Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Tuesday, 13 August 2013






Với những người chỉ quan tâm đến những tên tuổi thường xuyên lên báo, Murakami không phải là gương mặt quen thuộc. Thậm chí ông còn gần như ẩn dật. Nhưng người ở trong bóng tối nhìn lại nhìn rõ hơn. Người lặng lẽ, khi nói, lại nói được nhiều hơn. Như một quy luật bù trừ. Nhà văn vẫn quan tâm sâu sắc đến thời cuộc, ông chỉ không phải động đến vấn đề gì cũng vội vã lên báo phát biểu. “Không ai cả ngày ở trước ánh đèn flash mà vẫn dồi dào ý tưởng sáng tạo” - nhà thiết kế Karl Lagerfeld từng nói như vậy. Chính xác. Tôi tin rằng không nhà văn nào lên báo luôn luôn mà vẫn có tác phẩm lớn.

Bí ẩn và mất mát làm nên sự hút khách của Murakami. Cuốn tiểu thuyết mới Colorless Tsukuru Tazaki And His Years Of Pilgrimage không hề có một chiến dịch quảng bá ầm ĩ trước khi ra mắt, mọi thông tin đều được giữ kín. Đến tận bây giờ, những ý nghĩa sâu xa của cuốn tiểu thuyết vẫn còn bí ẩn, dù cốt truyện về người đàn ông đi tìm quá khứ đã được tiết lộ.

Người ta đoán già đoán non rằng, chủ đề của cuốn tiểu thuyết có liên hệ mật thiết với mất mát lớn lao của nước Nhật trong năm 2011 - cơn động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân lịch sử. Hoàn toàn có lý nếu dựa vào cơ sở Murakami luôn quan sát thời cuộc và các tiểu thuyết trước đây của ông đều đề cập đến các vấn đề lịch sử, chính trị gai góc.

Khi Murakami muốn lên tiếng, thường ông không nói, ông viết. Đầu tháng 5, ông gửi bài đăng trên tờ The New Yorker để chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân trong vụ đánh bom cuộc chạy đua marathon ở Boston, Mỹ trước đó. Lý do khá riêng tư: Murakami cũng là người đam mê marathon, bản thân ông là một vận động viên (điều đó đã được đề cập rõ trong cuốn sách Tôi nói gì khi nói về chạy bộ, bản dịch tiếng Việt của Thiên Nga). Ông cũng từng sống 3 năm ở ngoại ô Boston và thực sự đau xót vì những mất mát sau vụ khủng bố.

Nhà văn viết: “Theo một khía cạnh nào đó, nỗi đau thực sự chỉ đến khi thời gian đã trôi qua, bạn bắt đầu vượt qua được cú sốc ban đầu và mọi chuyện đã bắt đầu ổn định trở lại. Chỉ khi bạn leo được lên sườn dốc và hiện lên đằng sau đỉnh dốc, bạn mới cảm thấy cơn đau bắt đầu lan tỏa. Vụ đánh bom ở Boston có thể để lại nỗi đau tinh thần dai dẳng đó”.

“Tại sao? Tôi vẫn không ngừng tự hỏi. Tại sao một sự kiện vui vẻ và đầy thiện chí như vậy lại bị chà đạp theo cách đẫm máu khủng khiếp đến thế? Thủ phạm đã được xác định, nhưng câu trả lời vẫn chưa rõ ràng. Sự hận thù và đồi bại của chúng làm sứt sẹo trái tim và tâm hồn của chúng ta. Ngay cả khi nếu có câu trả lời, có vẻ như nó cũng chẳng giúp được gì”.

Còn về mối bất hòa Trung - Nhật, như đã nói ở trên, hồi năm 2012, Murakami lên tiếng khi Trung Quốc có lệnh cấm bán sách của các tác giả Nhật ở Trung Quốc, do vấn đề tranh chấp đảo. Đồng thời, nhà văn cũng cảnh báo người dân phải giữ cái đầu lạnh và tỉnh táo trước lời lẽ của các chính trị gia và những nhà luận chiến - những thứ luôn kích động người dân phẫn nộ. “Giữ cái đầu lạnh” có là kinh nghiệm xương máu của chính Murakami - tác gia lớn nhất nước Nhật, một trong những người đảm trách vai trò dẫn dắt về tư tưởng cho đất nước của mình.

Văn của ông có sức ảnh hưởng lớn đến mức, khi mới xuất hiện cách đây gần 3 thập kỷ, ông chỉ như một nhân vật bên lề của làng văn Nhật. Nhưng cũng chính nền văn chương đó đã chủ động thay đổi để biến ông trở thành nhân vật trung tâm vào những năm 2000. “Từ khi có Murakami, chúng ta dễ viết hơn” - các nhà văn Nhật nói với nhau như vậy. 
Mi Ly

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts