Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Thursday, 27 June 2013

Cập nhật: 09:23 GMT - thứ ba, 25 tháng 6, 2013

              
Giới có quyền và tiền ở Trung Quốc chia rẽ về hướng đi cho đất nước

Phái ‘thái tử đảng’ ở Trung Quốc cũng tranh cãi về ý thức hệ và con đường của đất nước, theo đánh giá của Trương Cường, phân tích gia tại cơ quan BBC Monitoring ở Anh.
Ý kiến của một nhân vật ‘con ông cháu cha’ phê phán Chủ tịch Tập Cận Bình, người cũng có xuất thân là con lãnh đạo cao cấp, cho thấy một đấu tranh về ý thức hệ tại Trung Quốc nổ ra trong tầng lớp kế thừa này.
Trong bài viết đăng trên trang Viêm Hoàng Xuân Thu, một tạp chí chính trị nội bộ và mới được truyền tải rộng trên mạng Internet, ông Hồ Đức Hoa, con thứ ba của cố Tổng bí thư Hồ Diệu Bang phê phán cách nhìn về Liên Xô cũ và thời Mao của ông Tập.
Dù không nêu tên ông Tập Cận Bình, bản thân là con trai Tập Trọng Huân, một vị lão thành cách mạng thời cộng sản kiểu cũ, bài viết của ông Hồ Đức Hoa bác bỏ lập luận của ông Tập.
Vào tháng 12/2012, ông Tập Cận Bình khi đến thăm Quảng Đông, đã nói với các quan chức Đảng rằng Trung Quốc cần rút ra bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô.

Lạc lối hay lạc hậu?

Theo ông Tập, chế độ cộng sản ở Liên bang Xô Viết tan rã vì hai lý do: lạc lối về ý thức hệ và sự bất trung của quân đội.
Sang tháng 1/2013, ông Tập lại nói chuyện với các tân ủy viên Trung ương Đảng rằng Trung Quốc không được dùng các thành tựu của thời kỳ Cải cách – Khai phóng để bác bỏ di sản trước cải cách, hoặc ngược lại.
 "Phe cải tổ cảm thấy thất vọng trước thái độ quay trở lại thủ cựu của Tập Cận Bình"
Ông Hồ Đức Hoa viết rằng ông thật “đau lòng” khi nghe những ý kiến như vậy từ một lãnh đạo tối cao.
Bài diễn văn của ông đọc tại cuộc họp của tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu ngày 13/4 và được đăng trên mạng gần đây nói rằng sự tan rã của Liên Xô “không có gì đáng tiếc”.
Theo ông, lý do sụp đổ của Liên Xô là vì mục tiêu thâu tóm quyền lực chính trị, nguồn lực kinh tế và độc quyền cả về sự thật.
Hồ Đức Hoa đặt câu hỏi rằng nếu Trung Quốc ngày nay không được quyền phê phán, bác bỏ quá khứ sai lầm thì hóa ra,
“Cả Cách mạng Văn hóa cũng không được phê phán hay sao?”
Được biết phê phán của Hồ Đức Hoa không mang tính cá nhân vì gia đình Tập Cận Bình thân thiết với gia đình con cái Hồ Diệu Bang và bố ông Tập Cận Bình là Tập Trọng Huân từng có tiếng là nhà cải cách bị trù dập.
Nhưng nhiều ý kiến tại Trung Quốc đã đặt câu hỏi về tư duy đổi mới của ông Tập Cận Bình sau khi lên làm Chủ tịch Đảng nay có trái chiều với hành động của ông không.
Ngay sau khi lên làm Chủ tịch Đảng năm 2012, ông đã gặp Hồ Đức Bình, anh trai của Hồ Đức Hoa để nói rằng Đảng cầm đổi mới và cải tổ mạnh mẽ hơn bao giờ hết nhằm “diệt trừ các căn bệnh kinh tế và xã hội”.
Ngay sau khi lên cầm quyền, quả là ông Tập có làm vài cử chỉ hướng tới phe cải cách, như nhấn mạnh “pháp trị” và “chủ nghĩa lập hiến”, khiến nhiều người hy vọng ông sẽ thúc đẩy cải tổ chính trị.
Nhưng ông Tập cũng lại ve vãn cả phe Maoist hiện đang hồi phục trở lại sau một giai đoạn nín thở từ khi xảy ra vụ Bạc Hy Lai.
Bài nói của Hồ Đức Hoa cho thấy phe cải tổ cảm thấy thất vọng trước thái độ quay trở lại thủ cựu của Tập Cận Bình.
Tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu nêu ra nhiều chủ đề gai góc của chính trị Trung Quốc
Tranh cãi về đường hướng của Đảng không chỉ xảy ra trên giấy tờ mà đôi khi nổ ra thành cãi vã thực sự.
Vẫn theo ông Hồ Đức Hoa, một cuộc họp mặt bạn học cũ ở trường trung học số 4 tại Bắc Kinh nơi có nhiều ‘con ông cháu cha’ từng học, tranh cãi giữa hai nhân vật thuộc ‘thái tử đảng’ đã nổ ra dữ dội.
Một người, hiện đã không còn làm quan chức nhà nước nhưng vẫn giữ quan điểm bảo thủ, đã phê phán một người kia có quan điểm “ủng hộ các giá trị phổ quát”, một cách ở Trung Quốc gọi tư tưởng tiến bộ, tự do kiểu Phương Tây gồm cả dân chủ và nhân quyền.
Người ‘bảo thủ’ hỏi bạn một cách thách thức: “Anh nói thế thì anh có còn là đảng viên cộng sản không?”, “Anh còn tin vào cái gì không?”
Người kia cười bảo, “Còn anh gửi cả vợ và con sang sống ở Mỹ, thì anh đang tin vào cái gì?”
Bực không chịu nổi, vị có quan điểm bảo thủ đã văng tục để mắng bạn.
Nhà nghiên cứu chính trị Trần Tư Minh, người đăng bài của Hồ Đức Hoa lên mạng Sina Weibo nói với tờ Minh Báo ở Hong Kong rằng giới con ông cháu cha tại Trung Quốc đang bất động dữ dội về đường lối của đất nước.
Theo ông, một nhóm đang phê phán mạnh cách cầm quyền của Tập Cận Bình, nhưng nhóm chiếm đa số thì vẫn ủng hộ lãnh đạo Trung Quốc, cho dù họ phát biểu kiểu gì.

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts