Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Tuesday, 21 May 2013



­

BÙI CHÁT VÀ NHÓM MỞ MIỆNG
“Dân chủ là làm sao cho dân mở miệng, đừng để cho dân sợ không dám mở miệng, nhưng điều đáng lo hơn nữa là khiến dân không thiết mở miệng”
Hồ Chí Minh

Tôi biết đến Bùi Chát và nhóm "Mở miệng" từ khá lâu, tất nhiên là trên mạng internet. Cảm giác đầu tiên  họ không thuộc dòng "chính thống", "lề phải". Họ là những thanh nhiên có học vấn, nhiều người giỏi ngoại ngữ. Thơ họ có vẻ như theo trào lưu "hậu hiện đại" (tôi không rành mấy thứ lý luận này). Đề tài thì đủ thứ, có lẽ là tất cả những thứ không xa lạ với con người, từ các vấn đề cao siêu như triết học, chính trị, tư tưởng đến những thú vui đời thường (kiểu như "tứ khoái"), tất cả đều có trong thơ họ bằng thứ ngôn ngữ hoặc cầu kỳ khó hiểu, hoặc dân giã thậm chí cả những từ mà thói thường coi là thô tục.

Ta thử đặt vài câu của "Mở miệng" cạnh những câu thơ sang sảng, những bài thơ đề cập đến tầm vĩ mô vốn nổi tiếng một thời:

* Yêu biết mấy khi con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin
....
Hôm qua loa gọi xe đồng
Thương mình thương một thương ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu
(Đời đời nhớ ông-Tố Hữu)

* Bàn tay ta làm nên tất cả
có sức người sỏi đá cũng thanh cơm
(Bài ca vỡ đất- Hoàng Trung Thông)

* Chào sáu mốt đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng
Trông lại ngày xưa trông tới mai sau
Trông Bắc trông Nam trông cả địa cầu
(Bài ca Xuấn 61-Tố Hữu)

* Stalin mất rồi
Đồng chí Stalin đã mất!
Thế giới không cha nặng tiếng thở dài
  ...
Mẹ hiền ta ơi
Em bé ta ơi
Đồng chí Stalin không bao giờ chết
 
Triệu triệu mẹ già em dại
Đều là súng Stalin để lại
Giữ lấy hòa bình thế giới
Tiếng nổ ca vang dội thấu mặt trời
(Stalin không chết- Chế Lan Viên)

* Nghe tin mất mới thấy lòng quyến luyến
Từ bao lâu yêu Người tận tủy xương
Tiếng khóc đây là tất cả can trường
Thấy Người thật là bát cơm miếng bánh
Người gắn với chúng con trong vận mệnh
(Thương tiếc Đại nguyên soái Stalin-Xuân Diệu)

* Có nhưng con người do vô ý sinh ra
.......
Gió đưa ngọn chuối sau hè
Giỡn chơi một chút ai dè có con
(Mở miệng)

Bùi Chát và nhóm bạn còn thành lập nhà xuất bản "Giấy vụn" để xuất bản các tác phẩm của họ và những người đồng quan điểm, chí hướng.  Tất nhiên đó là nhà xuất bản không có giấy phép, nghe nói nhiều tác phẩm được xuất bản chỉ đơn giản  là những bản photocopy. 

Sau này tôi được một người bạn có sách dịch xuất bản bởi "Giấy vụn" tặng cho mấy tập sách:  "Trại súc vật", "Bài thơ một vần", "Xáo chộn chong ngày"... thì  tôi thực sự bất ngờ về hình thức, nội dung, về chất liệu  và giá trị thẩm mỹ của những ấn bản của "Giấy vụn".


(Trích từ tập Bài thơ một vần, 2009)

Bài thơ một vần
Màu đỏ
Như loài cỏ
Ngỡ là chuyện nhỏ
Nên không ai dọn bỏ
Chúng tôi luôn hốt hoảng nhưng biết làm
thế nào!? Đành bỏ ngỏ..!!!

*
Khó thấy

Sự phát triển của nghệ thuật
Có thể kết liễu một chế độ độc tài
Bao nhiêu người đã nói
Những điều tương tự vậy
Các nghệ sĩ nhậu ở vỉa hè
Kể về tính nước đôi
Cây kim giấu kín trong bọc vải
Lâu ngày cũng thành thơ
Chúng ta
Những cư dân không được đón chào
Gió chiều nào
Ta tào lao chiều ấy

*

Cho anh em dân chủ

Thất bại
Bà ngoại
Thành công

*

Không thể khác

Những người anh em
Đã phản bội chúng tôi
Đã ném chúng tôi vào ngục
Đã nhuộm đỏ màu da chúng tôi
Đã hi sinh mạng sống chúng tôi
Cho những giấc mơ ngột hứng của họ
Những người anh em
Vẫn lừa lọc chúng tôi
Vẫn tước đoạt ánh sáng, giọng nói chúng tôi
Vẫn doạ dẫm chúng tôi
Bằng súng và thực phẩm
Ngoài sức tưởng tượng của họ
Chúng tôi
Dưới bầu trời đen thẳm
Từng ngày từng ngày
Không lúc nào ngơi nghỉ
Việc nghĩ đến họ

Cầu
Nguyện

Tôi không dám bình phẩm về vai trò của "Giấy vụn", "Mở miệng" đối với xã hôi, cộng đồng nhưng từ phương diện cá nhân tôi thấy họ đáng được tôn trọng.

Nhân dịp Hiệp hội xuất bản Quốc tế IPA trao tặng Bùi Chát và "Giấy vụn" giải thưởng "Tự do xuất bản", tôi mượn bài này từ blog của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.


0 comments:

Post a Comment

Popular Posts