TNc: sáng sớm ngày 5-6-2013 Tam Đảo đẹp lên như một nàng thiếu nữ vừa qua tuổi dậy thì. Mặt trời sáng rực và trông như con công đang múa. Có lẽ bầu trời cũng phụ họa cùng Hội nghị PBLL nên chú công mây kia múa điệu vui mừng
Chỉ lát nữa Hội nghi sẽ bắt đầu, bản web cử hẳn gã chủ web Trần Nhương tường thuật tại chỗ. Theo chương trình hôm nay sẽ thảo luận tại trận, không đọc tham luận trọng vọng như hôm qua. Chắc chắn sẽ hót hơn nhiều…Các bạn theo dõi trực tuyến nhé…
Bây giờ nhà thơ Nguyễn Quang Thiều điều hành cuộc thảo luận. Sẽ dành nhiều cho các nhà PBLL trẻ.
Mở đầu là nhà thơ Irasara: Tôi không đồng ý ý kiến thơ đương đại không sôi động với thơ mới. Thơ tân hình thức, hậu hiện đại đang phát triển nhất là tp HCM. Phê bình đang ở đâu. 10 căn bệnh của phê bình, cảm tính đến cảm tình, không khoa học. Tôi nghĩ ra phê bình lập biên bản. Phê bình như đọc biên bản..Đi vào trong hệ mỹ học của thơ đó. hệ mỹ học khác nhau nên phê bình khác nhau…Khi mạng phát triển thì có phê bình mở. Khi có phê bình mở thì nhà PB vẫn còn mà giải PB, giải Thơ..Giải trung tâm trong văn học, trung tâm của hậu hiện đại..
Huỳnh Thu Hậu phát biểu chị nêu lên thuận lợi và khó khăn của các nhà PB trẻ. Ý kiến của chi cũ mèm không có máu trẻ..
Đoàn Ánh Dương: Nhận thức phê bình chưa tới. Đưa lí thuyết vào Vn nhưng ta lệ thuộc vào nó..minh họa cho lí thuyết, cắt xén lí thuyết cho hợp với VN. ta nhầm luận có tính chất chụp mũ, lí thuyết năng động hơn Hai là văn học tinh hoa và văn học dung tục. Văn học giải trí tác động hơn văn học tinh hoa Văn học đại chúng bán chạy hơn tinh hoa. Nhà PBLL phải đi cùng nhà văn chứ không phải định hướng.
Trần Thiện Khanh: 3 kiểu PB văn học: Không áp đặt kiểu phê bình này cho kiểu phê bình khác. Mỗi kiểu có quy chế riêng. Phê bình truyền thông có cơ chế riêng, PB truyền thông ko chấp nhận PB học thuật, hàn lâm. Ba kiểu PB sẽ tồn tại song song.
thuiết lập quy chế mới tôn trọng nhau dù kiểu phê bình nào. Nghiệp dư hóa phê bình . Quan niệm này không hợp lí. Thẩm quyền định giá văn học, hay PB quyền uy. Cần loại bỏ sự phân biệt đó.
Trần Việt Trung: không nhất trí cho răng PB kiểu này triệt tiêu cái kia. Công hưởng tất cả để hay là được.
Phan Tuấn Anh: Trong nhà trường rất ít cho LL văn học. Ha là vận dụng LL vào PB không tốt. Không cạp nhật LL trong giảng day. Tương tác giữa người viết PB và các nhà PB chuyên nghiệp, dè bỉu nhau. Phối hợp Hôi nhà văn và các trường đại học
Trần Hoài Anh Văn học đô thị miền Nam trước đây bị bỏ quên, cần có sự nghiên cứu.
Nguyễn Hoàng Sơn được mời lên tham luận nhưng anh nói con tim có vấn đề, nhịp đập nhanh gây hồi hộp. Trần Nhương đến bấm huyệt nội quan chơ Sơn…Nhưng hình như ông không thích đăng đàn thì phải.
Lê Phương Liên; Văn học thanh thiếu nhi trong thời miền Nam thuộc chế đọ cũ cần quan tâm nghiên cứu. Tên gọi Văn học thiếu nhi . Hãy quan tâm đến văn học cho tuổi mới lớn
Dịch giả Lê Bá Thự: Chọn sách để dịch. Tham luận chả nói lên điều gì. Thì vưỡn !
Phạm Xuân Nguyên: Nhiễu quá. Báo chí không đủ thẩm quyền phán xét tác phẩm này dich hay hoặc dở. Báo chí gây loạn đánh giá Có một thế hệ dịch thuật mới được khảng định. Báo chí phê bình dịch thuật nhiều khi vô lối Hội Nhà văn HN sẽ có giải cho dịch thuật lí luận
Bây giờ thảo luận vo
Phong Lê: Ai làm luận văn xúc phạm lãnh tụ, hãy truy đến tận gốc xem hội đồng thạc sĩ ai chấm, ai lập hội đồng. Không thể chấp nhận được. Cần phải lên tiếng. Ông Phong lê tiếng rất lớn và âm lượng loa phóng thanh cực đại. Đã có chuông rung và vỗ tay mời ông xuống. Ông dừng ngay những lời có vẻ bảo hoàng tắp lự…
Lại Nguyên Ân: Hội nghị lần sau nên để các nhà PB trẻ nói trước. Sách cho thiếu nhi đang hỗn tạp. Nhà văn viết cho TN teo tóp, không mấy ai viết. Không có chiến lược văn học thiếu nhi.Không sản xuất ra trí thức cho thế giới của VN.
Phạm Khải: Hội nghị thiết thực. Rung chuông với cá bậc lão thành đã có tác dụng. các nhà PBLL viết cho tác giả chứ không viết cho người đọc. Mâu thuẫn sao viết cho đúng và hay. Nhiều người viết hấp dẫn, anh Hữu Thỉnh đây viết điếu văn cũng rất hấp dẫn.
Hồ Ngọc Đại: Năm ngoái hội nghị Tuyên Quang tôi nghe một nhà văn trẻ tôi khóc, tôi mừng vì họ ý thức về họ. Sách GK đều do tay ngang viết hết > Tay ngang nên sản phẩm như thế. Không chấp nhận học hàm học vị chỉ cần sản phẩm của họ nói lên tay ngang hay không.
GS Nguyễn Văn Long: Ý kiến anh Lưu nghi ngờ về luận văn của khoa văn ĐHSP thì không thể nói cả khoa. Luận văn cao học của Nhã Thuyên, đề cập đến hiện tượng “mở miệng”, văn học ngoại biên thôi.Thực tế có văn chương vỉa hè đang muốn khảng định. Thơ là của Mở miệng. Không nên chụp mũ quá vội vàng.
Đỗ Ngọc Yên: Giai đoạn văn học vừa qua là người đi cà nhắc. ba chân nhưng chấm phảy không đều. Lực lượng có 13% nhà văn làm phê bình. PB phải đi thăng bằng như Đỗ Ngọc Yên. Các tác phẩm có vấn đề các nhà phê bình ko dám đụng đến.
Hoàng Quảng Uyên: PBLL không có tính phản biện, muốn nâng cao thì PB phải phản biện. Bác Hồ trước nói thơ các chú dịch hay hơn thơ bác làm.
Ý kiến của nhà phê bình Nguyễn Hòa như chốt hạ, ông phê phán một số quý vị đến nói cho mọi người nghe rồi biến mất như ông Đào Duy Quát, Nguyễn Thị Minh Thái, Thu Hồng….
Ý kiến của nhà phê bình Nguyễn Hòa như chốt hạ, ông phê phán một số quý vị đến nói cho mọi người nghe rồi biến mất như ông Đào Duy Quát, Nguyễn Thị Minh Thái, Thu Hồng….
11 giờ Chủ tịch Hữu Thỉnh kết luận hội nghị. Vốn có tài tổng kết, ông điểm lại những ý kiến chính, bổ ích của hội nghị một cách đầy đủ, hấp dẫn. Trưa muộn mà không ai bỏ về, ngồi nghe chăm chú mát ruột quên cả đói mệt. Ông hào phóng lời xin lỗi của Chủ tịch Hội, đây cũng là nét mới trong không khí cởi mở dân chủ. và rồi lại hẹn gặp nhau ở hội nghị lần thứ 4 mà khi ấy lớp già sẽ nhường chỗ cho lớp trẻ điều hành.
12 giờ kém 7 phút hội nghi bế mạc. Một bữa liên hoan tưng bừng, chúc nhau sức khỏe. Chủ tịch Hữu Thỉnh cầm li bia đi khắp các bàn chia tay hội viên và chúm chím nụ cười thường trực. Thế là tốt đẹp mọi bề. Núi cao, tuổi cao mà không ai hề hấn gì, gặp nhau đầm ấm đã là một thắng lợi bên cạnh trao đổi học thuật.
XUỐNG NÚIHồi 14 giờ 30 các xe lần lượt rời Tam Đảo. Ai đi xe nào về xe ấy khá chính quy. Văn phòng Hội chu đáo phân công cán bộ quản lí từng xe. Trần Nhương vẫn đi xe số 2 cùng các nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, Trần Đình Hiến, Vũ Quần Phương, Nguyễn Văn Lưu, Nguyễn Hoàng Sơn, Lại Nguyên Ân, Đinh Quang Tốn, Vũ Nho, Trịnh Đình Khôi,.Văn Chinh…..
Xe xuống dốc qua 11 dặm đèo. Con đường từ hồi ông Tây cà lồ làm nên không định hướng gì cả cả nên xe chạy lúc sang lề phải, lúc sang lề trái. Đến một khúc ngoặt gấp, chiếc xe nghiêng làm cho đồ đạc rơi xuống. Từ trên gác một chiếc ditlomat của Liên Xô cũ rơi tùm xuống trúng đầu phía trước trán nhà thơ khả kính Vũ Quần Phương. Cái đít lô này toàn sắt bọc nặng rơi từ độ cao cả mét thì sức công phá của nó không kém quả thoi của Đào Thái Tôn năm nào giáng vào Bùi Bình Thi hồi hội nghị lần thứ 2 ở Đồ Sơn. Cả xe nhớn nhác, tôi chạy đến xem Vũ Quần Phương có sao không. Ông đau lặng người không nói được. Lại Nguyên Ân nhặt cái đít lô lên. Ồ ra của nhà phê bình Lại Nguyên Ân. Báo hại nhau thật, nếu hôm nay chơi vào đỉnh đầu chỗ huyệt Bách Hội thì Vũ tiên sinh có thể ngất và nguy hiểm đến ngọc thể. May thật là may, ơn nhờ thần Tam Đảo vẫn linh phù hộ cho các văn nhân. Chỉ trong chốc lát trán Vũ tiên sinh sưng lên như quả ổi trái mùa. Lại Nguyên Ân lấy ra một tuýt thuốc trắng, ông nói của Huê Kì mà Nhật Tuấn cho ông. Xoa vào trán Vũ Quần Phương mấy giọt như sữa trắng. Thần dược thật, Vũ tiên sinh thấy thư thái đỡ đau như đang du ngoạn bên Hoa Kì…
Bây giờ thì bình loạn vung ra nào là chung quy nhà PBLL vẫn ghét nhà thơ nên tìm cách chơi nhau. Hai cái anh này đồng sàng dị mộng, bằng mặt không bằng lòng. Nguyễn Văn Lưu nói Lại tiên sinh đã định giờ, cài đặt sẵn đến đúng lúc đó là cho rơi vào đầu Vũ Quần Phương…Mỗi người góp một câu xôm trò và quy kết có âm mưu các nhà PBLL chơi bọn sáng tác vì ganh ghét. Cười vang lên suốt dọc đường. Xuống đến chân đèo xe dừng lại để chờ xe phục vụ của văn phòng có bác sĩ đến khám cho Vũ tiên sinh. Cô bác sĩ xem vết sưng rồi kết luận không nghiêm trọng, cô hỏi Vũ Quần Phương em có cần ngồi đây không, Vũ tiên sinh dù muốn nhưng vẫn nói không cần.
Xe đi tiếp nhằm hướng Hà Nội. Xe số 2 này không có nhà văn gái nên Đỗ Ngọc Yên khơi mào, kích hoạt. ông kể có bà bán hang rong bị ông tổ trưởng dân phố lên lớp nào là vỉa hè cần văn minh, cần có văn hóa, đây là bộ mặt của thủ đô. Bà hàng rong hỏi ông nói gì thế, ông tổ trưởng bảo tôi nói ní nuận cho bà hiểu . Bà bán hàng tức quá nói một thôi: ní nuận, ní nuận, ní nuận nồn. Ối giời ơi, ai lại nói cái lí luận cao siêu, bác học thế bao giờ. Cười rung cả xe và chuyện ní nuận cứ nối mãi, nối mãi
Xe đến đường Yên Phụ, Văn Chinh chuẩn bị xuống chen đến ngồi cạnh Nguyễn Văn Lưu. Bỗng oặc oặc và mùi chu xộc lên, Văn Chinh nôn thốc ra người Nguyễn Văn Lưu và cả cái ba lô sành điệu của ông. Văn Chinh xuống xe ù đến bên gốc cây và ộc ra một bái khá hoành tráng. Ông gục xuống để bón cho gốc cây sơn hào hải vị mà trưa nay vừa thưởng lãm trong bữa tiệc tổng kết. Ai đó mang thêm mấy chai nước cho Văn Chinh. Văn Chinh vẫy tay ra hiệu cho xe chuyển bánh. Thế là bỏ lại Văn Chinh bên gốc cây với niềm thương yêu vô hạn…Bây giờ trên xe nhà PBLL khả kính Nguyễn Văn Lưu mới thu dọn chiến trường, ông lấy giấy vệ sinh chùi ông quần bên trái be bét những hạt cơm lẫn thịt cá chưa nghiền kĩ. Tôi chụp một kiểu ảnh ghi lại như một kỉ niệm vui . Nguyễn Văn Lưu lau tiếp cái ba lô như hoa cà hoa cải và vẫn cười nói rổn rảng..Lại chuyện tếu nhân sự kiện này, các nhà lí luận rút ngay ra kết luân. Phải giải thích một chút: vừa qua ông Lưu ắm giải thưởng của Hội đồng PBLL VHNT TW chỗ ông Hồng Vinh, còn Văn Chinh ẵm giải của Hội Nhà văn VN. Ai đó hay Vũ Nho thì phải nói đây là giải Hội ta chơi giải Hội đồng. Trần Nhương tếu táo thế hóa ra anh Hữu Thỉnh tương anh Hồng Vinh à ? ôi lại cười nghiêng ngả. Vũ Quần Phương đã đỡ đau cười rung cả mái tóc trắng như cước…Vui thật, hội nghị lí luận hóa ra kết thúc rất có hậu để ngân lên tiếng cười thân tình của những người đồng nghiệp….
Kết thúc tường thuật lúc 18 giờ ngày 5-6-2013
Một vài tấm ảnh đính kèm:Văn Chinh chăm sóc cây xanh |
Nhà PBLL Nguyễn Văn Lưu: phải luận chiến tới cùng |
Nhà PBLL Đỗ Ngọc Yên: Ní nuận, ní nuận |
0 comments:
Post a Comment