Cập nhật: 14:04 GMT - thứ năm, 16 tháng 5, 2013
Ngày 16 tháng 5, tôi đã lấy làm vinh dự khi ban tiếng Việt của đài BBC đăng lại bài viết mới nhất của tôi.
Khổ thay, bài đó tầm thường và đôi khi hơi dở, với một số ngôn từ dùng chưa được đắt cho lắm, có phần thiếu tế nhị, và nhiều lúc thậm chí còn lập luận chưa chặt chẽ. Nhìn chung, tôi nghĩ bài đó có một số ý tưởng quan trọng nhưng còn vài chỗ đáng bàn.
Hôm đó là một ngày dài. Mà tôi lại chọn một ngày lạ lùng và xét về nhiều mặt không phù hợp để bàn chuyện quốc kỳ ở Việt Nam. Tùy theo góc nhìn của mỗi người, đó là ngày tệ nhất hay tốt nhất trong nhiều năm để bàn chuyện quốc kỳ. Tôi sẽ bàn thêm về ý này ở phần dưới. Suy cho cùng tại sao lại bàn chuyện dễ bị ném đá này nhỉ?
Từ khi tôi lập blog, rất nhiều người trên các diễn đàn mạng xã hội đã muốn kết nối với tôi, và nhiều người (thực ra là một tỉ lệ nhỏ) trưng lá cờ cũ của Việt Nam, vốn đã là / đang là cờ vàng ba sọc đỏ. Đây là lá cờ có từ những năm cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn và về sau được Việt Nam Cộng Hòa sử dụng làm quốc kỳ. Cờ vàng ba sọc đỏ vẫn còn hãnh diện tung bay ở nhiều cộng đồng người Việt trên khắp thế giới, đặc biệt trong những người Việt đã rời bỏ Việt Nam trong những hoàn cảnh khó khăn, và vẫn kịch liệt chống đối chế độ cai trị kéo dài của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), vốn đã thành lập trong thập niên 1920, cầm quyền ở miền bắc Việt Nam kể từ thập niên 1940 và 1950 và cả nước kể từ 1975. Lá cờ do ĐCSVN chọn, cờ đỏ sao vàng, là có liên hệ đến sự cai trị của Đảng.
Nhiều người ở Việt Nam, trong lẫn ngoài Đảng, có quan điểm, mà tôi ủng hộ cả hai tay, cho rằng Việt Nam cần có cải cách thật sự về các thể chế xã hội của mình, đặc biệt là về các thể chế chính trị, nhưng không chỉ riêng về các thể chế chính trị. Cũng có thể khi nói ra điều này tôi sẽ không còn được hoan nghênh ở Việt Nam. Nếu vậy thì thật đáng tiếc, vì tôi đã và tiếp tục hết lòng mong muốn bàn luận một số vấn đề chủ chốt mà Việt Nam đang đương đầu, đặc biệt về các thể chế phúc lợi, trong đó có giáo dục, y tế, và bảo vệ xã hội. Tôi cũng muốn nói qua kinh nghiệm của mình tôi quen biết rất nhiều người thông minh, tận tụy có những mối quan hệ lâu đời với đảng hoặc vẫn còn đứng trong hàng ngũ đảng. Họ cũng là con người có những khát vọng và bao nỗi lo toan như tất cả chúng ta, nhưng họ bị trói mình trong các thể chế còn khiếm khuyết. Hẳn như chúng ta nghĩ, nhiều người trong số họ cũng có tình cảm sâu đậm với các lá cờ.
Cờ, bất kể thế nào, là những biểu tượng chính trị mạnh mẽ. Luận điểm khiêm tốn, nếu không muốn nói là có phần diễn đạt vụng về, của tôi là cờ cũng có thể trở thành chướng ngại vật.
Bài viết của tôi đề nghị người Việt nên quên chuyện vẫy những lá cờ đối nghịch nhau để cùng tiến tới, đừng tiếp tục bị lịch sử cầm tù, và tiến hành đẩy mạnh những cải cách thực sự. Tôi nghĩ có giả định ngầm rằng tất cả người Việt có vai trò trong tiến trình này và rằng các giới trong lẫn ngoài hàng ngũ đảng có thể gây áp lực (có lợi cho các cải cách) lên giới lãnh đạo đảng. Đây không phải là quan điểm chỉ của riêng tôi. Chỉ trong vài tháng qua, một liên minh cải cách hùng mạnh đã tập hợp xung quanh lời kêu gọi có những cải cách căn bản. Tôi phần nào (có lẽ hơi ngây thơ) có quan điểm rằng tất cả người Việt (nếu có lẽ không phải tất cả những ai định cư ở nước ngoài) có thể đóng một vai trò mang tính xây dựng, mặc dù hiện nay cơ hội tạo ra áp lực mang tính xây dựng đó rất nhỏ nhoi.
Tuy nhiên, đúng vào hôm tôi chọn để gợi ý rằng Việt Nam cần tiến tới chứ đừng dừng lại ở chỗ vẫy cờ gì, tòa án Việt Nam đã kết án hai thanh niên với án tù khá lâu vì tội, chắc bạn đã đoán được, trưng cờ vàng.
Rõ ràng, ngày 16/5 là một bước thụt lùi khá xa cho Việt Nam. Tuy nhiên xét trong bối cảnh những thay đổi đáng kể về văn hóa chính trị (nếu không nói là các thể chế chính thức) của đất nước, tôi đã bắt đầu bài tiếng Việt bằng cách nhắc lại chuyện chỉ mới vài ngày trước tôi đã viết (trong một bài khác đăng trên tờ South China Morning Post) rằng người ta “mới cảm nhận được” rằng sự thay đổi chính trị thực sự ở Việt Nam có thể diễn ra trong vòng 5 năm tới. Tôi kết thúc bài viết hôm 16/5 với nhận định rằng, tuy những án tù đưa ra quá nặng, các kinh nghiệm lịch sử cho thấy cũng có lúc chuyện buồn biến thành nguồn cảm hứng. Nỗi đau sau khi cụ Phan Chu Trinh mất năm 1926 là một ví dụ đặc biệt nổi bật.
Thực vậy, bất chấp diễn biến đáng tiếc không chối cãi được của ngày 16/5, và không muốn đưa những tiên đoán ngớ ngẩn, tôi thật sự tin rằng về mặt chính trị, Việt Nam đang chứng kiến một sự dịch chuyển quan trọng và có tính lịch sử vì những áp lực từ bên trọng và ngoài bộ máy đảng – nhà nước. Trong bài tiếng Việt, có lẽ, hay thậm chí có thể chắc chắn, tôi đã đưa ra một số phát biểu thiếu tế nhị, thậm chí ngu ngốc. Như nhận xét có phần ngớ ngẩn rằng lá cờ hiện tại là đủ ‘đẹp’ [pretty] (tôi không định nói là đẹp về thẩm mỹ [beautiful]) và đơn giản rồi, thế là tôi nhận được những phản ứng đúng y như tôi đã nghĩ.
Vậy thì, xin nói với tất cả những người (đặc biệt là những ai yêu mến cờ vàng ba sọc đỏ) điên tiết với tôi vì đã nói giờ đây hãy quên đi chuyện lá cờ, đương nhiên tôi nghe rõ ý các bạn rồi! Và tôi thực sự hối tiếc đã xúc phạm các bạn. Tôi xin nói rõ tôi không phải là con rối, tôi có tiếng nói riêng của mình, cảm ơn các bạn. Và nếu tôi có sai lầm trong các lập luận của mình, tôi chấp nhận điều đó. Cảm ơn các bạn về những lời bình luận tử tế và không tử tế cho lắm. Tôi đã rút ra được những bài học quan trọng từ một số nếu không nói là tất cả những ý kiến đó. Ít nhất tôi cũng đã hiểu được rằng tầm hiểu biết của tôi về “Bên Kia” quả thực còn hạn chế. Điều này cũng chẳng đáng ngạc nhiên vì tôi đã dành nhiều thời gian làm việc với nhiều cơ quan nhà nước ở Việt Nam và gần như chẳng bao nhiêu thời gian nghiên cứu các cộng đồng người Việt hải ngoại.
Có lẽ một ngày nào đó Việt Nam sẽ có một lá cờ mà tất cả mọi người cùng chấp nhận. Khổ nỗi cái ngày đó chưa đến. Phần lớn người Việt, ngay cả nhiều người trong đảng, có thể đồng ý rằng sau năm 1975, đảng cầm quyền của Việt Nam đã không làm tròn công việc tạo điều kiện thuận lợi cho hòa giải dân tộc. Muốn tìm bằng chứng cho điều này chỉ cần nhìn hai thanh niên bị tống vào tù hôm 16/5 hay cuộc khẩu chiến ác liệt trên blog tiếng Việt của tôi. Vẫn còn những vết thương sâu mà xét về nhiều mặt chưa lành hẳn. Đó là điều đáng tiếc nhưng khách quan mà nói đúng là như vậy.
Việt Nam có triển vọng đầy hứa hẹn. Đất nước càng sớm giải quyết được những thiếu sót về thể chế thì triển vọng đó càng nhanh trở thành hiện thực. Tôi thực sự tin rằng điều đó có thể diễn ra nhanh hơn nếu người Việt tập trung vào các thể chế trước rồi hẵng lo đến lá cờ.
Tôi hy vọng rằng trong những năm sắp tới cách hành xử của bộ máy nhà nước sẽ có những thay đổi rõ rệt. Hàn Quốc là một mô hình đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa tìm ra được Kim Dae Jung của mình, để có thể có một tấm gương tạo nguồn cảm hứng nhiều hơn cái mà tôi đã nêu trong bài viết blog đang bàn. Dĩ nhiên những người như vậy rất quan trọng. Nhưng Việt Nam không nên chờ đợi một sự mơ mộng. Những sự thay đổi cần thiết mà dân Việt Nam đang chờ đợi có thể diễn ra nếu nhiều bộ phận trong xã hội Việt Nam quan tâm đến chính trị. Và bối cảnh này, hãy tạm để các lá cờ sang một bên. Ngây thơ? Có thể. Gần đây tôi bị cáo buộc nhiều thứ còn tệ hơn nhiều.
Tôi xin hết với một vài câu sau cùng. Tôi cảm nhận bài tôi đã viết có một số thiếu sót nghiêm trọng và nội dung bài viết đã gây buồn lòng và làm tổn thương nhiều người. Xin đề nghị coi đây là một bài không phản ánh bản chất tôi. Tôi chẳng muốn trở thành một kẻ gây bất hoà, dù nghịch lý là bài đó đã có chính tác động đối với không ít người. Tôi sẽ rút kinh nghiệm từ bài này và sau một thời gian chúng ta sẽ biết kêt quả là như nào.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà kinh tế chính trị học, chuyên về Việt Nam đang dạy ở Đại học Thành Phố Hong Kong. Bài đã đăng ở Bấm blog của tác giả.
Hôm đó là một ngày dài. Mà tôi lại chọn một ngày lạ lùng và xét về nhiều mặt không phù hợp để bàn chuyện quốc kỳ ở Việt Nam. Tùy theo góc nhìn của mỗi người, đó là ngày tệ nhất hay tốt nhất trong nhiều năm để bàn chuyện quốc kỳ. Tôi sẽ bàn thêm về ý này ở phần dưới. Suy cho cùng tại sao lại bàn chuyện dễ bị ném đá này nhỉ?
Từ khi tôi lập blog, rất nhiều người trên các diễn đàn mạng xã hội đã muốn kết nối với tôi, và nhiều người (thực ra là một tỉ lệ nhỏ) trưng lá cờ cũ của Việt Nam, vốn đã là / đang là cờ vàng ba sọc đỏ. Đây là lá cờ có từ những năm cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn và về sau được Việt Nam Cộng Hòa sử dụng làm quốc kỳ. Cờ vàng ba sọc đỏ vẫn còn hãnh diện tung bay ở nhiều cộng đồng người Việt trên khắp thế giới, đặc biệt trong những người Việt đã rời bỏ Việt Nam trong những hoàn cảnh khó khăn, và vẫn kịch liệt chống đối chế độ cai trị kéo dài của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), vốn đã thành lập trong thập niên 1920, cầm quyền ở miền bắc Việt Nam kể từ thập niên 1940 và 1950 và cả nước kể từ 1975. Lá cờ do ĐCSVN chọn, cờ đỏ sao vàng, là có liên hệ đến sự cai trị của Đảng.
Nhiều người ở Việt Nam, trong lẫn ngoài Đảng, có quan điểm, mà tôi ủng hộ cả hai tay, cho rằng Việt Nam cần có cải cách thật sự về các thể chế xã hội của mình, đặc biệt là về các thể chế chính trị, nhưng không chỉ riêng về các thể chế chính trị. Cũng có thể khi nói ra điều này tôi sẽ không còn được hoan nghênh ở Việt Nam. Nếu vậy thì thật đáng tiếc, vì tôi đã và tiếp tục hết lòng mong muốn bàn luận một số vấn đề chủ chốt mà Việt Nam đang đương đầu, đặc biệt về các thể chế phúc lợi, trong đó có giáo dục, y tế, và bảo vệ xã hội. Tôi cũng muốn nói qua kinh nghiệm của mình tôi quen biết rất nhiều người thông minh, tận tụy có những mối quan hệ lâu đời với đảng hoặc vẫn còn đứng trong hàng ngũ đảng. Họ cũng là con người có những khát vọng và bao nỗi lo toan như tất cả chúng ta, nhưng họ bị trói mình trong các thể chế còn khiếm khuyết. Hẳn như chúng ta nghĩ, nhiều người trong số họ cũng có tình cảm sâu đậm với các lá cờ.
Cờ, bất kể thế nào, là những biểu tượng chính trị mạnh mẽ. Luận điểm khiêm tốn, nếu không muốn nói là có phần diễn đạt vụng về, của tôi là cờ cũng có thể trở thành chướng ngại vật.
Bài viết của tôi đề nghị người Việt nên quên chuyện vẫy những lá cờ đối nghịch nhau để cùng tiến tới, đừng tiếp tục bị lịch sử cầm tù, và tiến hành đẩy mạnh những cải cách thực sự. Tôi nghĩ có giả định ngầm rằng tất cả người Việt có vai trò trong tiến trình này và rằng các giới trong lẫn ngoài hàng ngũ đảng có thể gây áp lực (có lợi cho các cải cách) lên giới lãnh đạo đảng. Đây không phải là quan điểm chỉ của riêng tôi. Chỉ trong vài tháng qua, một liên minh cải cách hùng mạnh đã tập hợp xung quanh lời kêu gọi có những cải cách căn bản. Tôi phần nào (có lẽ hơi ngây thơ) có quan điểm rằng tất cả người Việt (nếu có lẽ không phải tất cả những ai định cư ở nước ngoài) có thể đóng một vai trò mang tính xây dựng, mặc dù hiện nay cơ hội tạo ra áp lực mang tính xây dựng đó rất nhỏ nhoi.
Tuy nhiên, đúng vào hôm tôi chọn để gợi ý rằng Việt Nam cần tiến tới chứ đừng dừng lại ở chỗ vẫy cờ gì, tòa án Việt Nam đã kết án hai thanh niên với án tù khá lâu vì tội, chắc bạn đã đoán được, trưng cờ vàng.
Rõ ràng, ngày 16/5 là một bước thụt lùi khá xa cho Việt Nam. Tuy nhiên xét trong bối cảnh những thay đổi đáng kể về văn hóa chính trị (nếu không nói là các thể chế chính thức) của đất nước, tôi đã bắt đầu bài tiếng Việt bằng cách nhắc lại chuyện chỉ mới vài ngày trước tôi đã viết (trong một bài khác đăng trên tờ South China Morning Post) rằng người ta “mới cảm nhận được” rằng sự thay đổi chính trị thực sự ở Việt Nam có thể diễn ra trong vòng 5 năm tới. Tôi kết thúc bài viết hôm 16/5 với nhận định rằng, tuy những án tù đưa ra quá nặng, các kinh nghiệm lịch sử cho thấy cũng có lúc chuyện buồn biến thành nguồn cảm hứng. Nỗi đau sau khi cụ Phan Chu Trinh mất năm 1926 là một ví dụ đặc biệt nổi bật.
Thực vậy, bất chấp diễn biến đáng tiếc không chối cãi được của ngày 16/5, và không muốn đưa những tiên đoán ngớ ngẩn, tôi thật sự tin rằng về mặt chính trị, Việt Nam đang chứng kiến một sự dịch chuyển quan trọng và có tính lịch sử vì những áp lực từ bên trọng và ngoài bộ máy đảng – nhà nước. Trong bài tiếng Việt, có lẽ, hay thậm chí có thể chắc chắn, tôi đã đưa ra một số phát biểu thiếu tế nhị, thậm chí ngu ngốc. Như nhận xét có phần ngớ ngẩn rằng lá cờ hiện tại là đủ ‘đẹp’ [pretty] (tôi không định nói là đẹp về thẩm mỹ [beautiful]) và đơn giản rồi, thế là tôi nhận được những phản ứng đúng y như tôi đã nghĩ.
Vậy thì, xin nói với tất cả những người (đặc biệt là những ai yêu mến cờ vàng ba sọc đỏ) điên tiết với tôi vì đã nói giờ đây hãy quên đi chuyện lá cờ, đương nhiên tôi nghe rõ ý các bạn rồi! Và tôi thực sự hối tiếc đã xúc phạm các bạn. Tôi xin nói rõ tôi không phải là con rối, tôi có tiếng nói riêng của mình, cảm ơn các bạn. Và nếu tôi có sai lầm trong các lập luận của mình, tôi chấp nhận điều đó. Cảm ơn các bạn về những lời bình luận tử tế và không tử tế cho lắm. Tôi đã rút ra được những bài học quan trọng từ một số nếu không nói là tất cả những ý kiến đó. Ít nhất tôi cũng đã hiểu được rằng tầm hiểu biết của tôi về “Bên Kia” quả thực còn hạn chế. Điều này cũng chẳng đáng ngạc nhiên vì tôi đã dành nhiều thời gian làm việc với nhiều cơ quan nhà nước ở Việt Nam và gần như chẳng bao nhiêu thời gian nghiên cứu các cộng đồng người Việt hải ngoại.
Có lẽ một ngày nào đó Việt Nam sẽ có một lá cờ mà tất cả mọi người cùng chấp nhận. Khổ nỗi cái ngày đó chưa đến. Phần lớn người Việt, ngay cả nhiều người trong đảng, có thể đồng ý rằng sau năm 1975, đảng cầm quyền của Việt Nam đã không làm tròn công việc tạo điều kiện thuận lợi cho hòa giải dân tộc. Muốn tìm bằng chứng cho điều này chỉ cần nhìn hai thanh niên bị tống vào tù hôm 16/5 hay cuộc khẩu chiến ác liệt trên blog tiếng Việt của tôi. Vẫn còn những vết thương sâu mà xét về nhiều mặt chưa lành hẳn. Đó là điều đáng tiếc nhưng khách quan mà nói đúng là như vậy.
Việt Nam có triển vọng đầy hứa hẹn. Đất nước càng sớm giải quyết được những thiếu sót về thể chế thì triển vọng đó càng nhanh trở thành hiện thực. Tôi thực sự tin rằng điều đó có thể diễn ra nhanh hơn nếu người Việt tập trung vào các thể chế trước rồi hẵng lo đến lá cờ.
Tôi hy vọng rằng trong những năm sắp tới cách hành xử của bộ máy nhà nước sẽ có những thay đổi rõ rệt. Hàn Quốc là một mô hình đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa tìm ra được Kim Dae Jung của mình, để có thể có một tấm gương tạo nguồn cảm hứng nhiều hơn cái mà tôi đã nêu trong bài viết blog đang bàn. Dĩ nhiên những người như vậy rất quan trọng. Nhưng Việt Nam không nên chờ đợi một sự mơ mộng. Những sự thay đổi cần thiết mà dân Việt Nam đang chờ đợi có thể diễn ra nếu nhiều bộ phận trong xã hội Việt Nam quan tâm đến chính trị. Và bối cảnh này, hãy tạm để các lá cờ sang một bên. Ngây thơ? Có thể. Gần đây tôi bị cáo buộc nhiều thứ còn tệ hơn nhiều.
Tôi xin hết với một vài câu sau cùng. Tôi cảm nhận bài tôi đã viết có một số thiếu sót nghiêm trọng và nội dung bài viết đã gây buồn lòng và làm tổn thương nhiều người. Xin đề nghị coi đây là một bài không phản ánh bản chất tôi. Tôi chẳng muốn trở thành một kẻ gây bất hoà, dù nghịch lý là bài đó đã có chính tác động đối với không ít người. Tôi sẽ rút kinh nghiệm từ bài này và sau một thời gian chúng ta sẽ biết kêt quả là như nào.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà kinh tế chính trị học, chuyên về Việt Nam đang dạy ở Đại học Thành Phố Hong Kong. Bài đã đăng ở Bấm blog của tác giả.
Cách đây chưa đầy một tuần tôi có viết một bài trên blog cá nhân cho rằng mặc dù sự đàn áp vẫn tồn tại, song mức độ hiện diện của nó đang ngày càng suy giảm.
Thế nhưng cũng trong bài đó tôi có viết: “Vẫn còn đấy và vẫn bẩn thỉu như mỗi khi nó ra tay” và “Mặc dù việc dự đoán chính trị trong các chế độ độc đoán thường là liều lĩnh, người ta vẫn có thể cảm nhận được rằng sự thay đổi chính trị thực sự có thể diễn ra trong vòng 5 năm tới.”Cuối cùng, tôi cho rằng: Ít nhất, với cuộc tranh luận chính trị đang diễn ra ngày càng công khai, diễn biến chính trị ở Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới.”
Hôm nay chúng ta mới biết Đinh Nguyên Kha bị kết án 8 năm tù giam, 3 năm quản chế và Nguyễn Phương Uyên bị kết án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế. Đây là một phiên tòa rất tranh cãi trong và ngoài nước. Và kết quả cũng có thể được xem là một bước lùi của Việt Nam trên đường đi lên một xã hội tiên tiến.Tôi cũng phải chân thành xin lỗi nhiều người nếu những bình luận ban đầu của mình trên blog sáng hôm nay có bao hàm ý kiến là việc bắt giữ ai đó vì những ý tưởng của họ là chính đáng.
Và nhìn từ một góc độ nào đó (chẳng hạn nhân quyền của hai công dân này), tôi đã tình cờ chọn một ngày không phù hợp lắm để nêu rõ quan điểm của tôi là, nếu muốn khuyến khích cải cách chính trị sâu rộng ở Việt Nam thì không nên tập trung vào viêc “cờ này cờ kia”.
Việc viết về cờ Viêt Nam xuất phát từ việc tôi thành lập blog của mình. Nhiều người muốn làm bạn với tôi có nhiều chính kiến khác nhau về Việt Nam. Trong đó có nhiều người đặt cờ vàng và người khác cờ đỏ. Thế thì nhận xét của tôi là người ta mất rất nhiều công sức thông qua việc này.
Tôi xin giải thích lý do ở dưới. Và cuối cùng sẽ trở về trường hợp của Uyên và Kha và ý nghĩa của sự kiện hôm này từ góc nhìn của tôi.
Tôi thấy khó hiểu khi một số người ủng hộ cải cách ở Việt Nam nhưng lại muốn vẫy lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa. Cho dù tôi có thể hiểu được vài người ở hải ngoại vẫn giữ cách nhìn cũ và những mối quan hệ cũ với chế độ (mà lá cờ được coi là biểu trưng).
Qua blog của mình, tôi mới được một bạn đọc nhắc là lần đầu tiên cờ vàng được sử dụng năm 1890, từ đó đến năm 1975, khi nó không còn được sử dụng nữa. Người miền Nam xem cờ vàng là cờ quốc gia. Chế độ Việt Nam Cộng hòa chỉ là một chính thể trong nhiều chính thể sử dụng cờ vàng. Nhiều khi, người miền Nam tôn trọng cờ vàng không phải vì chế độ VNCH, mà vì nó là cờ quốc gia cho một thời gian nhất định. Và theo một bạn, nhiều người ủng hộ cờ vàng không có nghĩa là họ ủng hộ sự trở lại của chế độ VNCH.
Bạn này đề nghị: “Vấn đề là, những người ủng hộ cờ vàng không phải muốn khôi phục chế độ Việt Nam Cộng hòa. Đây là luận điểm mà đảng và nhà nước đang sử dụng để buộc tội 2 sinh viên yêu nước.” Quan điểm này có đúng không tùy ý của người đọc.
Thế thì tôi vẫn rất ngại ủng hộ (thậm chí làm bạn trên mạng) những ai muốn dùng lá cờ này, vì điều đó (theo tôi được biết, nhiều khi) bao hàm ý muốn trở về một thời đã xa và một chế độ thất bại vì nhiều lý do. Quan trọng hơn, kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng hầu hết những quá trình hoặc phong trào cải cách chính trị kinh tế thành công, đều có yếu tố con người ở trong và ngoài bộ máy. Tiếp tục dùng lá cờ cũ này để chống Đảng Cộng sản thì sẽ chẳng có ai bận tâm nghe họ nói gì.
Hiện nay Việt Nam cần một Gorbachev hơn là một Ngô Đình Diệm. Như một bạn đọc đã chia sẻ cần có những nhân vật các loại khác nữa (…và sau đó tôi đề nghị nên có một Obama thay vì một Putin…).
Thời kỳ của bạo lực cách mạng đã kết thúc từ lâu. Hãy tìm một con đường mới. Hãy phát triển một đầu óc độc lập với quá khứ. Tôi hoàn toàn chấp nhận những ai không đồng ý với quan điểm của tôi. Xin lỗi những ai vẫn giữ một giấc mơ đã chết, ai đang bị đàn áp vì chính kiến của mình, và ai khác nếu ông Tây này chưa nắm vững vấn đề cờ Việt Nam xưa và nay. Tôi chỉ có nhận xét là nếu nói về so sánh lịch sử thì hành vi “vẫy lá cờ quá khứ” (wave the old flag) chỉ có tác động mang tính khích lệ.
Bất kỳ ai quan tâm đến sự thay đổi tích cực ở Việt Nam nên cố gắng tiếp cận vấn đề một cách xây dựng nhất. Nhai đi nhai lại quá khứ hoặc khua những biểu tượng quá vãng của một chế độ đã chết từ lâu chắc chắn không phải là một con đường hứa hẹn tương lai xán lạn. Lá cờ hiện tại của Việt Nam là đẹp và đơn giản. Hãy dành thời gian lo về những vấn đề khác có ích, được không ạ?
Xin nhấn mạnh, việc tôi có ý kiến như trên hoàn toàn không bao hàm ý định chính đáng hóa những vi phạm quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam hay bất cứ nơi nào trên thế giới. Tôi nhận ra rằng đây là một chủ đề hết sức nhạy cảm trong bối cảnh nhân quyền của hai người trẻ đang bị vi phạm nghiêm trong. Tôi chân thành thể hiện sự ủng hộ của mình đối với quá trình mở rộng tự do ngôn luận thực sự ở Viêt Nam, càng sớm càng tốt.
Thế thì cuối cùng tại sao đặt dấu hỏi ở cuối bài? Có thể là vì tôi cảm nhận chủ đề này là phức tạp và vì tôi không có tất cả câu trả lời cho Việt Nam đương đại. Tuy vậy, và dù thông cảm sự không may khi hai nạn nhân trẻ tuổi trong một cuộc tranh cãi hình như là không hoà tan được đã bị hình phạt nặng, tôi vẫn duy trì quan điểm rằng việc vẫy cờ Việt Nam Cộng Hòa có lẽ không phải là con đường hứa hẹn nhất cho một Việt Nam mới.
Dĩ nhiên, có thể tôi sai. Nếu đúng hay sai lịch sử sẽ trả lời. Tôi cùng với nhiều người khác thấy hành vi của nhà nước như thấy này là không phù hợp nữa.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy cũng có lúc mà một chuyện buồn thành một nguồn cảm hứng.
Hy vọng tiếng nói của người Việt Nam cả trong lẫn ngoài bộ máy sẽ tiếp tục cất lên nhiều hơn trong thời gian tới, cho phép đất nước thoát khỏi tình trạng đáng tiếc hiện nay càng sớm càng tốt.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà kinh tế chính trị học, chuyên về Việt Nam đang dạy ở Đại học Thành Phố Hong Kong. Bài đã đăng ở Bấm blog của tác giả.
0 comments:
Post a Comment