Lương Kháu Lão -
Sau vụ hỏa hoạn thảm khốc làm chết sáu người tại Zone 9, đã có rất nhiều bài viết về khu văn hóa ẩm thực tự phát này của Thủ đô Hà Nội. Rồi “không quản được thì cấm”, ông chủ tịch thành phố đã chơi con bài cố hữu. Nhưng mấy hôm nay sau cái lệnh cấm kì cục này, các báo đưa tin Zone 9 vẫn hoạt động bình thường. Và đó là lí do tôi đến Zone 9 tối nay để mục sở thị
Không biết ai là người đầu tiên đặt cái tên này cho Nhà máy Dược phẩm Trung ương II khi nó rút đi ra ngoại thành định vị tại địa chỉ mới ở Khu công nghiệp Quang Minh. Một cái tên rất Tây. Zone có nghĩa là vùng, là Khu, còn số 9 là số nhà của nhà máy trên phố một chiều Trần Thánh Tông. Nhưng nhà máy còn một cổng nữa ở số 38 phố Nguyễn Huy Tự. Theo nhà báo Xuân Bình thì người đầu tiên làm ăn ở đây và có thể nói là thành đạt là người có thương hiệu Barbetta - tên của chiếc xe máy ga do những lao động xuất khẩu Việt Nam mang từ đất nước Tiệp Khắc XHCN về những năm 80 thế kỉ trước.
Đó là một mảnh đất rộng tới 11.156 m2, mặt tiền trông ra vườn hoa Yerrsin phía phố Trần Thánh Tông, và vườn hoa nho nhỏ hình tam giác trên phố Nguyễn Huy Tự, tức là mảnh đất có vị trí rất đẹp. Phía sau liền với nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, có thể vì lẽ đó nó dữ.
Trên khuôn viên này, nhà máy cho xây dựng năm đơn nguyên. Cổ nhất là ngôi nhà hai tầng xây theo kiểu Tây từ năm 1960 nhưng còn khá tốt. Nhà mới nhất 5 tầng xây theo kiểu ta mái bằng – là nơi hai lần xảy ra tai nạn. Một lần một cô gái chụp ảnh vô ý bị rơi xuống do tường đổ bị ngất ngày 21-1. Lần mới nhất xảy ra ngày 19-11 khi cháy quán bar Fuse đang sửa chữa làm sáu công nhân chết ngạt. Và đó chính là cái cớ để ông chủ tịch thành phố ra lệnh cấm khu Zone 9 hoạt động
Tại cơ sở xây cất “hổ lốn” này, những chủ đầu tư mà nhiều người là nghệ sĩ đã sáng tạo các hình thái kiến trúc mang hơi hướng cổ điển xen lẫn hiện đại. Bằng chứng là các bức tường vẫn để nguyên gạch mộc trông có vẻ hoang dã và cũng có thể họ nghĩ sẽ đến một ngày không xa sẽ phải ra đi nên đầu tư ít tiền bao nhiêu càng tốt nhưng phải thể hiện được ý tưởng thiết lập một không gian văn hóa đặc thù. Và họ đã thành công khi thu hút được rất đông giới trẻ cả Ta lẫn Tây đến đây hàng ngày.
Đây là nơi các bạn trẻ giao lưu ăn uống nhẹ nhàng, chỉ có các quán bar, quán karaoke, quán café, nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, nơi các nhà thơ nổi tiếng như Hồng Thanh Quang, Nguyễn Thế Hoàng Linh trình bày trước các cử tọa những bài thơ mới sáng tác. Không có vũ trường ồn ào hay gây ra tai tiếng. Nơi có bãi đỗ xe, có quảng trường mang cái tên rất dân dã “quảng trường thời đại đồng nát”. Chính những ý tưởng cổ kim đông tây kết hợp này đã làm nên Zone 9 với cái tên đầy tự hào “ Hợp tác xã nghệ sĩ-tổ hợp không gian văn hóa nghệ thuật”và nó thu hút ngay cả ông thị trưởng thành phố Berlin khi đến đây khai trương Lễ hội Bia Đức, mang văn hóa Đức hòa nhập với văn hóa thuần Việt.
Một khi thành phố Hà Nội không xây dựng nổi một không gian văn hóa cho các nghệ sĩ thể hiện tài năng kinh doanh và sáng tạo thì các nghệ sĩ hoàn toàn có quyền tự hào tìm kiếm cho mình mảnh đất để thi triển tài năng của họ. Đáng lẽ thành phố phải khuyến khích họ, tạo điều kiện cho họ phát huy cái bản sắc văn hóa của đất Hà thành thanh lịch, nơi du khách ngoại quốc đến thủ đô mà không biết vui chơi thưởng thức nghệ thuật ở đâu. Tiếc thay vin vào cớ cháy nhà không quản lý được nên thành phố đã ra lệnh cấm các hoạt động ở Zone 9. Đó chỉ là một cái cớ! Chỉ một buổi khảo sát bên ngoài Zone 9 vẫn đang hoạt động bình thường sau lệnh cấm tuy có ít khách hơn, qua trò chuyện với một số người quen biết và không quen biết, chúng ta có thể hiểu được đằng sau bản chất của lệnh cấm này là cái gì. Rất mong được bạn đọc tham bác.
Năm 2000, thành phố đã có quy hoạch di chuyển các nhà máy trong đó có nhà máy Dược phẩm 2 ra khỏi Trung tâm thủ đô, nhưng mãi đến tháng 10-2012, nhà máy Dược phẩm mới chuyển đi. Tháng 5-2013 công ty Bình An được giao nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát tình hình để báo cáo thành phố xây dựng và phê duyệt quy hoạch đầu tư thành tổ hợp cao ốc văn phòng cho thuê và nhà ở. Nhưng ngay lập tức công ty Bình An đã “bán” cho công ty Tiến Bộ từ tháng 8-2013 đến tháng 2-2014, tức là chỉ còn hơn hai tháng nữa. Công ty Tiến Bộ lập tức “bán lại ” cho công ty Thành Đạt và công ty này “bán tiếp “cho các hộ tư nhân cải tạo thành các kiot kinh doanh. Có thể họ biết sớm muộn đây sẽ là quy hoạch treo trong thời kì thị trường bất động sản đóng băng nên “điếc không sợ súng” cứ chơi cái đã.
Nhưng rồi vụ cháy xảy ra, cơ quan điều tra đã cho khởi tố vụ án. Lỗi do các công nhân làm ăn tác trách, do chủ đầu tư lơ là. Nhưng còn có lỗi của các cơ quan quản lý từ cấp quận đến cấp thành phố đã rất lỏng lẻo trong khâu quản lý đất đai nhà xưởng suốt hàng chục năm qua. Họ không thể vô can! Bây giờ “mất bò mới lo làm chuồng” thì đã quá muộn. Nói cách khác đó cũng chỉ là một ví dụ của cái gọi là sở hữu toàn dân về đất đai của Hiến pháp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua mà hệ quả thì đã nhãn tiền.
Cháy nhà, chết người, cấm kinh doanh buôn bán, bao người mất người mất của nhưng có nhiều con cá mập đang khấp khởi mừng thầm. Ai sẽ lọt được vào vòng đấu thầu đây, ai sẽ thắng thầu. Không! Ai sẽ được chỉ định thầu. Trong cái thiết chế quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội này, “cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Người ta nghĩ đến ông tài phiệt tỉ phú đô la Phạm Nhật Vượng. Người đã chiếm được hai mảnh đất vàng ở quận Nhất thành phố Hồ Chí Minh, chiếm được các mảnh đất vàng ở Hà Nội nơi trước đây là Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, nhà máy cơ khí Trung quy mô, nhà máy Rượu Hà Nội và bây giờ có thể là Zone 9. Có tiền người ta không chỉ mua được cái hữu hình như đất đai nhà cửa chức tước mà còn mua được cả cái vô hình là chủ trương chính sách. Nhưng các cụ đã dạy “quả quýt dầy có móng tay nhọn”. Người ta đã gợi ý giải tỏa Zone 9 để mở rộng bãi để xe của Nhà Tang lễ Bộ Quốc phòng tức Nhà Tang lễ Quốc gia vì dạo này các cụ tiền bối rủ nhau ra đi nhiều quá. Đầu tư cái gì về kinh tế xã hội thì tranh cãi còn chán nhưng đầu tư cho quốc phòng an ninh và đền ơn đáp nghĩa thì bố thằng nào dám chống.
Lương Kháu Lão
Không biết ai là người đầu tiên đặt cái tên này cho Nhà máy Dược phẩm Trung ương II khi nó rút đi ra ngoại thành định vị tại địa chỉ mới ở Khu công nghiệp Quang Minh. Một cái tên rất Tây. Zone có nghĩa là vùng, là Khu, còn số 9 là số nhà của nhà máy trên phố một chiều Trần Thánh Tông. Nhưng nhà máy còn một cổng nữa ở số 38 phố Nguyễn Huy Tự. Theo nhà báo Xuân Bình thì người đầu tiên làm ăn ở đây và có thể nói là thành đạt là người có thương hiệu Barbetta - tên của chiếc xe máy ga do những lao động xuất khẩu Việt Nam mang từ đất nước Tiệp Khắc XHCN về những năm 80 thế kỉ trước.
Đó là một mảnh đất rộng tới 11.156 m2, mặt tiền trông ra vườn hoa Yerrsin phía phố Trần Thánh Tông, và vườn hoa nho nhỏ hình tam giác trên phố Nguyễn Huy Tự, tức là mảnh đất có vị trí rất đẹp. Phía sau liền với nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, có thể vì lẽ đó nó dữ.
Trên khuôn viên này, nhà máy cho xây dựng năm đơn nguyên. Cổ nhất là ngôi nhà hai tầng xây theo kiểu Tây từ năm 1960 nhưng còn khá tốt. Nhà mới nhất 5 tầng xây theo kiểu ta mái bằng – là nơi hai lần xảy ra tai nạn. Một lần một cô gái chụp ảnh vô ý bị rơi xuống do tường đổ bị ngất ngày 21-1. Lần mới nhất xảy ra ngày 19-11 khi cháy quán bar Fuse đang sửa chữa làm sáu công nhân chết ngạt. Và đó chính là cái cớ để ông chủ tịch thành phố ra lệnh cấm khu Zone 9 hoạt động
Tại cơ sở xây cất “hổ lốn” này, những chủ đầu tư mà nhiều người là nghệ sĩ đã sáng tạo các hình thái kiến trúc mang hơi hướng cổ điển xen lẫn hiện đại. Bằng chứng là các bức tường vẫn để nguyên gạch mộc trông có vẻ hoang dã và cũng có thể họ nghĩ sẽ đến một ngày không xa sẽ phải ra đi nên đầu tư ít tiền bao nhiêu càng tốt nhưng phải thể hiện được ý tưởng thiết lập một không gian văn hóa đặc thù. Và họ đã thành công khi thu hút được rất đông giới trẻ cả Ta lẫn Tây đến đây hàng ngày.
Đây là nơi các bạn trẻ giao lưu ăn uống nhẹ nhàng, chỉ có các quán bar, quán karaoke, quán café, nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, nơi các nhà thơ nổi tiếng như Hồng Thanh Quang, Nguyễn Thế Hoàng Linh trình bày trước các cử tọa những bài thơ mới sáng tác. Không có vũ trường ồn ào hay gây ra tai tiếng. Nơi có bãi đỗ xe, có quảng trường mang cái tên rất dân dã “quảng trường thời đại đồng nát”. Chính những ý tưởng cổ kim đông tây kết hợp này đã làm nên Zone 9 với cái tên đầy tự hào “ Hợp tác xã nghệ sĩ-tổ hợp không gian văn hóa nghệ thuật”và nó thu hút ngay cả ông thị trưởng thành phố Berlin khi đến đây khai trương Lễ hội Bia Đức, mang văn hóa Đức hòa nhập với văn hóa thuần Việt.
Một khi thành phố Hà Nội không xây dựng nổi một không gian văn hóa cho các nghệ sĩ thể hiện tài năng kinh doanh và sáng tạo thì các nghệ sĩ hoàn toàn có quyền tự hào tìm kiếm cho mình mảnh đất để thi triển tài năng của họ. Đáng lẽ thành phố phải khuyến khích họ, tạo điều kiện cho họ phát huy cái bản sắc văn hóa của đất Hà thành thanh lịch, nơi du khách ngoại quốc đến thủ đô mà không biết vui chơi thưởng thức nghệ thuật ở đâu. Tiếc thay vin vào cớ cháy nhà không quản lý được nên thành phố đã ra lệnh cấm các hoạt động ở Zone 9. Đó chỉ là một cái cớ! Chỉ một buổi khảo sát bên ngoài Zone 9 vẫn đang hoạt động bình thường sau lệnh cấm tuy có ít khách hơn, qua trò chuyện với một số người quen biết và không quen biết, chúng ta có thể hiểu được đằng sau bản chất của lệnh cấm này là cái gì. Rất mong được bạn đọc tham bác.
Năm 2000, thành phố đã có quy hoạch di chuyển các nhà máy trong đó có nhà máy Dược phẩm 2 ra khỏi Trung tâm thủ đô, nhưng mãi đến tháng 10-2012, nhà máy Dược phẩm mới chuyển đi. Tháng 5-2013 công ty Bình An được giao nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát tình hình để báo cáo thành phố xây dựng và phê duyệt quy hoạch đầu tư thành tổ hợp cao ốc văn phòng cho thuê và nhà ở. Nhưng ngay lập tức công ty Bình An đã “bán” cho công ty Tiến Bộ từ tháng 8-2013 đến tháng 2-2014, tức là chỉ còn hơn hai tháng nữa. Công ty Tiến Bộ lập tức “bán lại ” cho công ty Thành Đạt và công ty này “bán tiếp “cho các hộ tư nhân cải tạo thành các kiot kinh doanh. Có thể họ biết sớm muộn đây sẽ là quy hoạch treo trong thời kì thị trường bất động sản đóng băng nên “điếc không sợ súng” cứ chơi cái đã.
Nhưng rồi vụ cháy xảy ra, cơ quan điều tra đã cho khởi tố vụ án. Lỗi do các công nhân làm ăn tác trách, do chủ đầu tư lơ là. Nhưng còn có lỗi của các cơ quan quản lý từ cấp quận đến cấp thành phố đã rất lỏng lẻo trong khâu quản lý đất đai nhà xưởng suốt hàng chục năm qua. Họ không thể vô can! Bây giờ “mất bò mới lo làm chuồng” thì đã quá muộn. Nói cách khác đó cũng chỉ là một ví dụ của cái gọi là sở hữu toàn dân về đất đai của Hiến pháp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua mà hệ quả thì đã nhãn tiền.
Cháy nhà, chết người, cấm kinh doanh buôn bán, bao người mất người mất của nhưng có nhiều con cá mập đang khấp khởi mừng thầm. Ai sẽ lọt được vào vòng đấu thầu đây, ai sẽ thắng thầu. Không! Ai sẽ được chỉ định thầu. Trong cái thiết chế quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội này, “cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Người ta nghĩ đến ông tài phiệt tỉ phú đô la Phạm Nhật Vượng. Người đã chiếm được hai mảnh đất vàng ở quận Nhất thành phố Hồ Chí Minh, chiếm được các mảnh đất vàng ở Hà Nội nơi trước đây là Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, nhà máy cơ khí Trung quy mô, nhà máy Rượu Hà Nội và bây giờ có thể là Zone 9. Có tiền người ta không chỉ mua được cái hữu hình như đất đai nhà cửa chức tước mà còn mua được cả cái vô hình là chủ trương chính sách. Nhưng các cụ đã dạy “quả quýt dầy có móng tay nhọn”. Người ta đã gợi ý giải tỏa Zone 9 để mở rộng bãi để xe của Nhà Tang lễ Bộ Quốc phòng tức Nhà Tang lễ Quốc gia vì dạo này các cụ tiền bối rủ nhau ra đi nhiều quá. Đầu tư cái gì về kinh tế xã hội thì tranh cãi còn chán nhưng đầu tư cho quốc phòng an ninh và đền ơn đáp nghĩa thì bố thằng nào dám chống.
Lương Kháu Lão
Khách gửi hôm Thứ Sáu, 06/12/2013 |
0 comments:
Post a Comment