Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Thursday, 15 October 2015

 

Dân trí Làng văn lại xì xào “nghi án” mới, có ý kiến cho rằng Phan Huyền Thư đã “đạo” ngay trong tập thơ vừa đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội, được trao hôm 10/10.

Khá nhiều ý kiến bức xúc cho rằng Phan Huyền Thư đã cố tình “cầm nhầm” thơ của Du Tử Lê - một nhà thơ hải ngoại, nổi danh với dòng thơ trữ tình từ trước giải phóng ở Sài Gòn, đã xuất bản tới hơn 30 ấn bản thơ, công bố tác phẩm trên khá nhiều trang mạng trong và ngoài nước. 

"Sẹo độc lập" có thực sự độc lập? 

Nguyên văn câu thơ mở đầu bài thơ “Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn” - một bài trong tập “Sẹo độc lập” như sau: “Nếu tôi chết/hãy đem tôi ra biển/vì tôi là hạt muối buồn/kết tủa từ cô đơn/tự ăn mòn mình bằng mơ mộng/Nếu tôi chết hãy ném tôi vào sóng/cào đến xước mặt hoàng hôn/nàng tiên cá hát ru con/mê hoặc đêm trăng những chàng thuỷ thủ…” 

Còn câu thơ của Du Tử Lê trong bài “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”như sau: “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển/đời lưu vong không cả một ngôi mồ/vùi đất lạ thịt xương e khó rã /hồn không đi sao trở lại quê nhà / Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển / nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi / bên kia biển là quê hương tôi đó / rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì ..” 

Ý thơ chủ đạo này được nhà thơ Du Tử Lê đặt vào bài thơ tới 6 lần ở mỗi câu đầu của đoạn, và toàn bộ đã thể hiện ngay trong cái tựa. Bài thơ này là một trong số những bài thơ nổi tiếng nhất của Du Tử Lê. Rất nhiều độc giả Việt Nam yêu thơ đã thuộc bài thơ này, không lẽ Phan Huyền Thư “vô tình” cầm nhầm một ý tưởng sáng tạo nổi tiếng của người khác mà không biết? 

Bài thơ của nhà thơ Du Tử Lê đã sáng tác từ năm 1977, công bố khá lâu trên nhiều trang mạng văn chương, và được phổ nhạc nên rất phổ biến trong cộng đồng. Còn bài thơ của Phan Huyền Thư, theo chị công bố, thì từ năm 2008. Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn nhận định: “Cái này nếu khắt khe cũng gọi là đạo, vì bắt chước cách khởi ý. Khởi ý là một thao tác quan trọng. Nếu người có tự trọng phải ghi rõ thành đề từ. Nói đúng hơn, bài thơ của Phan Huyền Thư phải gọi là tác phẩm phái sinh, lấy cảm hứng từ câu thơ của người khác để triển khai ý niệm của mình. Hơn nữa, cả bài thơ dù dông dài vẫn không thoát khỏi câu thơ bao trùm của Du Tử Lê!”. 

“Một nhà thơ phải viết một tác phẩm phái sinh, nghĩa là bản lĩnh sáng tạo đang chênh vênh. Cần phải xem lại chính mình. Tốt nhất nên tạm ngưng viết để tâm tư lắng đọng lại” - Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn nói thêm. Là đồng nghiệp, đồng thời là cây bút viết phê bình thơ văn khá nhiều, Lê Thiếu Nhơn có trong tay đầy đủ tất cả các tập thơ đã ấn bản của Phan Huyền Thư. Nói về phong cách văn chương của Phan Huyền Thư, anh nhận định: “Phan Huyền Thư chỉ “diễn” giỏi, còn sáng tác thì bình thường thôi. Hai tập trước của Phan Huyền Thư là “Nằm nghiêng” và “Rỗng ngực” cũng nông. “Sẹo độc lập” có vài bài vượt trội so với chính thơ của Phan Huyền Thư trước đây. Tuy nhiên, thơ Phan Huyền Thư rất ít chất thơ, cô ấy cứ cố tỏ ra khôn ngoan và thích cao giọng lý giải, nhưng lời không chuyển được ý”. 

Để trả lời cho câu hỏi “Một người làm thơ có bao giờ cho phép mình “hồn nhiên” mắc một cái lỗi là “rinh” nguyên câu thơ, “thuổng” trọn vẹn ý thơ của người khác về làm chủ đề cho bài thơ của mình?” Lê Thiếu Nhơn khẳng định: “Chả nhà thơ nào lại cho phép mình cầm nhầm thơ của người khác. Đó là đạo đức tối thiểu của người sáng tác. Nếu sau khi công bố, thấy thơ mình vô tình trùng một ý của người khác, thì lập tức bỏ đi, không bao giờ in lại, hay đưa vào sách. Vả lại, trừ giai đoạn mới tập viết, rất dễ bị ảnh hưởng. Còn khi đã chọn lối đi cho mình, thì rất khó xảy ra trường hợp giống ai đó, đặc biệt là chỉ khác nguyên văn chữ “khi” và chữ “nếu”, vì thơ từ tâm tư cá nhân bao giờ cũng riêng biệt”. 

Vinh danh và háo danh 

Trả lời về câu hỏi liên quan đến sự việc mới phát sinh, Phan Huyền Thư cho rằng bây giờ, khi dư luận ồn ào, chị mới biết về bài thơ này của Du Tử Lê? Thực ra, “nghi án” Phan Huyền Thư “đạo” thơ Du Tử Lê, người trong giới văn chương không chỉ xì xào đã lâu mà còn thẳng thắn bút chiến trên các diễn đàn, mạng xã hội trong vòng vài năm trở lại đây, nhưng nay, bài thơ dính “nghi án” lại được đưa vào một tập thơ đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội, vừa mới trao hôm 10/10. Như Phan Huyền Thư “khoe” công khai trên trang cá nhân của chị thì: “bài thơ này đã nằm ngoan trong tập "Sẹo độc lập", được in và được các tiền bối ghi nhận rồi.... nên post lên đây với mục đích " nhắc khéo" về tập thơ được giải. (Nói chung là cũng còn háo danh lắm ạ!)” 

Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn thẳng thắn nói: “Văn chương bây giờ cũng có lợi ích nhóm, chỉ khen ngợi và trao giải cho những ai thường thù tạc với mình. Để nói tập thơ này có xứng đáng đoạt giải hay không, phải xem lại hết các tập thơ khác vào chung khảo cùng với “Sẹo độc lập”. Nếu đặt cạnh thơ… hưu trí, thì chắc cũng chấp nhận được kết quả tôn vinh ấy”. 

‪Phan Huyền Thư từng bị “dính” tai tiếng vụ án đạo văn trong một lần tham gia Ngày thơ Việt Nam ở Văn Miếu khi chị viết trên poster nhận xét thơ Thanh Tâm Tuyền. ‪Cá nhân chị đã gửi thư xin lỗi tới các nhà văn Đặng Tiến và Bùi Bảo Trúc - những người mà chị đã sử dụng tư liệu viết về Thanh Tâm Tuyền của họ mà không ghi nguồn, nhưng trả lời báo chí, truyền thông, Phan Huyền Thư vẫn cho rằng chị chỉ “quên không ghi rõ” tên các tác giả này. Việc sử dụng ý tưởng sáng tạo của người khác thiên hạ vẫn gọi “cầm nhầm” là đáng xấu hổ, thậm chí người trong giới còn dè bỉu rằng chuyện “đạo” ở ta phổ biến đến nỗi phải trao giải cho những ai “sao chép” đẹp nhất, có “nghệ thuật” nhất? 

Minh Quang 

&&&



Trong khi chuyện bản quyền bài thơ "Tổ quốc gọi tên" vẫn chưa được làm sáng tỏ thì PV Báo Gia đình & Xã hội đã tiếp cận thêm một nhân chứng cho rằng đã đọc bài thơ này cách đây 6-7 năm với tên tác giả là Ngô Xuân Phúc
.
"Tôi đã đọc trước khá nhiều sinh viên"
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Nội (sinh năm 1966, công tác tại Phòng Công tác Sinh viên, trường Đại học Văn hóa Hà Nội) cho biết: "Tôi nhớ cách đây 6-7 năm, tình cờ vào mạng tìm tư liệu viết lời dẫn cho một chương trình ca nhạc quần chúng, tôi đã bắt gặp bài thơ này và tác giả là một quân nhân. Tôi đã đọc bài thơ trước khá nhiều sinh viên, hiện tại có người trong số đó đang công tác cùng tôi. Bấy giờ tôi cũng nhận định, không là người chiến sĩ thì không viết nên những vần thơ như thế. Tôi lưu lại bài thơ cùng tên tác giả nhưng khi thay máy tính, tôi không chú ý giữ lại tài liệu tham khảo này vì nghĩ google sẽ lưu".




, ông Nguyễn Văn Nội 

Những ngày qua, sau khi lên tiếng nhận mình chính là tác giả bài thơ "Tổ quốc gọi tên" (trước đó nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai đứng tên tác giả), ông Ngô Xuân Phúc (sinh năm 1980, hiện trú tại phường Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An) đã hứng chịu nhiều "búa rìu" dư luận trong nỗi hoài nghi hoặc là ông cố tình dựa hơi tác phẩm nổi tiếng, tên tuổi nổi tiếng hoặc có vấn đề về… thần kinh.

Theo thư ngỏ bà Quế Mai gửi báo chí, trước ngày 10/10, nếu ông Phúc không công khai xin lỗi thì nữ nhà thơ này sẽ khởi kiện. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại sự việc vẫn im hơi lặng tiếng. Điều đáng nói là câu chuyện tưởng chừng không hồi kết trên, bỗng "rẽ sóng" dư luận với diễn biến bất ngờ.

Sau khi nhà thơ Bàng Ái Thơ khẳng định với báo chí đã đọc bài thơ này từ tháng 4/2011, trước thời điểm nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai sáng tác bài thơ (6/2011) và tác phẩm đứng tên ông Ngô Xuân Phúc thì chiều ngày 15/10, Phóng viên Báo Gia đình & Xã hội đã tiếp cận thêm một nhân chứng thứ hai có cùng ý kiến này.

Ông Nội cũng chia sẻ thêm: "Khi có bài hát của nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ thơ Nguyễn Phan Quế Mai, tôi nghĩ vui: Ơ sao ông này lại lấy cái tên như con gái? Rồi tôi cũng dần quên câu chuyện này cho đến những ngày gần đây, nghe vụ tranh chấp bản quyền, tôi tự trách mình, tự thấy cảm thông cho Ngô Xuân Phúc. Phải chăng, ở phương diện nào đó, lịch sử là cuộc kiếm tìm sự thật?".

Sở dĩ, bản quyền bài thơ "Tổ quốc gọi tên" gây ồn ào dư luận là bởi bà Nguyễn Phan Quế Mai đang giữ một số chứng cứ về tác phẩm lúc chuyển đăng báo thì ông Ngô Xuân Phúc lại có người sẵn sàng đứng ra làm chứng… trong khi đó, ý kiến tư vấn từ các luật sư đều cho rằng tất cả vẫn chưa đủ sức thuyết phục về mặt pháp lý và cần có cơ quan điều tra trung gian. Thế nên, diễn biến của câu chuyện phụ thuộc hoàn toàn vào việc hai nhân vật chính có quyết tâm nhờ đến luật pháp xác minh bản quyền hay không.
Vì sao bà Quế Mai chưa kiện?

Sau bức thư ngỏ của bà Nguyễn Phan Quế Mai công bố ngày 1/10, giới báo chí, truyền thông đã sôi nổi vào cuộc. Thậm chí, một số nhà báo còn gửi "thư chùm" kêu gọi đồng nghiệp lên tiếng để "bảo vệ sự thật" và ai cũng biết sự thật được hướng đến ở đây không gì khác chính là nội dung được trình bày trong thư ngỏ của nữ nhà thơ Việt kiều đính kèm.

Tuy nhiên, sự việc đã không dừng lại ở chuyện đám đông xúm vào chỉ trích anh bộ đội phục viên Ngô Xuân Phúc mà nhiều người trong giới văn chương bắt đầu thấy "ngứa mắt", cần thiết lên tiếng về chuyện có đáng phải tranh chấp một bài thơ chất lượng "thường thường bậc trung" hay không? Và bà Nguyễn Phan Quế Mai có tự tin quá khi tự nhận mình là "người viết chuyên nghiệp" và đổ thừa cho ông Phúc là người ảo tưởng?.

Phải chăng, điều kiện để bà Quế Mai căn cứ chính là từ tác phẩm thơ được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ thành bài hát "Tổ quốc gọi tên mình" hay hàng loạt giải thưởng trong và ngoài nước mà bà đã thống kê đầy đủ trong thư ngỏ gửi báo chí? Trong khi đó, hàng loạt lỗi sơ đẳng trong bài thơ đang tranh chấp đã được đưa ra phân tích kĩ lưỡng, thuyết phục. Rất nhiều người đồng tình rằng, "Tổ quốc gọi tên" chỉ ở mức chiếu cố trung bình, nếu không được phổ nhạc, xuất hiện trong thời điểm Biển Đông dậy sóng thì hẳn sẽ không được "tụng ca" như một tác phẩm lớn lao mà nhiều người đang ngộ nhận hoặc hiểu nhầm.

Về phần ông Ngô Xuân Phúc, từ một người ở thế "thấp cổ bé họng" bỗng nhận được sự cảm thông của dư luận đặc biệt là những người có tên tuổi trong giới văn chương. Vì sao vậy? Lý do gì khiến những người cùng nghề lại không thể "thương nhau"?. Nguyên nhân đầu tiên có lẽ được bắt nguồn từ sự khác biệt trong hai lá thư ngỏ của các nhân vật chính. Trong khi bà Quế Mai tự tin khẳng định khả năng của mình kèm theo lời lẽ có phần "thị uy" với đối phương thì ông Phúc vẫn giữ thái độ cầu thị, không định kiện cáo gì, chỉ một mực muốn lên tiếng cho sự thật.

Nhiều người đã mềm lòng trước sự "ngây thơ" của ông Ngô Xuân Phúc bởi trong thế giằng co gay cấn ấy, nếu sự thật được phơi bày, giả sử ông Phúc là tác giả bài thơ thì cũng chẳng vì thế ông nổi tiếng hơn vì chất lượng tác phẩm đã mực đen giấy trắng rành rành nhưng nếu "Tổ quốc gọi tên" không phải của bà Quế Mai thì sẽ có bao nhiêu thứ "danh dự" bị tổn thương. Đó là những từ báo đã đồng loạt vào cuộc, đó là những tên tuổi nổi như cồn phía sau bài hát về biển đảo được phổ biến...

Thế nên, không rõ bà Nguyễn Phan Quế Mai vì thương hại ông Phúc nên "nương tay" không kiện hay có uẩn khúc gì trong sự im lặng đến khó hiểu.

&&&

Thư ngỏ của ông Ngô Xuân Phúc


Duy Linh/Báo Gia đình & Xã hộI

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts