Hãy hướng đôi mắt của bạn lên bầu trời và thưởng thức màn "pháo hoa từ vũ trụ" khi mà trận mưa sao băng Delta Aquarid đạt đỉnh.
Sao băng Delta Aquarid thuận lợi quan sát hơn so với Perseid do trời không có trăng |
Thường được xem như là giải thưởng khuyến khích của vũ trụ đối với mưa sao băng Perseid biểu tượng của tháng Tám, sao băng Aquarids có thể đẹp hơn rất nhiều so với người anh em Perseid trong năm nay. Khi mà chúng sẽ đạt đỉnh vào bầu trời đêm không trăng vào thứ 3, 29 tháng Bảy này. Còn Perseids, thật không may sẽ không gây được ấn tượng dưới ánh trăng sáng tròn vào giữa tháng Tám tới.
Mặt Trăng bước vào chu kỳ trăng mới vào ngày 26 tháng Bảy, sẽ là điều kiện lý tưởng cho người người yêu thích quan sát bầu trời vào những ngày này (tốt nhất là tránh được ánh sáng điện của thành phố) để có thể "chộp" được từ 15 đến 20 vệt sao băng trên một giờ đạt đỉnh trong suốt thời gian trước khi rạng đông vào thứ Ba này. Mưa sao băng Delta Aquarids sẽ chính thức xuất hiện từ ngày 12 đến ngày 23 tháng Tám, dó đó sẽ có nhiều cơ hội để bắt gặp một vệt sao băng nào đó vào những màn đêm không mây.
Những người ở gần vĩ độ Nam của bán cầu Bắc và những người ở bán cầu Nam sẽ thuận lợi để quan sát. Sao băng này sẽ xuất hiện tỏa ra từ chòm sao trùng tên của mình Aquarius (Bảo Bình), Water Bearer.
Sao băng Delta Aquarids sẽ đạt đỉnh vào đêm 29, 30 giờ Việt Nam lúc nửa đêm cho đến trước khi bình minh. |
Đôi mắt của bạn là tất cả những gì cần thiết đã bắt chụp những ngôi sao băng vụt qua trên bầu trời của bạn. Để đạt được tối đa cơ hội hảy hướng mắt của các bạn về về chòm Aquarius, sẽ mọc từ dưới phương Đông Nam lúc nửa đêm.
Trong khi chòm sao còn quá mờ để định vị, bạn sẽ biết bạn đang nhìn đúng hướng nhờ ngôi sao khá sáng gần đó sao Fomalhaut, ngôi sao ngay bên dười chòm Aquarius.
Giống như hầu hết các đợt mưa sao băng, Delta Aquarids là do Trái Đất di chuyển qua đám mây với các hạt bụi đá băng bởi sao chổi quay quanh Mặt Trời. Vô số các hạt này dọc theo đuôi của sao chổi, hình thành nên các cụm và dòng bay vào hành tinh của chúng ta hàng năm. Mỗi hạt này sẽ lao vào bầu khí quyển với tốc độ 150.000 km/h làm cháy lên ánh sáng rực rỡ.
Trong trường hợp này xác định sao chổi gốc vẫn là một bí ẩn. Tuy nhiên, một vài chuyên gia đã tìm được sao chổi 96P/Machholz, được khám phá bởi nhà thiên văn nghiệp dư năm 1986. Nếu bạn không có điều kiện ra khỏi thành phố để quan sát thì có thể xem trực tiếp thông qua kênh trực tuyến của Nasa. Trung tâm phóng Marshall của NASA sẽ cung cấp cho bạn quan sát bầu trời ở Huntsville, Alabama vào lúc 9:30 tối giờ EDT ngày 29 tháng 7(1:30 UT/GMT) hay 08:30 giờ Việt Nam. Nếu chừng đó vẫn chưa đủ thì các bạn có thể xem qua trang web Slooh.com cung cấp bởi Việ vật lý thiên văn ở đảo Canary và đài quan sát Prescott ở Arizona với rất nhiều camera quan sát bầu trời bắt đầu vào lúc 10 tối EDT hay lúc 9:00 sáng giờ Hà Nội ngày 29 tháng Bảy.
0 comments:
Post a Comment