisme có phải đang miêu tả một nhát cắt của sự thật mà phủ nhận rằng cuộc sống này là một tổng thể đa dạng các lát cắt đan xen nhau?
Có thể vế đầu ông đúng, nhưng vế sau của Nam Cao đã lỗi thời. Không có cái gọi là hiện thực gọn gàng trước mắt, mà nó là nhiều thế giới đan xen. Hồi đấy chưa có phim Inception, Matrix hay Trance hay đại loại. Cũng giống như con người không thể can thiệp vào chu kỳ tự nhiên. Việc tri nhận nhiều thế giới đó nằm ngoài khả năng của họ.
Có những người nghệ sỹ rất mực nhạy cảm với sự thay đổi chu kỳ này. Sự tiến gần và rời xa của luồng âm khí. Andrei Tarkovsky là một trường hợp như vậy, nhưng rõ ràng nhất – và người tôi hiểu sâu nhất – là Lars von Trier. Thử lấy ví dụ về phim Melancholia (2011). Có một hành tinh – một nhân dạng khác của mặt trăng – tiến ngày càng gần đến trái đất và âm khí bắt đầu tụ lại nhiều đến mức đẩy con người vào một trạng thái bất an, bí bách, chực bùng nổ mà không thể thoát ra khỏi thể xác mình. (Cỏ là một kiểu kích thích âm tính như vậy, bác nào hút cỏ rồi chắc biết). Tâm hồn của một người nhạy cảm đủ để vỡ đến chết trước khi họ đứt mạch máu não vì sức hút của mặt trăng hehe.
Insomnia – chứng mất ngủ – cũng là một biểu hiện nhẹ của âm tính. Từ mất ngủ đến giết người hàng loạt từng là đề tài khai thác của những The Machinist (2004) rồi American Psycho (2000). Kristen Dunst và Christian Bale đều là những gương mặt đặc biệt kinh của xinêma hiện đại, nhìn phát là thấy âm binh.
Gần đây lại có một gương mặt mới: Mia Wasikowski. Nàng này tuổi Tỵ, từng đóng Jane Eyre (2011) và mới đây nhất là Stoker, một phim xuất sắc của năm và tôi xếp vào dòng phim trầm cảm cùng với Melancholia. Những người vô tư trong sáng thường nhìn người trầm cảm (hay một nhóm nhỏ hơn là người mất ngủ) bằng ánh mắt thương hại, là vì họ không hiểu. Cũng như nói “mày như thằng tự kỷ ấy” là một lối suy nghĩ bất nhân. Hay những người gặp chứng Schizophrenia (tôi không muốn gọi là “tâm thần phân liệt” vì đó cũng là một cách gọi bất nhân) nhìn thấy một hình ảnh khác trước mắt, tại sao họ không thấy hình ảnh A mà chỉ thấy hình ảnh B? Jung đưa ra lý do là chấn động tâm não (trauma) nhưng đó chỉ là cách lý giải về triệu chứng, thế còn những người sinh ra đã gặp phải thì sao?
Stoker của Chan-wook Park (dạo diễn của bộ ba phim báo thù trong đó có Oldboy) khai phá những bí mật của con người trầm cảm (và một nhóm nhỏ trong đó – con người sa đì). Những tiềm năng và ẩn ức dường như gói gọn trong chiếc hộp và nằm chờ đến một thời điểm nào đó. Thoắt nhiên người ta trở thành serial killer. Thoắt nhiên người ta muốn vụt bay bừng ngộ như con nhộng nằm trong ổ kén. Thoắt nhiên người ta muốn sống tử tế với bản thân mình hơn. Thoắt nhiên cuộc đời là một hũ tối và ta là một đốm sáng lé loi không ai hiểu được và cũng chẳng cần ai hiểu. Hãy xê xích, va chạm và hoài huỷ đi vì cái đích là để hiểu mình hơn nữa.
Tôi luôn tin vào thứ nghệ thuật như thế. Nghệ thuật có thể không là, nhưng hãy nên là ánh trăng dối lừa. Bởi lẽ, khi những giá trị của thời hiện đại đã bắt đầu đứt gãy, khi người ta không còn tin vào những thực tế hào nhoáng và giản đơn trước mắt, nghệ thuật phải đưa đến cho họ một sự lý giải thuần khiết đen tối và tịch mịch trong tâm tưởng. Đó là những điều họ chưa bao giờ biết, chưa bao giờ hiểu. Họ bảo người ta ngoài kia sống với nhau như những con thú và họ chỉ biết có mình là tử tế. Nhưng xin lỗi, thú còn cảm được những điều mà con người không bao giờ cảm được.
Hãy yêu lấy động vật và xây dựng thế giới xinh đẹp hơn! Xin chân thành cảm ơn!
Trần Quốc Tân
0 comments:
Post a Comment