Tân Giáo Hoàng Phan-Xi-Cô đệ nhất hôm thứ sáu kêu gọi Giáo hội Công giáo Toàn cầu chớ ngã lòng trước những điều tiêu cực, vì những điều tiêu cực ấy chỉ là những khổ nhục do ma quỷ cám dỗ hằng ngày.
Trước hơn 100 Hồng Y của toàn thế giới, Đức Giáo Hoàng nhắc đến vấn đề số lượng tín đồ Công giáo suy giảm ở nhiều nơi. Ngài kêu gọi các Hồng Y hãy can đảm và kiên tâm tìm lấy những phương cách mới để đem tiếng gọi Phúc âm đến những nơi tận cùng của thế giới.
Ngài ca ngợi sự thoái vị của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI như một hành động can đảm và khiêm tốn, đã thắp lên ngọn lửa trong sâu thẳm trái tim của mọi người, và ngọn lửa vẫn tiếp tục cháy sáng. Trong những ngày tới, Tân Giáo Hoàng sẽ tìm thăm Đức Benedict XVI, hiện đang nghỉ dưỡng tại Castel Gadolfo.
Đức Giáo Hoàng Phan-Xi-Cô đệ nhất tỏ dấu cho thấy Ngài sẽ là một vị Giáo Hoàng giản dị, và kêu gọi sự trở về với những nguồn gốc của giáo hội. Hôm thứ năm Ngài đã từ chối chiếc limousine của Giáo Hoàng, để đi chung xe van với các Hồng Y, trở về nơi ở trước khi dự mật nghị để thu xếp hành lý. Trước đây là Tổng Giám Mục của Buenos Aires, Ngài cũng chỉ cư ngụ trong một căn hộ khiêm tốn thay vì ở dinh của Tổng giám mục. Danh hiệu Phan-Xi-cô lấy từ Thánh Francisco thành Assisi hồi thế kỷ thứ 13, người đã xa lánh gia đình giàu có của mình để hiến thân cho Thiên Chúa và cho người nghèo.
Hôm thứ năm, Ngài Phan-Xi-Cô đệ nhất đã thẳng thắn cảnh cáo rằng Giáo hội Công giáo Toàn cầu, với những tai tiếng cùng những tranh chấp tại Tòa thánh Vatican, đứng trước nguy cơ chỉ còn là một tổ chức từ thiện nếu đi lạc khỏi sứ mạng chân thực của Giáo hội.
Ngày thứ sáu, Ngài kêu gọi giáo dân Argentina, nhât là ở tổng giáo phận Buenos Aires, hãy dành tiền du hành sang Vatican dự thánh lễ tấn phong Ngài để cho người nghèo, không cần phải thực hiện chuyến đi tốn kém.
Với bài huấn từ trong thánh lễ với các Hồng Y tại nguyện đường Sistine hôm thứ năm 14 tháng 3, 2013, Đức Giáo Hoàng Phan-Xi-Cô đã tuyên đọc ba bài đọc. Tác giả trong trang web “Công Giáo Việt Nam” Phaolô Phạm Xuân Khôi nhận xét rằng trong cả ba Bài Đọc có một chủ đề chung là hành động.
Trong Bài Đọc Thứ Nhất là con đường hành động, trong Bài Đọc Thứ Hai là hành động xây dựng Hội Thánh, trong Bài Đọc Thứ Ba, trong Tin Mừng, là hành động tuyên xưng.
Bài đọc thứ ba có đoạn nguyên văn như sau:
“Thứ ba là hãy tuyên xưng. Chúng ta có thể đi như chúng ta muốn, chúng ta có thể xây dựng rất nhiều điều, nhưng nếu anh em không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, thì có điều gì sai? Chúng ta sẽ trở thành một cơ quan hỗ trợ cho tổ chức phi chính phủ (NGO), chứ không phải Hội Thánh, là Hiền Thê của Chúa. Khi anh em đi, anh em dừng lại. Khi anh em không xây dựng trên đá, điều gì sẽ xảy ra? Điều sẽ xảy ra như xảy ra cho các trẻ em khi chúng ở trong những lâu đài xây trên cát ở bãi biển, tất cả đều sụp đổ, không vững chắc. Khi anh em không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, tôi nhớ lại những lời của Léon Bloy: “Ai không cầu nguyện cùng Thiên Chúa, là cầu nguyện với quỷ dữ”. Khi anh em không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, anh tuyên xưng tính trần tục của ma quỷ, sự trần tục của ma quỷ.”
Tại cung Clementine trong Điện Giáo Hoàng với những trang trí từ thế kỷ thứ 16, Đức Phan-Xi-Cô đệ nhất nói Ngài và các vị Hồng Y đều cao tuổi, nhưng tuổi già cóng hiến sự khôn ngoan. Đức Giáo Hoàng nói: “Chúng ta hãy trao sự khôn ngoan này lại cho những người trẻ, như rượu vang càng lâu năm càng ngon”
Ông cố của Ngài Bergoglio cũng mang tên Francesco, hay Francis theo tiếng Anh, đã mua một ngôi nhà trong nông trại ở Bricco Marmorito, Portacomaro Stazione, tỉnh Asti của Ý, hồi năm 1864. Đó là một vùng sản xuất rượu nho ở tây bắc nước Ý, nằm dưới bóng ngọn núi Alpes quanh năm tuyết phủ, cách Milan 95 km về hướng tây nam.
Ngôi nhà gạch đỏ nằm trên đỉnh một ngọn đồi, đã được bán lại cho ông Giuseppe Quattrochio cách nay 20 năm. Ông chỉ ngôi nhà và nói với nhà báo: đây là nơi cha mẹ và ông bà của tân Giáo Hoàng đã sinh ra và sinh sống trong hằng thế kỷ trước đây.
Thân phụ của tân Giáo Hoàng di cư từ Ý sang Argentina trong thập niên 1920, như hằng triệu người Ý di cư sang Nam Mỹ để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn vùng quê châu Âu. Tân Giáo Hoàng sinh năm 1937, nhưng vẫn nói tiếng Ý lưu loát tuy có pha chút ít ngữ điệu Tây Ban Nha của xứ Argentina.
Anh chị em họ của tân Giáo Hoàng mở hội ăn mừng trong nỗi ngạc nhiên sung sướng, vì ít người tin rằng người họ hàng của họ, nguyên Hồng y Jorge Mario Bergoglio, có thể trở thành Giáo Hoàng. Họ cho biết cha của tân Giáo Hoàng từng làm công nhân đường sắt, ông nội của Ngài có một cửa hàng thực phẩm ở một thị trấn kế bên. Bà chị em họ Anna Bergoglio nói: “Đích thực là Ngài đã xuất thân từ những người nghèo khó”
Gia tộc Bergoglio đang trông chờ ngày đoàn tụ với Đức Giáo Hoàng. Cụ Delmo Bergoglio, 75 tuổi, nói tòa thánh Vatican gọi điện thoại cho cụ vì muốn tổ chức một cơ hội cho họ hàng đến thăm vị chủ chăn của Công giáo toàn cầu. Cụ cho biết cụ là người nông dân cuối cùng của làng này, nơi nhiều vườn nho sản xuất rượu brignolo và barolo nay đã bị bỏ hoang, dân làng kiếm sống rất khó khăn.
Xuôi con đường chính sang ngôi làng Portacomaro kế bên, với những căn nhà bê-tông khiêm tốn và ngôi nhà thờ hiện đại, người dân địa phương xôn xao vui mừng trước sự chú ý của thế giới, nhờ có liên hệ với tân Giáo Hoàng.
Một biểu ngữ trắng viết hàng chữ màu xanh đỏ vàng rực rỡ : “Đức Giáo Hoàng ở nơi này với chúng tôi” đã được hãnh diện treo lên trên bao lơn ngôi trường tiểu học trong làng.
Trước hơn 100 Hồng Y của toàn thế giới, Đức Giáo Hoàng nhắc đến vấn đề số lượng tín đồ Công giáo suy giảm ở nhiều nơi. Ngài kêu gọi các Hồng Y hãy can đảm và kiên tâm tìm lấy những phương cách mới để đem tiếng gọi Phúc âm đến những nơi tận cùng của thế giới.
Ngài ca ngợi sự thoái vị của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI như một hành động can đảm và khiêm tốn, đã thắp lên ngọn lửa trong sâu thẳm trái tim của mọi người, và ngọn lửa vẫn tiếp tục cháy sáng. Trong những ngày tới, Tân Giáo Hoàng sẽ tìm thăm Đức Benedict XVI, hiện đang nghỉ dưỡng tại Castel Gadolfo.
Cuộc sống giản dị như thánh Francisco
Tân Giáo Hoàng nói chuyện với các vi Hồng y trong bộ lễ phục Giáo Hoàng màu trắng giản dị, mang đôi giày đen đơn giản, không dùng đôi giày màu đỏ mà vị Giáo Hoàng tiền nhiệm ưa thích và thường dùng.Đức Giáo Hoàng Phan-Xi-Cô đệ nhất tỏ dấu cho thấy Ngài sẽ là một vị Giáo Hoàng giản dị, và kêu gọi sự trở về với những nguồn gốc của giáo hội. Hôm thứ năm Ngài đã từ chối chiếc limousine của Giáo Hoàng, để đi chung xe van với các Hồng Y, trở về nơi ở trước khi dự mật nghị để thu xếp hành lý. Trước đây là Tổng Giám Mục của Buenos Aires, Ngài cũng chỉ cư ngụ trong một căn hộ khiêm tốn thay vì ở dinh của Tổng giám mục. Danh hiệu Phan-Xi-cô lấy từ Thánh Francisco thành Assisi hồi thế kỷ thứ 13, người đã xa lánh gia đình giàu có của mình để hiến thân cho Thiên Chúa và cho người nghèo.
Hôm thứ năm, Ngài Phan-Xi-Cô đệ nhất đã thẳng thắn cảnh cáo rằng Giáo hội Công giáo Toàn cầu, với những tai tiếng cùng những tranh chấp tại Tòa thánh Vatican, đứng trước nguy cơ chỉ còn là một tổ chức từ thiện nếu đi lạc khỏi sứ mạng chân thực của Giáo hội.
Ngày thứ sáu, Ngài kêu gọi giáo dân Argentina, nhât là ở tổng giáo phận Buenos Aires, hãy dành tiền du hành sang Vatican dự thánh lễ tấn phong Ngài để cho người nghèo, không cần phải thực hiện chuyến đi tốn kém.
Với bài huấn từ trong thánh lễ với các Hồng Y tại nguyện đường Sistine hôm thứ năm 14 tháng 3, 2013, Đức Giáo Hoàng Phan-Xi-Cô đã tuyên đọc ba bài đọc. Tác giả trong trang web “Công Giáo Việt Nam” Phaolô Phạm Xuân Khôi nhận xét rằng trong cả ba Bài Đọc có một chủ đề chung là hành động.
Trong Bài Đọc Thứ Nhất là con đường hành động, trong Bài Đọc Thứ Hai là hành động xây dựng Hội Thánh, trong Bài Đọc Thứ Ba, trong Tin Mừng, là hành động tuyên xưng.
Bài đọc thứ ba có đoạn nguyên văn như sau:
“Thứ ba là hãy tuyên xưng. Chúng ta có thể đi như chúng ta muốn, chúng ta có thể xây dựng rất nhiều điều, nhưng nếu anh em không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, thì có điều gì sai? Chúng ta sẽ trở thành một cơ quan hỗ trợ cho tổ chức phi chính phủ (NGO), chứ không phải Hội Thánh, là Hiền Thê của Chúa. Khi anh em đi, anh em dừng lại. Khi anh em không xây dựng trên đá, điều gì sẽ xảy ra? Điều sẽ xảy ra như xảy ra cho các trẻ em khi chúng ở trong những lâu đài xây trên cát ở bãi biển, tất cả đều sụp đổ, không vững chắc. Khi anh em không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, tôi nhớ lại những lời của Léon Bloy: “Ai không cầu nguyện cùng Thiên Chúa, là cầu nguyện với quỷ dữ”. Khi anh em không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, anh tuyên xưng tính trần tục của ma quỷ, sự trần tục của ma quỷ.”
Tại cung Clementine trong Điện Giáo Hoàng với những trang trí từ thế kỷ thứ 16, Đức Phan-Xi-Cô đệ nhất nói Ngài và các vị Hồng Y đều cao tuổi, nhưng tuổi già cóng hiến sự khôn ngoan. Đức Giáo Hoàng nói: “Chúng ta hãy trao sự khôn ngoan này lại cho những người trẻ, như rượu vang càng lâu năm càng ngon”
“Đích thực là Ngài đã xuất thân từ những người nghèo khó”
Các Hồng Y chúc mừng tân Giáo Hoàng hôm thứ tư bằng rượu nho của tỉnh Asti, nơi quê hương trên đất nước Italy của tổ tiên Giáo Hoàng Phan-Xi-Cô đệ nhất Jorge Mario Bergoglio. Rượu vang Asti cũng rẻ hơn champagne thường được dùng trong Tòa Thánh.Ông cố của Ngài Bergoglio cũng mang tên Francesco, hay Francis theo tiếng Anh, đã mua một ngôi nhà trong nông trại ở Bricco Marmorito, Portacomaro Stazione, tỉnh Asti của Ý, hồi năm 1864. Đó là một vùng sản xuất rượu nho ở tây bắc nước Ý, nằm dưới bóng ngọn núi Alpes quanh năm tuyết phủ, cách Milan 95 km về hướng tây nam.
Ngôi nhà gạch đỏ nằm trên đỉnh một ngọn đồi, đã được bán lại cho ông Giuseppe Quattrochio cách nay 20 năm. Ông chỉ ngôi nhà và nói với nhà báo: đây là nơi cha mẹ và ông bà của tân Giáo Hoàng đã sinh ra và sinh sống trong hằng thế kỷ trước đây.
Thân phụ của tân Giáo Hoàng di cư từ Ý sang Argentina trong thập niên 1920, như hằng triệu người Ý di cư sang Nam Mỹ để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn vùng quê châu Âu. Tân Giáo Hoàng sinh năm 1937, nhưng vẫn nói tiếng Ý lưu loát tuy có pha chút ít ngữ điệu Tây Ban Nha của xứ Argentina.
Anh chị em họ của tân Giáo Hoàng mở hội ăn mừng trong nỗi ngạc nhiên sung sướng, vì ít người tin rằng người họ hàng của họ, nguyên Hồng y Jorge Mario Bergoglio, có thể trở thành Giáo Hoàng. Họ cho biết cha của tân Giáo Hoàng từng làm công nhân đường sắt, ông nội của Ngài có một cửa hàng thực phẩm ở một thị trấn kế bên. Bà chị em họ Anna Bergoglio nói: “Đích thực là Ngài đã xuất thân từ những người nghèo khó”
Gia tộc Bergoglio đang trông chờ ngày đoàn tụ với Đức Giáo Hoàng. Cụ Delmo Bergoglio, 75 tuổi, nói tòa thánh Vatican gọi điện thoại cho cụ vì muốn tổ chức một cơ hội cho họ hàng đến thăm vị chủ chăn của Công giáo toàn cầu. Cụ cho biết cụ là người nông dân cuối cùng của làng này, nơi nhiều vườn nho sản xuất rượu brignolo và barolo nay đã bị bỏ hoang, dân làng kiếm sống rất khó khăn.
Xuôi con đường chính sang ngôi làng Portacomaro kế bên, với những căn nhà bê-tông khiêm tốn và ngôi nhà thờ hiện đại, người dân địa phương xôn xao vui mừng trước sự chú ý của thế giới, nhờ có liên hệ với tân Giáo Hoàng.
Một biểu ngữ trắng viết hàng chữ màu xanh đỏ vàng rực rỡ : “Đức Giáo Hoàng ở nơi này với chúng tôi” đã được hãnh diện treo lên trên bao lơn ngôi trường tiểu học trong làng.
0 comments:
Post a Comment