Kinh Kalama là một trong những bài kinh nổi tiếng nhất của Đức Phật, và kinh này đặc biệt quan trọng đối với những ai muốn đi theo con đường tâm linh, nhưng phải đối mặt với một số lượng lớn những giáo pháp trước mắt -không biết phải đi theo con đường nào. Bộ tộc Kalama là một trong nhiều bộ tộc ở Ấn Độ vào thời đức Phật còn tại thế. Đức Phật đã hướng dẫn cho họ cách tìm ra lời giải cho câu hỏi trên.
Kinh bắt đầu bằng câu “Như vầy tôi nghe’, xác định là bản kinh đã được đọc lại sau khi đức Phật nhập diệt bởi tôn giả Ananda, là em bà con đồng thời cũng là thị giả của Đức Phật suốt hai mươi năm.
“Như vầy tôi nghe. Một thời đức Thế Tôn du hành qua Kosala cùng với đại chúng tỳ kheo, đi đến Kesaputta, thị trấn của các người Kalama. Bấy giờ các vị Kalama ở Kesa- putta nghe tin rằng Sa-môn Gotama, là vị khổ hạnh, Thích tử, Phật, đã từ bỏ cung điện sống đời xuất gia, đã đến Ke- saputta. Và những lời tốt đẹp như sau về đức Thế Tôn được lan truyền rộng rãi: ‘Ngài là đức Thế Tôn, bậc Ứng cúng A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiên Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật. Sau khi tự thực chứng, Ngài đã giảng dạy cho chư Thiên và loài người, hàng tu sĩ và cư sĩ, vua chúa cùng thường dân. Ngài đã giảng Pháp vi diệu từ chặng đầu, chặng giữa, cho đến chặng cuối. Bằng lời nói và trí tuệ, Ngài đã giảng về đời sống phạm hạnh hoàn toàn tinh khiết. Lành thay, nếu chúng ta được yết kiến một vị Ứng cúng như vậy’.
Vì thế người Kalama của Kesaputta đi đến nơi đức Phật đang trú ngụ. Có người cung kính đảnh lễ đức Phật rồi ngồi xuống một bên; có người chào đức Thế Tôn rồi ngồi xuống; người khác chấp hai tay lại vái đức Thế Tôn; người lại xướng tên họ gia tộc mình; người khác nữa chỉ ngồi xuống mà không nói gì”.
Theo đoạn kinh này rõ ràng người Kalama không phải là đệ tử của đức Phật. Họ biết điều quan trọng là đi đến gặp đức Phật, nhưng không phải tất cả đều thấy việc phải nghe đức Phật là điều quan trọng. Họ đơn giản là muốn tìm hiểu các giáo lý, và danh tiếng của đức Phật – đã đến tai họ trước khi Ngài đến- rằng Ngài rất khéo giảng dạy giáo thuyết về sự thanh tịnh bản thân. Mọi người chào hỏi đức Phật theo cách mà họ cho là đúng. Ta có thể hình dung ra được khung cảnh ấy có lẽ hơi lộn xộn một chút, với hàng trăm người đến, đảnh lễ, cung kính thưa hỏi, thông báo tính danh, hay chỉ tìm một chỗ để ngồi xuống. Giá mà tất cả đều là đệ tử đức Phật thì khung cảnh có lẽ sẽ trật tự, yên tĩnh hơn: mọi người có lẽ sẽ chỉ vái chào rồi ngồi xuống – nhưng đó rõ ràng không phải là trường hợp như thế ở đây. Ở đây thính giả là những người đang trên cuộc hành trình tìm đến tâm linh, những người đã từng nghe được những điều tốt lành về thái tử Siddhattha Gotama của dòng họ Thích Ca, hay đức Phật như ngài đã trở thành.
Sau khi đã ngồi xuống như thế, người Kalama ở thành
Kesapputta bạch cùng đức Thế Tôn.
Có lẽ là vị trưởng lão trong thành đã đứng lên trình bày vấn đề mà hình như là của tất cả đám đông:
‘Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, bạch Thế Tôn, đi đến Ke- saputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng quan điểm của người khác, họ bài xích, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Bạch Thế Tôn, và một số Sa-môn, Bà- la-môn [đẳng cấp giáo sĩ – không phải tất cả bà-la-môn đều là giáo sĩ, nhưng tất cả giáo sĩ đều là bà-la-môn] khác đến Kesaputta, cũng làm như thế: Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng quan điểm của người khác, họ bài xích khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân trong những vị Sa-môn, Bà-la-môn này, ai là người đã nói lên sự thật và ai đã gian dối.’
Dĩ nhiên đó là điều khiến cho bài kinh này trở nên khá phổ biến: bất cứ người có chút thông minh nào ngày nay cũng đã trải qua kinh nghiệm này. Từ mỗi và mọi phía, ta sẽ được nghe những điều khác nhau, và có quá nhiều kẻ nói lên quan điểm, lập trường của họ với ta, với đầy vẻ thuyết phục như nhau. Do đó, ở đây, người Kalama cũng đã nhận xét thấy là các vị diễn giả này tung hô những ý kiến của họ, không kể gì đến người khác, miệt thị quan điểm của người khác, và tuyên bố rằng chỉ có ý kiến của họ là có giá trị nhất. Kết quả là người Kalama đã trở nên rất nghi ngờ, phân vân không biết phải tin vào đâu. Đây là câu trả lời của Đức Phật:
‘Đúng thế, các vị Kalama, các vị đáng phải nghi ngờ, các vị đáng phân vân. Đối với việc người ta không thể chắc chắn, thì phải phát sinh nghi hoặc trong lòng’.
Đức Phật đồng ý; Ngài đã hiểu vì sao họ phải nghi ngờ trước bao nhiêu quan điểm khác nhau, nhất là khi có nhiều vị giáo sĩ đã lăng mạ, sỉ vả lẫn nhau. Vì lẽ đó, Ngài đã đưa ra mười nguyên tắc, mà giờ chúng ta đều được biết. Không cần phải nói, những nguyên tắc này cũng dành cho cả chúng ta. Thật thú vị khi đức Phật khuyên rằng, chính bản thân đức Phật, và những lời dạy của Ngài, cũng phải được phán xét bởi các nguyên tắc ấy. Sau đó, đức Phật cũng đưa ra những quy luật tương ứng theo đó người ta có thể tìm được những phương hướng đích thực của mình, nhưng để bắt đầu Ngài đã liệt kê những tiêu chuẩn được coi như không chính đáng, không đầy đủ
.
‘Chớ có tin bởi những lời đồn đãi, . . . hay bởi người ta nói với bạn, . . . hay bởi truyền thống, . . .’
Do đó đừng tin vào điều gì chỉ vì nó đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thầy qua trò, và do đó được gọi là truyền thống. Sự nhấn mạnh vào tính xác thực của truyền thống không chứng tỏ được điều gì cả.
‘. . . hay bởi các tư tưởng đương thời, .
. .’
Cũng đừng bị lầm lạc bởi yếu tố rằng quan điểm đó rất phổ biến, rất nổi tiếng, hay rất hợp thời. Như thế cũng không nhất thiết là sai, nhưng điều đó không nên là lý do duy nhất
để ta tin theo một quan điểm nào đó.
‘ . . . hay bởi oai lực của các thánh điển, . . .’
’
Chúng ta cũng không nên chỉ dựa vào oai lực của các thánh điển. Các bài thuyết giảng của đức Phật dầu gì cũng không là thánh điển. Có thể cũng rất hợp lý khi ta tôn trọng các kinh sách cao quý của đức Phật một cách nghiêm chỉnh, nhưng cái ý nghĩ tự động gán ghép oai lực cho các kinh sách thì bị bác bỏ mạnh mẽ.
‘. . . hay chỉ bởi những diễn giải hợp lý, .
. .’
Không có lý lẽ suy luận gì đủ để bảo đảm tính cách chân thực hay hiệu quả tâm linh của một giáo lý.
‘. . hay bởi những lý thuyết suy diễn hay ý kiến cá nhân, .
..’
Sự phê phán nghiêm khắc này nhắm thẳng đến tất cả các quan điểm, ý kiến được ca tụng, những cách suy nghĩ quen thuộc khiến ta bị dính mắc bởi sức mạnh của thói quen. Và còn có rất nhiều cách khiến ta có ý kiến này nọ: bởi tư tưởng, qua sự tưởng tượng của ta, bởi những sự chấp nhận, thoả thuận một cách chủ quan, và bởi những chọn lựa, thiên kiến có tính cách cá nhân. Vì thế chúng ta không nên tuân theo những sự cám dỗ quen thuộc để cho phép chúng ta bị dẫn dắt bởi những ý kiến hay khái niệm được ưa thích.
‘. . . hay bởi ngưỡng mộ những thành quả cá nhân và cá tính của một vị thầy đặc biệt nào đó, hay bởi uy lực của vị thầy. .
.’
Ngay chính những điều này cũng chưa là những lý do đủ chính đáng để ta đi theo con đường tâm linh nào. Độc nhất trong lịch sử các tôn giáo, đức Phật không bảo người ta phải chấp nhận quyền lực của một ai đó, dầu cho đó là tự nhiên, siêu nhiên, được gán ghép, hay chỉ áp đặt, như là một vị đạo sư, và điều đó bao gồm cả đức Phật. Chính Ngài có bao đức tính cao quý, được coi là rất lôi cuốn, tuyệt đối thuyết phục, đáng tin tưởng – nói một cách khác, đức Phật có đủ oai lực – nhưng ngay chính oai lực của đức Phật, đối với Ngài, cũng không thể được chấp nhận như là lý do duy nhất để tuân theo giáo lý của Ngài.
“Nhưng này hởi các vị Kalama, khi nào tự mình biết rõ như sau: ‘Các pháp này là bất thiện, các pháp này là đáng chê, các pháp này bị người trí chỉ trích, và nếu chấp nhận thực hiện sẽ đưa đến bất hạnh, khổ đau,’ thì, đúng thế, hãy từ bỏ chúng”.
Đức Phật nhấn mạnh rằng mọi người phải chịu trách nhiệm cho bản thân, rằng mọi người phải tự quán sát, và tự biết, chứ không nên có lòng tin mù quáng, và tuân phục quá đáng. Nếu ta không hiểu gì là bất thiện, là đáng trách, thì ta phải tiếp tục kiếm tìm.
0 comments:
Post a Comment