... sẽ hiến tặng Việt phủ
Câu chuyện về Việt phủ Thành Chương luôn luôn là một câu chuyện hấp dẫn ngay từ khi họa sỹ Thành Chương đặt viên gạch đầu tiên trên vùng đồi trọc. Có một câu hỏi đã đặt ra từ lâu nay với những người quan tâm đến Việt phủ : Sau Thành Chương ai sẽ là người tiếp tục gìn giữ và phát triển địa chỉ văn hóa này? Cuộc trò chuyện với họa sỹ Thành Chương có thể hé lộ một phần câu trả lời đó.
Tôi không bao giờ ghi lại những chi phí bỏ ra, chỉ biết nó rất nhiều
PV: Cho đến bây giờ, Việt phủ Thành Chương đã xây dựng được 13 năm. Đó là một quãng đường dài! Với ông, Việt phủ đã hoàn thiện chưa? Hay ông còn có ý định tiếp tục hoàn thiện nó thêm nữa, và nếu cần phải làm thêm thì ông sẽ làm những gì?
Họa sĩ Thành Chương: Thật ra mà nói, Việt phủ đã xây dựng xong từ năm 2003 và sau đó, vào năm 2004, Việt phủ đã vinh hạnh được đón tiếp phái đoàn Hoàng gia Thụy Điển. Nhưng Việt phủ, với tôi mà nói, là một tác phẩm đặc biệt, một tác phẩm của cuộc đời. Nó không phải là bức tranh sơn dầu chỉ vẽ xong, ký tên rồi đóng khung là xong. Đó là một công trình sắp đặt lớn. Nên lúc nào tôi cũng trong trạng thái phải tìm cách bổ sung nó, hoàn thiện nó. Vì thế, nó như một dòng chảy, mỗi phút, mỗi giây lại có thêm những cái mới.
PV: Việt phủ Thành Chương bây giờ là một không gian văn hóa lớn. Nhưng người ta còn nói đến nó như một khu rừng “nguyên sinh” với những tán cây cổ thụ sum suê. Thưa ông, có bao nhiêu cái cây cổ thụ trong Việt phủ ? Và con đường mà những cái cây ấy bước vào Việt phủ là một con đường như thế nào?
Họa sĩ Thành Chương: Tôi không thể trả lời câu hỏi này vì tôi không nhớ xuể có bao nhiêu cây được trồng trong Việt phủ. Nhưng số cây đã chết cũng lên đến hơn 100. Khi mới bắt đầu xây dựng Việt phủ, tôi rất lãng mạn. Tôi nghĩ về một dòng suối, một hồ nước và rủ bóng bên đó là một hàng liễu. Và chính tay tôi đã đưa cả trăm cây liễu lớn về đấy.
Họa sĩ Thành Chương: Thật ra mà nói, Việt phủ đã xây dựng xong từ năm 2003 và sau đó, vào năm 2004, Việt phủ đã vinh hạnh được đón tiếp phái đoàn Hoàng gia Thụy Điển. Nhưng Việt phủ, với tôi mà nói, là một tác phẩm đặc biệt, một tác phẩm của cuộc đời. Nó không phải là bức tranh sơn dầu chỉ vẽ xong, ký tên rồi đóng khung là xong. Đó là một công trình sắp đặt lớn. Nên lúc nào tôi cũng trong trạng thái phải tìm cách bổ sung nó, hoàn thiện nó. Vì thế, nó như một dòng chảy, mỗi phút, mỗi giây lại có thêm những cái mới.
PV: Việt phủ Thành Chương bây giờ là một không gian văn hóa lớn. Nhưng người ta còn nói đến nó như một khu rừng “nguyên sinh” với những tán cây cổ thụ sum suê. Thưa ông, có bao nhiêu cái cây cổ thụ trong Việt phủ ? Và con đường mà những cái cây ấy bước vào Việt phủ là một con đường như thế nào?
Họa sĩ Thành Chương: Tôi không thể trả lời câu hỏi này vì tôi không nhớ xuể có bao nhiêu cây được trồng trong Việt phủ. Nhưng số cây đã chết cũng lên đến hơn 100. Khi mới bắt đầu xây dựng Việt phủ, tôi rất lãng mạn. Tôi nghĩ về một dòng suối, một hồ nước và rủ bóng bên đó là một hàng liễu. Và chính tay tôi đã đưa cả trăm cây liễu lớn về đấy.
Vợ chồng họa sĩ Thành Chương |
Khi biết tôi muốn tìm những cây liễu đại thụ để đưa về Việt phủ, bạn bè đã giúp tôi rất nhiều, thấy ở đâu có cũng về nói cho tôi. Nhờ đó mà khắp các tỉnh lân cận Hà Nội, nơi nào có những cây liễu đẹp nhất, tôi đều đã đưa về. Những cây liễu đó tôi đều phải dùng cần cẩu mới đưa về được. Hết sức kỳ công!
PV: Khu vườn của Việt phủ có thể gọi là một khu rừng. Một khu rừng với không gian văn hóa hiếm có. Với chỉ riêng cây cối trồng trong Việt phủ, với việc vận chuyển và chăm sóc kỳ công như thế, ông đã tốn bao nhiêu tiền vào đó? Và ông đã có ý tưởng gì khi tạo ra khu rừng đó?
Họa sĩ Thành Chương: Mọi người đều biết là với việc xây dựng Việt phủ, tôi không tính toán tiền nong, không so đo chuyện lỗ lãi. Tôi không bao giờ ghi lại những chi phí bỏ ra, chỉ biết nó rất nhiều, rất nhiều. Duy có một lần tôi đã thử ghi lại chi phí trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng sau đó thì tự tôi thấy sợ. Tự tôi nhận ra nếu cứ ghi lại, cứ tính toán thế này, cứ nhìn vào lượng tiền hàng ngày đổ vào đó tôi sẽ chẳng bao giờ dám tiếp tục xây dựng và hoàn thành Việt phủ nữa.
Tôi không dám gọi là khu rừng mà chỉ coi đó là một khu vườn đặc biệt. Khi bắt tay vào tạo dựng lên khu vườn đó, tôi suy nghĩ rất nhiều về nó. Tôi phải tự hỏi mình: ý nghĩa của khu vườn là gì, tinh thần của khu vườn là gì? Phải làm gì để nó đúng là một khu vườn Việt, chứ không bị nhầm lẫn với bất cứ khu vườn Pháp, vườn Ý, vườn Trung Quốc, vườn Nhật Bản nào đó.
Tôi đã tìm ra được tinh thần cốt lõi trong khu vườn của người Việt, cũng là tinh thần của văn hóa người Việt, chính là tinh thần dân gian. Có những loại cây trong khu vườn ở Việt phủ mang đầy màu sắc tâm linh như bốn loại cây Sanh – Si – Đa – Đề, hay những cây mang hình ảnh của làng quê Việt Nam như cây gạo, cây xoan, cây bàng, cây đại. Những cây thông, những giàn nho, nếu xuất hiện trong không gian đó sẽ vô cùng chơ vơ, lạc lõng.
Chính từ tinh thần dân gian đó, tôi đã tạo ra khu vườn Việt phủ Thành Chương – một khu vườn Việt thực sự. Và tôi đã chọn lọc từng cái cây với tinh thần đó, để cho nó phát triển tự nhiên ở Việt phủ. Có những cái cây đến giờ này đã trở thành một phần hồn cốt của Việt phủ. Không ai có thể hình dung khu vườn Việt phủ bây giờ trước kia chỉ là một triền đồi trọc. Nhiều người bạn của tôi vẫn đùa: “Nhìn qua cứ tưởng rừng Cúc Phương, hóa ra đây là rừng Cúc Chương” - tôi hạnh phúc và thật lòng thì có cả một chút tự hào vì câu nói đùa đó.
Tôi đã làm công trình này vì tình yêu văn hóa Việt
PV: Có bao giờ ông ngồi một mình trong Việt phủ, ngắm nhìn những cái cây, những tảng đá, những ngôi nhà và tất cả những gì trong Việt phủ rồi bất ngờ với chính những gì mình làm nên, vì với sức lực và tiền của của một con người thì điều đó là phi thường. Có bao giờ ông nghi ngờ sự phi thường đó, đến mức phải cấu chân cấu tay xem Việt phủ là thật hay mơ?
Họa sĩ Thành Chương: Cấu chân cấu tay thì rất nhiều lần. Không biết bao lần ngồi cùng vợ ở một góc nào đó trong vườn, tôi đã tự hỏi: Bằng cách nào mà mình đã làm được tất cả những điều này? Vì khi tôi đến, đó là một mảnh đất bìa rừng, đất lưu không, chẳng có bất cứ cái gì cả.
Đôi khi tôi nghĩ có lẽ phải có một cái gì ngoài cái năng lực của con người, một cái gì đó rất tâm linh đã giúp tôi làm được điều đó. Chính bạn bè tôi nhiều người cũng nói không có Trời giúp, tôi chẳng thể tạo ra được công trình này, như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói: đây có lẽ là thiên duyên.
PV: Có bao giờ ông giật mình vì số tiền ông đã đổ vào đó? Con số đó có lẽ rất khủng khiếp? Có bao giờ nó làm ông hoảng sợ?
Họa sĩ Thành Chương: Lúc làm thì không, đang máu mà (cười). Nhưng bây giờ thì đôi lúc có đấy. Tôi có thể nói với anh một điều rất thật lòng: mỗi khi nhìn vào cuộc sống gia đình, nhìn vợ và các con nhỏ chưa được bằng người nọ người kia, tôi rất day dứt. Vì đáng ra với điều kiện của mình, tôi thừa sức để lo cho vợ con một cuộc sống tốt hơn như thế. Nhưng tôi đã quá đắm đuối vào công trình của mình, để phần thiệt thòi cho vợ con gánh lấy.
PV: Có những người nói: Tiền bạc của cả cuộc đời Thành Chương tích cóp được đều đổ vào Việt phủ!
Họa sĩ Thành Chương: Đúng là đã hết sạch. Nhưng không phải để cho mình nổi tiếng, vì khi chưa có Việt phủ, tôi cũng nổi tiếng lắm rồi, mà cũng không phải với mục đích làm kinh tế. Thực sự, tôi đã làm công trình này vì tình yêu văn hóa Việt. Tôi đã dồn hết cuộc đời mình vào đó: mọi thứ tôi có, từ tâm trí, thời gian, sức lực, tiền bạc với hy vọng bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa cha ông.
PV: Giai đoạn đầu xây dựng Việt phủ, chưa thấy cái gì mà chỉ thấy những nguy cơ đe dọa về tài chính, có ai trong gia đình, bạn bè từng ngăn cản ông? Và có lúc nào ông cảm thấy mình nên dừng lại?
Họa sĩ Thành Chương: Tôi là người đã đam mê thì gần như bất chấp tất cả mọi thứ. Trong chuyện này, chính vợ tôi là người đã nhắc nhở tôi – vì cô ấy hiểu điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống gia đình. Sự nhắc nhở đôi lúc khiến tôi băn khoăn, suy nghĩ nhưng cuối cùng niềm đam mê và tình yêu đã cuốn tôi đi. Mỗi khi nhìn Việt phủ hôm nay, tôi luôn nhớ một điều: sự hy sinh của gia đình với tôi, với công trình của tôi là rất lớn. Đó là cái giá tôi và gia đình tôi phải trả, không ai ép, nhưng tôi đã làm.
Cái tôi làm không đem lại lợi nhuận kinh tế về cho gia đình; cái nổi tiếng, nói thật với anh cũng không thể đem ra ăn được. Nhưng giá trị thật sự của Việt phủ, đến hôm nay chính là cái tôi có được. Nhưng để giá trị đó được công nhận, bản thân tôi và vợ con tôi đã phải hi sinh rất lớn cho nó.
PV: Nếu ngày mai anh phải vẽ minh họa cho báo để kiếm từng đồng bạc lẻ, anh có ân hận vì mình đã dành mọi thứ mình có cho Việt phủ: thời gian, tiền của, sức lực và đôi khi là cả tình cảm, hạnh phúc đang có?
Họa sĩ Thành Chương: Có những khoảnh khắc tôi đã ân hận khi nghĩ đến vợ con, vì sợ cái ý nghĩ vợ con tôi sẽ khổ. Tôi không sợ cái ngày mình phải ra đường kiếm ăn, vì tôi đã từng trải qua những ngày như thế. Nếu có một ngày Thành Chương phải ra đường vá xe hay ngồi vẽ chân dung kiếm vài chục nghìn lẻ, tôi nghĩ cũng không là gì. Nhưng tôi chẳng thể đành lòng nếu vợ con mình như thế. Ý nghĩ đó vô cùng đau đớn. Tôi lại nói lại một lần nữa: đó là sự hy sinh của vợ con tôi, là sự thiệt thòi của họ.
Khi tôi làm Việt phủ, cái tôi nghĩ là cho 100 năm sau
PV: Việt phủ Thành Chương đã tồn tại suốt 13 năm qua. Có thể nói trong chặng đường 13 năm đấy, ông đã tạo nên một vùng văn hóa, tạo nên một vùng thiên nhiên, một vùng bí ẩn về ý chí, khát vọng phi thường của con người. Có thể giờ đây, đôi khi ông phải đối mặt với tiếc nuối, với nỗi buồn, với sự lo lắng, có thể vợ con ông đôi khi đưa ông trở về hiện thực nào đó trong một xã hội mà không phải lúc nào người ta cũng hướng về một giá trị tinh thần nào đó, một xã hội mà đến bây giờ người ta vẫn có thể đặt ra những vấn đề này, vấn đề kia với những lý do hết sức vô lý như chúng ta đã biết, nhưng đoạn đường đó là đoạn đường chưa phải “khủng khiếp”.
Đoạn đường từ bây giờ đến sau này mới là “khủng khiếp”, đoạn đường mà Thành Chương phải tự trả lời câu hỏi: Thành Chương sẽ tiếp tục làm gì và làm như thế nào với Việt phủ? Sau này, khi Thành Chương già nua đi rồi, việc bảo tồn nó sẽ thế nào? Việt phủ không phải là mây trời mà thả nó bay đi, không phải là nước sông mà thả xuống nó trôi đi, mà nó hiện diện ở đây, phải tu bổ, phải chăm sóc, phải phát triển. Ông đã đi qua 13 năm, hãy nghĩ về 13 năm tới. Vậy ông đã nghĩ gì về 13 năm tới?
Họa sĩ Thành Chương: Khi tôi làm Việt phủ, tôi đã không nghĩ đến 20 năm sau, 30 năm sau sẽ như thế nào. Cái tôi nghĩ là cho 100 năm sau. Tôi nghĩ rằng, đất nước mình với những di sản mà cha ông để lại có quá nhiều điều đặc biệt, nhưng cái còn lại thì ít ỏi: thiên nhiên tàn phá, chiến tranh liên miên, ý thức con người đã hủy hoại nó qua từng giai đoạn. Ngay giờ phút này đây, chúng ta vẫn đang phải chứng kiến những điều đó.
Vì vậy, cái lo lắng của tôi cho việc bảo tồn nó, gìn giữ nó, phát triển nó là sự lo lắng cho cả trăm năm sau. Đó là nỗi lo lớn của tôi, chứ không phải nỗi lo sẽ làm gì để duy trì nó. Trong giai đoạn vừa qua, có những chuyện xảy ra khiến tôi rất buồn. Vì tôi đang nghĩ đến những điều lớn lao, với trách nhiệm của một công dân, của một nghệ sĩ với dân tộc, nhưng lại có những chuyện như con kiến nó đốt ở dưới chân.
PV: 5 năm trước tôi đã hỏi ông một câu hỏi tương tự. Để nói một điều, sự quan tâm, lo lắng giữ gìn văn hóa Việt của Thành Chương không chỉ là nỗi lo của riêng Thành Chương, mà còn là nỗi lo của những người ý thức đúng về sự quan trọng của văn hóa dân tộc. 20 năm nữa, 30 năm nữa, hoặc 50 năm nữa, có thể người Việt sẽ tỉnh thức và nhận ra rằng những thứ giản dị như mái đình, như những bậc đá…là những thứ mà trăm năm qua, nghìn năm qua người Việt đã làm ra nó. Đó là những vẻ đẹp của đất nước. Và những vẻ đẹp đó đang biến mất.
Tôi chắc chắn nếu bây giờ rà soát tài sản trong mỗi ngôi nhà ở mỗi làng quê thì sẽ hầu như chỉ thấy ti vi, tủ lạnh, xe máy, đồ điện tử…mà thôi. Có lúc tôi nghĩ rằng, nếu bây giờ ta bọc giấu Việt phủ đi và một ngày của 50 năm sau chúng ta mới mở nó ra, người Việt sẽ bàng hoàng nhận ra đó là một viên ngọc. Đây không phải là một lời nói quá. Những người bình tĩnh nhất sẽ nhìn thấy điều đó. Vậy tôi muốn hỏi ông, với một viên ngọc như thế, ông sẽ chuyển giao cho ai?
Con cái ông lớn lên và có thể kế thừa những gì ông để lại. Nhưng cũng có thể chúng lớn lên và niềm đam mê của chúng là ở nơi khác, khả năng của chúng ở việc khác, chứ không phải ở những việc như ông đang làm cho Việt phủ. Chúng sẽ nói: con yêu cha, con kính trọng những việc cha mẹ đã làm, nhưng chúng con không thể thay cha mẹ làm được những việc đó. Vậy điều gì sẽ xảy ra, ông sẽ làm gì?Ông sẽ chọn người nào để kế thừa và gìn giữ công trình của mình?
Họa sĩ Thành Chương: Tôi đã suy nghĩ về điều này nhiều năm nay. Tất cả những lo lắng của mọi người, tôi cũng đã đều nghĩ tới. Cái gọi là giá trị của Việt phủ là những giá trị bất biến, trường tồn cùng đất nước. Tôi đã đẻ nó ra, nhưng nếu có một cơ quan, một tổ chức nào đó có thể giữ gìn được nó, phát triển nó, tôi sẵn sàng hiến tặng nó. Để họ có thể tiếp tục câu chuyện mà tôi đã bắt đầu.
Tôi nghĩ mình như đang trong cuộc chạy tiếp sức
PV: Khi ông nói muốn hiến Việt phủ cho một cơ quan, một tổ chức, trong lòng tôi dấy lên nỗi lo lắng. Những di sản được xác lập trên văn bản pháp luật của quốc gia như các di tích lịch sử, di tích văn hóa, rất buồn là lại đang bị mai một dần, mất mát dần dưới bàn tay quản lý văn hóa của các cơ quan, tổ chức Nhà nước như chuyện mới nhất là Chùa Một Cột. Tôi thực sự lo lắng cho số phận Việt phủ mai sau.
Họa sĩ Thành Chương: Thật ra mà nói, tôi hiểu rằng tôi đã sinh ra một đứa con và tôi biết rằng tôi phải nuôi nấng và chăm sóc nó. Nhưng tôi không sống mãi mãi để nuôi nó được. Vậy thì sẽ đến lúc tôi phải tự giải đáp câu hỏi ai sẽ là người tiếp tục nuôi nó. Sòng phẳng và thành thật mà nói thì nếu chúng ta ở một đất nước mà sự quan tâm, bảo vệ, gìn giữ văn hóa nó có hiệu quả, thì sẽ chẳng khó để tìm ra người có thể thay tôi chăm sóc “đứa con” của mình.
PV: Nhưng cách quản lý yếu kém của chúng ta, thể hiện qua rất nhiều câu chuyện, mà gần đây nhất là câu chuyện về chùa Một Cột đã đang phá hỏng rất nhiều di sản. Vì thế khi bắt đầu nghĩ đến việc hiến tặng Việt phủ, tôi đã phải nghĩ đến một bài toán: Nhà nước có đủ năng lực, có đủ tình yêu, có đủ trình độ để quản lý nó hay không?
Họa sĩ Thành Chương: Tôi đã dốc hết tất cả những gì mình có vào đó, để có được Việt phủ như hôm nay, còn việc nuôi dưỡng nó, giữ gìn nó tồn tại, sẽ là một giai đoạn khác. Có thể tôi còn đủ sức trong một giai đoạn nào đó, nhưng tôi biết quãng thời gian đó sẽ không dài. Việc tìm người tiếp nhận nó, thay thế vai trò của tôi là điều đương nhiên.
Nhưng tôi tin không chỉ mình tôi mới có tâm huyết này. Tôi tin xã hội này còn rất nhiều người có tâm huyết đó. Tôi nghĩ mình như đang trong cuộc chạy tiếp sức. Tôi đã hoàn thành giai đoạn đầu và đang tìm kiếm người tiếp tục cuộc chạy đó.
PV: Khi Thành Chương xây dựng Việt phủ, trên giấy tờ, về giá trị vật chất, nó là công trình của riêng cá nhân Thành Chương, nhưng trên ý nghĩa tinh thần, nó là của cả cộng đồng. Ở những nước như Pháp, như Na Uy, Ai Len…nhiều bảo tàng tư nhân đã được Nhà nước hóa sau khi họ qua đời. Những người chủ của những bảo tàng đó là những người yêu văn hóa. Trước khi họ mất, họ đã chuyển giao công trình gửi gắm không ít tình yêu trong đó cho Nhà nước và nó đã được bảo tồn và tiếp tục tồn tại một cách hãnh diện.
Tôi biết có những bảo tàng người xây dựng nên nó đã được tạc tượng để trong khuôn viên bảo tàng. Bởi vì đó không phải là chuyện của một cá nhân nữa. Với những đất nước đó, tất cả những gì đang hiện hữu trong bảo tàng kia, đó là của dân tộc anh ta, của loài người trong lịch sử dài vô tận của mình. Như Việt phủ, với những ngôi nhà, cái cầu đá, con voi đá, những cổ vật đó, không gian đó…là của dân tộc này. Và Thành Chương là người ý thức được nó, yêu nó, tạo dựng nó, bảo vệ nó bằng mồ hôi, nước mắt và tiền của của mình... Tôi nghĩ rằng chỉ khi các cơ quan nhà nước hiểu ra thấu đáo cái ý nghĩa của văn hóa, cái chứa đựng, cái còn lại của con người ta 50 năm nữa, 100 năm, 200 năm nữa là cái gì thì họ mới có thể giữ gìn được văn hóa.
Tôi hình dung trong 20 – 30 năm nữa, Thành Chương là người vẫn có thể cai quản Việt phủ. Nhưng sau đó, Thành Chương sẽ phải tìm người kế tục sự nghiệp của mình. Trong lúc chờ đợi các cơ quan quản lý văn hóa của nhà nước “thức tỉnh”, cá nhân Thành Chương sẽ chọn cách nào, nếu con cháu mình không có khả năng làm được việc đó – bảo quản một tài sản văn hóa.
Ở một số quốc gia mà tôi biết, khi một bảo tàng tư nhân đã được chính phủ công nhận, thì dù đó là tài sản của anh ta, nhưng nó được chính phủ bảo vệ. Ngay cả chính anh ta cũng không được phép có những hành động làm tổn thương nó. Anh không được tùy tiện bán đi những món đồ cổ, không được tùy tiện phá đi từng cái cây, không được tùy tiện làm hỏng tính nguyên bản của nó. Ở Việt Nam, Thành Chương có thể giữ nó cho riêng mình, có thể di chúc lại cho con cháu, có thể bán từng món đồ cổ đi lấy tiền, nhưng một người có tâm với văn hóa sẽ lựa chọn cách giải quyết nào?
Họa sĩ Thành Chương: Cách ứng xử của các quốc gia như bạn vừa nói – theo tôi đó là văn hóa cao cấp. Đó là cách lựa chọn đúng nhất để bảo vệ di sản. Nhưng ở nước mình, sự quan tâm đến di sản, văn hóa chưa đạt được đến mức đó. Cách bảo vệ máy móc của chúng ta hoặc làm hỏng nó, hoặc dẫn đến những bi kịch như câu chuyện làng cổ Đường Lâm.
PV: Khu vườn của Việt phủ có thể gọi là một khu rừng. Một khu rừng với không gian văn hóa hiếm có. Với chỉ riêng cây cối trồng trong Việt phủ, với việc vận chuyển và chăm sóc kỳ công như thế, ông đã tốn bao nhiêu tiền vào đó? Và ông đã có ý tưởng gì khi tạo ra khu rừng đó?
Họa sĩ Thành Chương: Mọi người đều biết là với việc xây dựng Việt phủ, tôi không tính toán tiền nong, không so đo chuyện lỗ lãi. Tôi không bao giờ ghi lại những chi phí bỏ ra, chỉ biết nó rất nhiều, rất nhiều. Duy có một lần tôi đã thử ghi lại chi phí trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng sau đó thì tự tôi thấy sợ. Tự tôi nhận ra nếu cứ ghi lại, cứ tính toán thế này, cứ nhìn vào lượng tiền hàng ngày đổ vào đó tôi sẽ chẳng bao giờ dám tiếp tục xây dựng và hoàn thành Việt phủ nữa.
Tôi không dám gọi là khu rừng mà chỉ coi đó là một khu vườn đặc biệt. Khi bắt tay vào tạo dựng lên khu vườn đó, tôi suy nghĩ rất nhiều về nó. Tôi phải tự hỏi mình: ý nghĩa của khu vườn là gì, tinh thần của khu vườn là gì? Phải làm gì để nó đúng là một khu vườn Việt, chứ không bị nhầm lẫn với bất cứ khu vườn Pháp, vườn Ý, vườn Trung Quốc, vườn Nhật Bản nào đó.
Tôi đã tìm ra được tinh thần cốt lõi trong khu vườn của người Việt, cũng là tinh thần của văn hóa người Việt, chính là tinh thần dân gian. Có những loại cây trong khu vườn ở Việt phủ mang đầy màu sắc tâm linh như bốn loại cây Sanh – Si – Đa – Đề, hay những cây mang hình ảnh của làng quê Việt Nam như cây gạo, cây xoan, cây bàng, cây đại. Những cây thông, những giàn nho, nếu xuất hiện trong không gian đó sẽ vô cùng chơ vơ, lạc lõng.
Chính từ tinh thần dân gian đó, tôi đã tạo ra khu vườn Việt phủ Thành Chương – một khu vườn Việt thực sự. Và tôi đã chọn lọc từng cái cây với tinh thần đó, để cho nó phát triển tự nhiên ở Việt phủ. Có những cái cây đến giờ này đã trở thành một phần hồn cốt của Việt phủ. Không ai có thể hình dung khu vườn Việt phủ bây giờ trước kia chỉ là một triền đồi trọc. Nhiều người bạn của tôi vẫn đùa: “Nhìn qua cứ tưởng rừng Cúc Phương, hóa ra đây là rừng Cúc Chương” - tôi hạnh phúc và thật lòng thì có cả một chút tự hào vì câu nói đùa đó.
Tôi đã làm công trình này vì tình yêu văn hóa Việt
PV: Có bao giờ ông ngồi một mình trong Việt phủ, ngắm nhìn những cái cây, những tảng đá, những ngôi nhà và tất cả những gì trong Việt phủ rồi bất ngờ với chính những gì mình làm nên, vì với sức lực và tiền của của một con người thì điều đó là phi thường. Có bao giờ ông nghi ngờ sự phi thường đó, đến mức phải cấu chân cấu tay xem Việt phủ là thật hay mơ?
Họa sĩ Thành Chương: Cấu chân cấu tay thì rất nhiều lần. Không biết bao lần ngồi cùng vợ ở một góc nào đó trong vườn, tôi đã tự hỏi: Bằng cách nào mà mình đã làm được tất cả những điều này? Vì khi tôi đến, đó là một mảnh đất bìa rừng, đất lưu không, chẳng có bất cứ cái gì cả.
Đôi khi tôi nghĩ có lẽ phải có một cái gì ngoài cái năng lực của con người, một cái gì đó rất tâm linh đã giúp tôi làm được điều đó. Chính bạn bè tôi nhiều người cũng nói không có Trời giúp, tôi chẳng thể tạo ra được công trình này, như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói: đây có lẽ là thiên duyên.
PV: Có bao giờ ông giật mình vì số tiền ông đã đổ vào đó? Con số đó có lẽ rất khủng khiếp? Có bao giờ nó làm ông hoảng sợ?
Họa sĩ Thành Chương: Lúc làm thì không, đang máu mà (cười). Nhưng bây giờ thì đôi lúc có đấy. Tôi có thể nói với anh một điều rất thật lòng: mỗi khi nhìn vào cuộc sống gia đình, nhìn vợ và các con nhỏ chưa được bằng người nọ người kia, tôi rất day dứt. Vì đáng ra với điều kiện của mình, tôi thừa sức để lo cho vợ con một cuộc sống tốt hơn như thế. Nhưng tôi đã quá đắm đuối vào công trình của mình, để phần thiệt thòi cho vợ con gánh lấy.
PV: Có những người nói: Tiền bạc của cả cuộc đời Thành Chương tích cóp được đều đổ vào Việt phủ!
Họa sĩ Thành Chương: Đúng là đã hết sạch. Nhưng không phải để cho mình nổi tiếng, vì khi chưa có Việt phủ, tôi cũng nổi tiếng lắm rồi, mà cũng không phải với mục đích làm kinh tế. Thực sự, tôi đã làm công trình này vì tình yêu văn hóa Việt. Tôi đã dồn hết cuộc đời mình vào đó: mọi thứ tôi có, từ tâm trí, thời gian, sức lực, tiền bạc với hy vọng bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa cha ông.
PV: Giai đoạn đầu xây dựng Việt phủ, chưa thấy cái gì mà chỉ thấy những nguy cơ đe dọa về tài chính, có ai trong gia đình, bạn bè từng ngăn cản ông? Và có lúc nào ông cảm thấy mình nên dừng lại?
Họa sĩ Thành Chương: Tôi là người đã đam mê thì gần như bất chấp tất cả mọi thứ. Trong chuyện này, chính vợ tôi là người đã nhắc nhở tôi – vì cô ấy hiểu điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống gia đình. Sự nhắc nhở đôi lúc khiến tôi băn khoăn, suy nghĩ nhưng cuối cùng niềm đam mê và tình yêu đã cuốn tôi đi. Mỗi khi nhìn Việt phủ hôm nay, tôi luôn nhớ một điều: sự hy sinh của gia đình với tôi, với công trình của tôi là rất lớn. Đó là cái giá tôi và gia đình tôi phải trả, không ai ép, nhưng tôi đã làm.
Cái tôi làm không đem lại lợi nhuận kinh tế về cho gia đình; cái nổi tiếng, nói thật với anh cũng không thể đem ra ăn được. Nhưng giá trị thật sự của Việt phủ, đến hôm nay chính là cái tôi có được. Nhưng để giá trị đó được công nhận, bản thân tôi và vợ con tôi đã phải hi sinh rất lớn cho nó.
PV: Nếu ngày mai anh phải vẽ minh họa cho báo để kiếm từng đồng bạc lẻ, anh có ân hận vì mình đã dành mọi thứ mình có cho Việt phủ: thời gian, tiền của, sức lực và đôi khi là cả tình cảm, hạnh phúc đang có?
Họa sĩ Thành Chương: Có những khoảnh khắc tôi đã ân hận khi nghĩ đến vợ con, vì sợ cái ý nghĩ vợ con tôi sẽ khổ. Tôi không sợ cái ngày mình phải ra đường kiếm ăn, vì tôi đã từng trải qua những ngày như thế. Nếu có một ngày Thành Chương phải ra đường vá xe hay ngồi vẽ chân dung kiếm vài chục nghìn lẻ, tôi nghĩ cũng không là gì. Nhưng tôi chẳng thể đành lòng nếu vợ con mình như thế. Ý nghĩ đó vô cùng đau đớn. Tôi lại nói lại một lần nữa: đó là sự hy sinh của vợ con tôi, là sự thiệt thòi của họ.
Khi tôi làm Việt phủ, cái tôi nghĩ là cho 100 năm sau
PV: Việt phủ Thành Chương đã tồn tại suốt 13 năm qua. Có thể nói trong chặng đường 13 năm đấy, ông đã tạo nên một vùng văn hóa, tạo nên một vùng thiên nhiên, một vùng bí ẩn về ý chí, khát vọng phi thường của con người. Có thể giờ đây, đôi khi ông phải đối mặt với tiếc nuối, với nỗi buồn, với sự lo lắng, có thể vợ con ông đôi khi đưa ông trở về hiện thực nào đó trong một xã hội mà không phải lúc nào người ta cũng hướng về một giá trị tinh thần nào đó, một xã hội mà đến bây giờ người ta vẫn có thể đặt ra những vấn đề này, vấn đề kia với những lý do hết sức vô lý như chúng ta đã biết, nhưng đoạn đường đó là đoạn đường chưa phải “khủng khiếp”.
Đoạn đường từ bây giờ đến sau này mới là “khủng khiếp”, đoạn đường mà Thành Chương phải tự trả lời câu hỏi: Thành Chương sẽ tiếp tục làm gì và làm như thế nào với Việt phủ? Sau này, khi Thành Chương già nua đi rồi, việc bảo tồn nó sẽ thế nào? Việt phủ không phải là mây trời mà thả nó bay đi, không phải là nước sông mà thả xuống nó trôi đi, mà nó hiện diện ở đây, phải tu bổ, phải chăm sóc, phải phát triển. Ông đã đi qua 13 năm, hãy nghĩ về 13 năm tới. Vậy ông đã nghĩ gì về 13 năm tới?
Họa sĩ Thành Chương: Khi tôi làm Việt phủ, tôi đã không nghĩ đến 20 năm sau, 30 năm sau sẽ như thế nào. Cái tôi nghĩ là cho 100 năm sau. Tôi nghĩ rằng, đất nước mình với những di sản mà cha ông để lại có quá nhiều điều đặc biệt, nhưng cái còn lại thì ít ỏi: thiên nhiên tàn phá, chiến tranh liên miên, ý thức con người đã hủy hoại nó qua từng giai đoạn. Ngay giờ phút này đây, chúng ta vẫn đang phải chứng kiến những điều đó.
Vì vậy, cái lo lắng của tôi cho việc bảo tồn nó, gìn giữ nó, phát triển nó là sự lo lắng cho cả trăm năm sau. Đó là nỗi lo lớn của tôi, chứ không phải nỗi lo sẽ làm gì để duy trì nó. Trong giai đoạn vừa qua, có những chuyện xảy ra khiến tôi rất buồn. Vì tôi đang nghĩ đến những điều lớn lao, với trách nhiệm của một công dân, của một nghệ sĩ với dân tộc, nhưng lại có những chuyện như con kiến nó đốt ở dưới chân.
PV: 5 năm trước tôi đã hỏi ông một câu hỏi tương tự. Để nói một điều, sự quan tâm, lo lắng giữ gìn văn hóa Việt của Thành Chương không chỉ là nỗi lo của riêng Thành Chương, mà còn là nỗi lo của những người ý thức đúng về sự quan trọng của văn hóa dân tộc. 20 năm nữa, 30 năm nữa, hoặc 50 năm nữa, có thể người Việt sẽ tỉnh thức và nhận ra rằng những thứ giản dị như mái đình, như những bậc đá…là những thứ mà trăm năm qua, nghìn năm qua người Việt đã làm ra nó. Đó là những vẻ đẹp của đất nước. Và những vẻ đẹp đó đang biến mất.
Tôi chắc chắn nếu bây giờ rà soát tài sản trong mỗi ngôi nhà ở mỗi làng quê thì sẽ hầu như chỉ thấy ti vi, tủ lạnh, xe máy, đồ điện tử…mà thôi. Có lúc tôi nghĩ rằng, nếu bây giờ ta bọc giấu Việt phủ đi và một ngày của 50 năm sau chúng ta mới mở nó ra, người Việt sẽ bàng hoàng nhận ra đó là một viên ngọc. Đây không phải là một lời nói quá. Những người bình tĩnh nhất sẽ nhìn thấy điều đó. Vậy tôi muốn hỏi ông, với một viên ngọc như thế, ông sẽ chuyển giao cho ai?
Con cái ông lớn lên và có thể kế thừa những gì ông để lại. Nhưng cũng có thể chúng lớn lên và niềm đam mê của chúng là ở nơi khác, khả năng của chúng ở việc khác, chứ không phải ở những việc như ông đang làm cho Việt phủ. Chúng sẽ nói: con yêu cha, con kính trọng những việc cha mẹ đã làm, nhưng chúng con không thể thay cha mẹ làm được những việc đó. Vậy điều gì sẽ xảy ra, ông sẽ làm gì?Ông sẽ chọn người nào để kế thừa và gìn giữ công trình của mình?
Họa sĩ Thành Chương: Tôi đã suy nghĩ về điều này nhiều năm nay. Tất cả những lo lắng của mọi người, tôi cũng đã đều nghĩ tới. Cái gọi là giá trị của Việt phủ là những giá trị bất biến, trường tồn cùng đất nước. Tôi đã đẻ nó ra, nhưng nếu có một cơ quan, một tổ chức nào đó có thể giữ gìn được nó, phát triển nó, tôi sẵn sàng hiến tặng nó. Để họ có thể tiếp tục câu chuyện mà tôi đã bắt đầu.
Tôi nghĩ mình như đang trong cuộc chạy tiếp sức
PV: Khi ông nói muốn hiến Việt phủ cho một cơ quan, một tổ chức, trong lòng tôi dấy lên nỗi lo lắng. Những di sản được xác lập trên văn bản pháp luật của quốc gia như các di tích lịch sử, di tích văn hóa, rất buồn là lại đang bị mai một dần, mất mát dần dưới bàn tay quản lý văn hóa của các cơ quan, tổ chức Nhà nước như chuyện mới nhất là Chùa Một Cột. Tôi thực sự lo lắng cho số phận Việt phủ mai sau.
Họa sĩ Thành Chương: Thật ra mà nói, tôi hiểu rằng tôi đã sinh ra một đứa con và tôi biết rằng tôi phải nuôi nấng và chăm sóc nó. Nhưng tôi không sống mãi mãi để nuôi nó được. Vậy thì sẽ đến lúc tôi phải tự giải đáp câu hỏi ai sẽ là người tiếp tục nuôi nó. Sòng phẳng và thành thật mà nói thì nếu chúng ta ở một đất nước mà sự quan tâm, bảo vệ, gìn giữ văn hóa nó có hiệu quả, thì sẽ chẳng khó để tìm ra người có thể thay tôi chăm sóc “đứa con” của mình.
PV: Nhưng cách quản lý yếu kém của chúng ta, thể hiện qua rất nhiều câu chuyện, mà gần đây nhất là câu chuyện về chùa Một Cột đã đang phá hỏng rất nhiều di sản. Vì thế khi bắt đầu nghĩ đến việc hiến tặng Việt phủ, tôi đã phải nghĩ đến một bài toán: Nhà nước có đủ năng lực, có đủ tình yêu, có đủ trình độ để quản lý nó hay không?
Họa sĩ Thành Chương: Tôi đã dốc hết tất cả những gì mình có vào đó, để có được Việt phủ như hôm nay, còn việc nuôi dưỡng nó, giữ gìn nó tồn tại, sẽ là một giai đoạn khác. Có thể tôi còn đủ sức trong một giai đoạn nào đó, nhưng tôi biết quãng thời gian đó sẽ không dài. Việc tìm người tiếp nhận nó, thay thế vai trò của tôi là điều đương nhiên.
Nhưng tôi tin không chỉ mình tôi mới có tâm huyết này. Tôi tin xã hội này còn rất nhiều người có tâm huyết đó. Tôi nghĩ mình như đang trong cuộc chạy tiếp sức. Tôi đã hoàn thành giai đoạn đầu và đang tìm kiếm người tiếp tục cuộc chạy đó.
PV: Khi Thành Chương xây dựng Việt phủ, trên giấy tờ, về giá trị vật chất, nó là công trình của riêng cá nhân Thành Chương, nhưng trên ý nghĩa tinh thần, nó là của cả cộng đồng. Ở những nước như Pháp, như Na Uy, Ai Len…nhiều bảo tàng tư nhân đã được Nhà nước hóa sau khi họ qua đời. Những người chủ của những bảo tàng đó là những người yêu văn hóa. Trước khi họ mất, họ đã chuyển giao công trình gửi gắm không ít tình yêu trong đó cho Nhà nước và nó đã được bảo tồn và tiếp tục tồn tại một cách hãnh diện.
Tôi biết có những bảo tàng người xây dựng nên nó đã được tạc tượng để trong khuôn viên bảo tàng. Bởi vì đó không phải là chuyện của một cá nhân nữa. Với những đất nước đó, tất cả những gì đang hiện hữu trong bảo tàng kia, đó là của dân tộc anh ta, của loài người trong lịch sử dài vô tận của mình. Như Việt phủ, với những ngôi nhà, cái cầu đá, con voi đá, những cổ vật đó, không gian đó…là của dân tộc này. Và Thành Chương là người ý thức được nó, yêu nó, tạo dựng nó, bảo vệ nó bằng mồ hôi, nước mắt và tiền của của mình... Tôi nghĩ rằng chỉ khi các cơ quan nhà nước hiểu ra thấu đáo cái ý nghĩa của văn hóa, cái chứa đựng, cái còn lại của con người ta 50 năm nữa, 100 năm, 200 năm nữa là cái gì thì họ mới có thể giữ gìn được văn hóa.
Tôi hình dung trong 20 – 30 năm nữa, Thành Chương là người vẫn có thể cai quản Việt phủ. Nhưng sau đó, Thành Chương sẽ phải tìm người kế tục sự nghiệp của mình. Trong lúc chờ đợi các cơ quan quản lý văn hóa của nhà nước “thức tỉnh”, cá nhân Thành Chương sẽ chọn cách nào, nếu con cháu mình không có khả năng làm được việc đó – bảo quản một tài sản văn hóa.
Ở một số quốc gia mà tôi biết, khi một bảo tàng tư nhân đã được chính phủ công nhận, thì dù đó là tài sản của anh ta, nhưng nó được chính phủ bảo vệ. Ngay cả chính anh ta cũng không được phép có những hành động làm tổn thương nó. Anh không được tùy tiện bán đi những món đồ cổ, không được tùy tiện phá đi từng cái cây, không được tùy tiện làm hỏng tính nguyên bản của nó. Ở Việt Nam, Thành Chương có thể giữ nó cho riêng mình, có thể di chúc lại cho con cháu, có thể bán từng món đồ cổ đi lấy tiền, nhưng một người có tâm với văn hóa sẽ lựa chọn cách giải quyết nào?
Họa sĩ Thành Chương: Cách ứng xử của các quốc gia như bạn vừa nói – theo tôi đó là văn hóa cao cấp. Đó là cách lựa chọn đúng nhất để bảo vệ di sản. Nhưng ở nước mình, sự quan tâm đến di sản, văn hóa chưa đạt được đến mức đó. Cách bảo vệ máy móc của chúng ta hoặc làm hỏng nó, hoặc dẫn đến những bi kịch như câu chuyện làng cổ Đường Lâm.
Sự lựa chọn của tôi là sẽ hiến tặng Việt phủ, trong một thời điểm phù hợp. Dĩ nhiên đó sẽ là một sự hiến tặng có điều kiện. Người được tôi hiến tặng Việt phủ sẽ phải là người đáp ứng đủ những điều kiện do tôi đề ra, là người mà tôi tin tưởng sẽ tiếp tục giữ gìn, bảo vệ Việt phủ.
PV: Anh đã bàn bạc chuyện đó với người đồng sở hữu – vợ anh về ý định này chưa?
Họa sĩ Thành Chương: Trong gia đình tôi, vợ chồng trong mọi lĩnh vực đều là một, nhất là trong một quyết định lớn lao như thế này. Nhiều người sẽ nghĩ tôi mới là người quyết định việc này nhưng thực ra ý tưởng đó bắt đầu từ vợ tôi và chúng tôi đã thống nhất với nhau về điều đó. Vợ chồng chúng tôi muốn nghĩ đến những việc lớn hơn, bỏ qua những tính toán về kinh tế.
Nếu là người có thể cam kết giữ gìn Việt phủ, thì tôi không ngần ngại hiến tặng
PV: Dĩ nhiên nếu không nghĩ đến những điều lớn lao, Thành Chương đã không nghĩ đến việc hiến tặng vì gia đình anh hoàn toàn có quyền sở hữu nó, sử dụng nó theo ý mình. Nhưng cái cách mà anh chọn là hiến tặng. Vậy anh dự định điều đó sẽ xảy ra như thế nào? Vào quãng thời gian nào và anh sẽ hiến tặng như thế nào? Và nếu như một cơ quản quản lý nào đó nhận và một cá nhân nào đó cùng muốn tiếp nhận, nhưng khi xem xét hồ sơ, nhưng cá nhân đó có tâm hơn, có năng lực hơn, ông sẽ chọn hồ sơ nào?
Họa sĩ Thành Chương: Cái này phải đi vào cụ thể. Chính vì cái mục đích cuối cùng là bảo vệ văn hóa. Nhưng nếu như cá nhân đó có năng lực hơn nhà nước, tôi sẵn sàng chọn cá nhân. Và đến một giai đoạn nào đó, khi cá nhân đó không còn đủ sức nữa, họ sẽ giống như tôi, tìm người thay thế để quản lý nó.
PV: Nếu một nhà đầu tư nước ngoài, nếu một người nước ngoài yêu văn hóa Việt muốn bảo vệ tài sản chung của con người gửi hồ sơ cho ông, cam kết với ông, và có đầy đủ điều kiện và sức lực bảo vệ Việt phủ, ông có sẵn sàng chấp nhận?
Họa sĩ Thành Chương: Cái đó còn phải xem luật pháp Nhà nước Việt Nam có cho phép không. Nhưng nếu nhìn từ góc độ cá nhân, thì dù là cơ quan nhà nước, dù là người Việt, Việt kiều, người nước ngoài, bất kể tổ chức nào, bất kể là ai, nếu là người có thể cam kết giữ gìn Việt phủ, thì tôi không ngần ngại hiến tặng nó. Vì mục đích cuối cùng của chúng ta là bảo tồn và giữ gìn nó.
Con đường xây Việt phủ Thành Chương là con đường bảo tồn, lưu giữ và làm lan tỏa vẻ đẹp truyền thống Việt. Nó sẽ tồn tại rất lâu nữa, phục vụ những thế hệ sau này. Nhìn vào các quy chiếu về những giá trị văn hóa, di sản của các nước trên thế giới so với chúng ta, tôi càng khẳng định rằng càng ngày Việt phủ Thành Chương càng thêm giá trị, thêm ý nghĩa trong đời sống văn hóa của đất nước.
Bây giờ chỉ còn một điều mà chúng ta đợi chờ: trong tương lai, một người hoặc một tổ chức bước đến, với tình yêu những di sản văn hóa truyền thống, chấp nhận dâng hiến trí lực của họ bảo vệ Việt phủ. Người đó có thể là bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào miễn là có đủ hiểu biết văn hóa, đủ điều kiện, đủ trình độ làm việc này. Nếu người đó là người nước ngoài, chúng ta cũng sẵn sàng đón nhận, mang ơn họ vì những việc họ làm.
Cuối cùng tôi nghĩ rằng con đường của phủ Thành Chương sẽ giá trị hơn rất nhiều lần sau câu chuyện này. Việc chúng ta lưu giữ như thế nào, đó là một câu hỏi không dễ dàng nhưng chúng ta vẫn còn thời gian để tìm ra nó. Xin cám ơn cuộc trò chuyện của ông.
PV: Anh đã bàn bạc chuyện đó với người đồng sở hữu – vợ anh về ý định này chưa?
Họa sĩ Thành Chương: Trong gia đình tôi, vợ chồng trong mọi lĩnh vực đều là một, nhất là trong một quyết định lớn lao như thế này. Nhiều người sẽ nghĩ tôi mới là người quyết định việc này nhưng thực ra ý tưởng đó bắt đầu từ vợ tôi và chúng tôi đã thống nhất với nhau về điều đó. Vợ chồng chúng tôi muốn nghĩ đến những việc lớn hơn, bỏ qua những tính toán về kinh tế.
Nếu là người có thể cam kết giữ gìn Việt phủ, thì tôi không ngần ngại hiến tặng
PV: Dĩ nhiên nếu không nghĩ đến những điều lớn lao, Thành Chương đã không nghĩ đến việc hiến tặng vì gia đình anh hoàn toàn có quyền sở hữu nó, sử dụng nó theo ý mình. Nhưng cái cách mà anh chọn là hiến tặng. Vậy anh dự định điều đó sẽ xảy ra như thế nào? Vào quãng thời gian nào và anh sẽ hiến tặng như thế nào? Và nếu như một cơ quản quản lý nào đó nhận và một cá nhân nào đó cùng muốn tiếp nhận, nhưng khi xem xét hồ sơ, nhưng cá nhân đó có tâm hơn, có năng lực hơn, ông sẽ chọn hồ sơ nào?
Họa sĩ Thành Chương: Cái này phải đi vào cụ thể. Chính vì cái mục đích cuối cùng là bảo vệ văn hóa. Nhưng nếu như cá nhân đó có năng lực hơn nhà nước, tôi sẵn sàng chọn cá nhân. Và đến một giai đoạn nào đó, khi cá nhân đó không còn đủ sức nữa, họ sẽ giống như tôi, tìm người thay thế để quản lý nó.
PV: Nếu một nhà đầu tư nước ngoài, nếu một người nước ngoài yêu văn hóa Việt muốn bảo vệ tài sản chung của con người gửi hồ sơ cho ông, cam kết với ông, và có đầy đủ điều kiện và sức lực bảo vệ Việt phủ, ông có sẵn sàng chấp nhận?
Họa sĩ Thành Chương: Cái đó còn phải xem luật pháp Nhà nước Việt Nam có cho phép không. Nhưng nếu nhìn từ góc độ cá nhân, thì dù là cơ quan nhà nước, dù là người Việt, Việt kiều, người nước ngoài, bất kể tổ chức nào, bất kể là ai, nếu là người có thể cam kết giữ gìn Việt phủ, thì tôi không ngần ngại hiến tặng nó. Vì mục đích cuối cùng của chúng ta là bảo tồn và giữ gìn nó.
Con đường xây Việt phủ Thành Chương là con đường bảo tồn, lưu giữ và làm lan tỏa vẻ đẹp truyền thống Việt. Nó sẽ tồn tại rất lâu nữa, phục vụ những thế hệ sau này. Nhìn vào các quy chiếu về những giá trị văn hóa, di sản của các nước trên thế giới so với chúng ta, tôi càng khẳng định rằng càng ngày Việt phủ Thành Chương càng thêm giá trị, thêm ý nghĩa trong đời sống văn hóa của đất nước.
Bây giờ chỉ còn một điều mà chúng ta đợi chờ: trong tương lai, một người hoặc một tổ chức bước đến, với tình yêu những di sản văn hóa truyền thống, chấp nhận dâng hiến trí lực của họ bảo vệ Việt phủ. Người đó có thể là bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào miễn là có đủ hiểu biết văn hóa, đủ điều kiện, đủ trình độ làm việc này. Nếu người đó là người nước ngoài, chúng ta cũng sẵn sàng đón nhận, mang ơn họ vì những việc họ làm.
Cuối cùng tôi nghĩ rằng con đường của phủ Thành Chương sẽ giá trị hơn rất nhiều lần sau câu chuyện này. Việc chúng ta lưu giữ như thế nào, đó là một câu hỏi không dễ dàng nhưng chúng ta vẫn còn thời gian để tìm ra nó. Xin cám ơn cuộc trò chuyện của ông.
0 comments:
Post a Comment