Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Friday 25 July 2014

Cách đây 2 năm Trái Đất đã sống sót trong gang tấc, nhưng hầu như các tờ báo đã không đề cập đến. Sự ảnh hưởng cực lớn của một cơn bão Mặt Trời cực mạnh, mạnh nhất trong 150 cộng lại.

"Nếu nó tác động vào Trái Đất, chúng ta đã có thể bị xé ra từng mảnh" giáo sư Daniel Baker của đại học Colorado cho biết. Baker vào các đồng nghiệp tại NASA và các trường đại học khác đã xuất bản nghiên cứu về bão Mặt Trời vào tháng 12 năm 2013 trên tạp chí Space Weather. Bài báo với tiêu đề "A major solar eruptive event in July 2012" mô tả sức mạnh của sự phun trào nhật hoa xé qua quỹ đạo của Trái Đất vào ngày 23 tháng 7 năm 2012 như thế nào. Thật may mắn là Trái Đất không ở vị trí đó. Thay vào đó, một phần nó đã va chạm với tàu vũ trụ STERO-A.
Một dòng xoáy lớn cuộn lên từ bề mặt của Mặt Trời. Ảnh: Đài thiên văn năng lượng Mặt Trời của NASA
"Tôi đã đi sâu hơn vào nghiên cứu của chúng tôi, Trái Đất và các cư dân trên hành tinh của chúng ta thật may mắn trong đợt bùng phát năm 2012. Nếu đợt bùng phát xảy ra sớm hơn 1 tuần, Trái Đất đã chìm trong biển lửa".
Bão Mặt Trời cực mạnh ảnh hưởng đến tất cả các thiết bị công nghệ cao. Chúng bắt đầu với một vụ bùng phát "bùng phát Mặt Trời" trong tán từ của vết đen Mặt Trời. Các tia X và tia cực tím cực mạnh di chuyển đến Trái Đất với tốc độ của ánh sáng làm ion hóa các lớp bên trên của khí quyển, các hiệu ứng phụ  gọi là "Solar EMP" bao gồm mất tín hiệu vô tuyến và gây lỗi định vị GPS. Di chuyển chậm hơn cùng với ánh sáng một chút đó là các hạt electron và proton được gia tốc bởi các đợt bùng nổ có thể làm nhiễm điện các vệ tinh và phá hủy các thiết bị điện tử. Sao đó là các đợt phun trào nhật hoa (CME), hàng tỉ tấn đám mây plasma từ trường mà mất khoảng một ngày hoặc lâu hơn xuyên từ Mặt Trời đến Trái Đất. Các nhà phân tích cho rằng, một vụ va chạm mạnh trực tiếp bởi CME cực mạnh như vậy đã trượt qua Trái Đất vào tháng 7 năm 2012 mà nó có thể đã gây ra mất điện diện rộng làm tê liệt một hoạt động. Hâu hết mọi người đã thậm chí không thể xả nước toilet bởi các nhà máy cung cấp nước hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn điện.

Một loạt các vòng từ trường cực mạnh cuộn trào với năng lượng cực lớn
Năm 1895, nhà nghiên cứu Richard Carrington người Anh  người mà đã thực sự tìm ra được bùng phát mặt trời lần đầu tiên trên thế giời. Vào những ngày ông quan sát, một loạt các đợt phun trào nhật hoa cực mạnh CME va thẳng vào Trái Đất với một năng lượng không thể cảm nhận được trước hoặc sau đó. Bão từ cường độ cao đã đốt cháy ánh sáng bầu trời phương Bắc cho đến tận Cuba và hệ quả là đường dây điện báo toàn cầu bị đánh cháy, dẫn đến gây cháy một số đài điện báo, và sự kiện được gọi tên là Carrington.

Theo một nghiên cứu của Học viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ, tổng thiệt hại về kinh tế có thể vượt quá 2 ngàn tỉ đô hoặc lớn hơn 20 lần thiệt hại do cơn bão Katrina gây ra. Hàng triệu máy biến thế bị thiệt hại bởi cơn bão như thế có thể vài hàng năm để khắc phục sửa chữa.

"Xác xuất một vụ phun trào bùng phát mạnh như vậy trong khoảng 10 năm tiếp theo là khoảng 12 %"  theo như bài báo của nhà vật lý Pete Riley xuất bản vào tháng 1 năm 2014. 

(Theo NASA)

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts