Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Saturday, 25 May 2013

Quốc hội sẽ “họp kín” khi “lấy phiếu tín nhiệm” để… “củng cố niềm tin của nhân dân”.*


166830-VN-tinnhiem.400Theo các tin tức bên lề cuộc họp, báo giới không được tham dự các phiên thảo luận về bỏ phiếu miễn nhiệm Bộ trưởng Tài chính và Tổng Kiểm toán Nhà nước đương nhiệm, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính mới, bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước mới.
 Báo giới cũng không được tham dự buổi báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm”, “bỏ phiếu tín nhiệm” và các phiên thảo luận về vấn đề này.
 Sau khi thông tin vừa kể được công bố, ông Nguyễn Minh Thuyết – cựu đại biểu Quốc hội – cho biết, điều đó làm “nhiều người băn khoăn” vì Luật Tổ chức Quốc hội qui định “Quốc hội họp công khai”.
 Không phê phán trực tiếp nhưng ông Thuyết khẳng định, “họp công khai” là thông lệ ở các quốc gia dân chủ vì dân chúng có quyền được biết những người mà họ ủy quyền tham gia Quốc hội, đã bàn và quyết định như thế nào về những vấn đề quốc kế dân sinh.
 Nhân vật này nhấn mạnh, “Quốc hội chỉ họp kín trong một số trường hợp, thường là để bàn những việc liên quan đến bí mật quốc gia”.
 Theo ông Thuyết, bầu và phê chuẩn các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước không thuộc phạm vi bí mật quốc gia. Mặt khác, trong kỳ họp này, lần đầu tiên, Quốc hội tổ chức lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm nên sinh hoạt đó và các buổi thảo luận về vấn đề đó rất cần được công khai.
 Thông tin càng được công khai, dân chúng càng thêm tin tưởng vào sự công tâm của các đại biểu Quốc hội và ý nghĩa của hoạt động lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm. Quốc hội là của dân, cần đáp ứng tốt nhất yêu cầu công khai, minh bạch trước dân về hoạt động của mình.
 Có lẽ cũng nên nhắc lại rằng, cuối năm ngoái, Quốc hội thông qua một nghị quyết về “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm”.
 Theo đó, “lấy phiếu tín nhiệm” là công việc sẽ tiến hành hàng năm, đối với 49 chức danh vốn do các đại biểu Quốc hội từng bỏ phiếu bầu chọn: Chủ tịch Nhà nước, Phó Chủ tịch Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và những thành viên khác của chính phủ, Chánh án Tòa án Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
 Còn “bỏ phiếu tín nhiệm” là công việc sẽ tiến hành đối với những người không đạt mức độ tín nhiệm ở vòng “lấy phiếu tín nhiệm” (bị 2/3 đại biểu Quốc hội xác định là “không tín nhiệm”, hoặc trong hai năm liền bị 1/2 đại biểu Quốc hội xác định là “không tín nhiệm”). Hoặc bị Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội hay 20% đại biểu Quốc hội yêu cầu “bỏ phiếu tín nhiệm”.
 Trong kỳ họp này, lần đầu tiên, các đại biểu Quốc hội  sẽ cho biết họ “tín nhiệm” hoặc “không tín nhiệm” những ai trong nhóm 49 chức danh mà họ đã bỏ phiếu bầu. Quyết định tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm” hàng năm được tuyên truyền là một bước “đột phá” của tiến trình “xây dựng nhà nước pháp quyền”, “xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, “củng cố niềm tin của nhân dân”. Bước “đột phá” này chưa diễn ra thì chính Quốc hội ra lệnh cấm xem, cấm tường thuật diễn biến thực tế.
 Cũng cần nhắc lại là dù được quảng cáo rầm rộ, vẫn có rất ít người tin vào hiệu quả của chuyện “lấy phiếu tín nhiệm” hàng năm. Trả lời BBC hôm khai mạc kỳ họp thứ 5 (20 tháng 5), ông Dương Trung Quốc – một đại biểu Quốc hội – cho biết, giống như nhiều người, ông băn khoăn về “kết quả cuối cùng” của việc “lấy phiếu tín nhiệm”. Theo ông Quốc, sự đồng thuận của dân chúng về kết quả cuối cùng là thử thách lớn nhất của Quốc hội.
 Thành ra, ông Quốc tin là phải công khai chuyện từng đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu “tín nhiệm” ai và “không tín nhiệm” ai. Làm như thế thì dân chúng mới biết đại biểu mà họ bầu vào Quốc hội có làm đúng ý họ hay không. Làm như thế còn nhằm giảm sự chi phối của các “quan hệ xã hội gắn liền với lợi ích”, khi đại biểu Quốc hội tham gia “lấy phiếu tín nhiệm”.
 Những suy nghĩ và đề nghị của ông Dương Trung Quốc không phải là cá biệt. “Lấy phiếu tín nhiệm” có thể sẽ là “con dao hai lưỡi”, nên giờ chót, trước thời điểm chính thức “lấy phiếu tín nhiệm”, Quốc hội  quyết định cấm báo giới tham dự.
 ……………………………..
*Tên bài của Quê Choa. Tên gốc: Quốc hội xác nhận đang “tấu hài”
About these ads

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts