Gian hàng trưng bày, biểu diễn gốm sứ Bát Tràng nổi danh đất Hà Nội, trong một buổi sáng, người nghệ nhân nặn gốm làm hơn 50 sản phẩm dễ như trở bàn tay. Cứ mỗi 2-3 phút, qua công đoạn nhào đất và nặn gốm trên khuôn chạy điện là thành hình 1 cái bát, cái chén, bình hoa rất đẹp.
Làng gốm Bàu Trúc cạnh bên, sản phẩm bình gốm tinh xảo làm ra phải mất hơn nửa ngày, nhưng kiểu làm thủ công của họ khiến không ít người tò mò. Sau khi nặn đất thành thành bình, người chuyên trang trí dùng các dụng cụ của sắt uốn hình hoa văn ngồi cặm cụi in vào bình đang còn độ dẻo để thành hình.
Bên Làng lụa Hội An, công đoạn lấy tơ từ kén con tằm rất công phu. Sau khi bỏ vài chục cái kén hình màu vàng, trắng của con tằm đã nhả tơ bọc quanh mình vào nước sôi.
Nghệ nhân bóc phần tơ nhỏ của kén đưa lên trục lấy tơ và bắt đầu quay, tơ sẽ nhả dần dần từ kén, cho ra những cuộn tơ vàng trắng óng ánh đẹp mắt. Từ tơ, đưa lên khung dệt máy để hình thành nên những xấp vải lụa tơ tằm mềm mại, mặc vào mát mẻ tựa như không.
Sát đó, 3 nghệ nhân người Tà Ôi ở A Lưới, Huế đính những hạt cườm một cách tỉ mỉ vào chỉ thêu, rồi đặt bàn thêu lên đùi, lấy tay cầm phần dập và khung thêu bắt đầu đưa thoăn thoắt. Từng nét hoa văn của hạt cườm màu trắng, xanh, lục, đỏ dần hiện lên trên nền vải thổ cẩm nhuộm đen của dân tộc họ.
Mất vài ngày để xong một tấm vài vài mét có đính cườm, hay cả tháng cho những tấm có chi tiết hoa văn công phu có kích cỡ lớn. Đây gọi là nghề dệt Zèng đặc sắc ở A Lưới, cách dệt khác hẳn hoàn toàn các dân tộc thiểu số trên đất nước mà nhà thiết kế Minh Hạnh vừa mới khám phá, đưa sản phẩm dệt vào thời trang trong dịp Festival nghề năm nay.
0 comments:
Post a Comment