Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Monday, 26 August 2013

Trịnh Đinh Khôi ( ban tư tưởng văn hóa TW )
gửi ông  NĐC nhân ngồi nhắc đến DTN của ông 

 Báo cáo về tiểu  thuyết  Đêm Thánh Nhân
Hai năm cuối của thập kỷ chín mươi, 1998 và 1999 cũng là những ngày trị vì của sếp Nguyễn Phú Trọng, người được thầy trò khoa Văn Tổng hợp tôn vinh và tự hào là sinh viên trưởng thành nhất. Tôi, sinh viên khoá sau, đã phải viết báo cáo với anh sinh viên khoá trước và lãnh đạo Ban về cuốn tiểu thuyết của một một tác giả quen thuộc nhà văn Nguyễn Đình Chính.  “Đêm thánh nhân” dày 621 trang ấn hành tháng 6/1999 được xếp trong những cuốn sách “có vấn đề”.
Cuốn tiểu thuyết ấy đều do Nhà xuất bản Văn học quốc gia cho phép khai sinh. Theo tôi, hai cuốn sách ấy đều xứng đáng vào đời. Nhà xuất bản Văn học tiên phong mạnh bạo như thế mới có văn học, mới xứng đáng với cái tên của mình. Thời gian và dư luận đã chứng mình hai cuốn sách đó đều thuộc loại khá trong những sách văn học ra đời trong dăm bảy năm lại đây. Không chỉ nội dung mà cả thi pháp tiểu thuyết cũng mới mẻ. Nói cái gì và nói như thế nào, đều không giống những tiểu thuyết cùng thời. Rõ ràng “Đêm thánh nhân” có vẻ chững chạc hơn nhưng đầy chất huyền ảo. Cái tên sau này tái bản “Ngày hoàng đạo”  không hay bằng. Mặc thế nào thì hai cuốn tiểu thuyết cũng đặt, cũng nêu được những vấn đề xã hội và con người hiện tại với những khát vọng và bi kịch của họ. “Đêm thánh nhân” đa thanh, đa diện, lắm ý tưởng. Bạn đọc và bạn văn mừng cho Nguyễn Đình Chính. Ngược với dư luận công chúng, những người làm công tác quản lý thì tỏ ra lo lắng, có nhiều ý kiến phê phán mặt “đen tối” của cuốn sách. Khi viết báo cáo, tôi cố phân tích kỹ hơn về nội dung và mặt được, chưa được của cuốn sách. Nói mặt được thì dễ nhưng mặt chưa được thì dễ đụng với các nhà văn. Huống chi đây lại là một nhà văn có bướu trên đầu. Dù sao tôi vẫn kiên trì theo ý mình, không theo sức ép của cả hai phía, ý kiến của tác giả và ý kiến của các nhà tư tưởng. Tôi kết luận và cũng có vẻ thách thức mấy ông quen quy kết: “Cuốn sách không có gì đáng phê phán hoặc cấm đoán”. Sau này khi đọc phân tích của tôi trong báo cáo, nhiều nhà văn và bản thân tác giả rất hoan nghênh những lý lẽ đưa ra. Tôi cố gắng khách quan không chỉ bảo vệ mà còn phải có cách bảo vệ. Bảo vệ cái đúng và lẽ phải trong hoàn cảnh hiện nay cũng không dễ đâu. Cuối bản báo cáo tôi yêu cầu: “Không cần một biện pháp xử lý nào”. Nhiều bạn bè của tôi và của Chính tâm đắc với kết luận: “Đêm thánh nhân” nếu có là hiện tượng, thì đó là hiện tượng văn học chứ không phải là vấn đề chính trị”. Mấy ông bạn Tuyên giáo thấy sách dầy cộp ngại đọc. Khi nghe tôi báo cáo ở hội nghị giao ban mới tìm đọc và không thấy nó “nguy hiểm” như dư luận đồn thổi. “Cha đạo ở đây gần dân hơn Đảng”, rồi chuyện “Làm tình như điên” còn “ Xã hội thì ô hợp” v...v... Tôi không phủ nhận tác phẩm có điều đó nhưng sau cái mê sảng ái tình ấy con người đều hiện ra bộ mặt nhân văn của mình. Tôi vốn phục những nhà văn bằng tình cảm tài năng cá nhân đơn độc sáng tạo ra những tác phẩm khác thứ văn học đang có. Trong cái dàn tiểu thuyết giống nhau đã có những khác lạ.  “Đêm thánh nhân”, và một vài tiểu thuyết được giải hoặc không được giải khác là thế. Tác giả những cuốn sách này đã để xổng cái cá nhân của mình và buông thả theo tự do cảm xúc, không bị che chắn bởi phương pháp sáng tác và hình thức nghệ thuật nào. Người quản lý có con mắt tinh phải nhìn nhận thiên hướng này một cách bình tĩnh, khách quan; nếu không sẽ làm thui chột những cái mới. Viết về độc lập, tự do, kháng chiến mãi rồi, chú ý về cái chung mãi rồi; giờ đã đến lúc viết về số phận cá nhân, số phận nhân dân, số phận đất nước đi về đâu. Viết về số phận con người đã quý, về số phận nhân dân, về non sông đất nước còn quý hơn. Người xưa nói: “Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí” thật chí lý.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 
 

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts