Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Sunday 24 August 2014

Khi nói đến cảm nhận mối nguy hiểm, loài mối sử dụng đầu và chân của chúng. Loài côn trùng này có thể cho biết hướng nào để chạy thoát bằng cách sử dụng "bộ thời gian sinh học" chính xác, theo như một nghiên cứu mới của các nhà khoa học.

Mối sử dụng đầu để tạo ra rung động cảnh báo nguy hiểm
Loài mối châu Phi có thể xây tổ của chúng cao khoảng một mét hoặc hơn. Một trong số đó là Macrotermes natalensis, loại côn trùng này cư ngụ trong những cái hầm dưới mặt đất trải dài trên khu vực rộng lớn. Khi một loài động vật ăn thịt đến gõ cửa, như lợn đất chuyên ăn mối, lũ mối sẽ phát ra một hệ thống báo động tự nhiên.
Để cảnh báo, mối lính sẽ đập đầu chúng xuống nền của tầng hầm. Nó sẽ tạo ra rung động khoảng cách đến 130 m(430 feet) trên giây. Những con mối khác sẽ nhận được tín hiệu, chúng sẽ đập đầu như trước để truyền tiếp cảnh báo. Điều này sẽ báo cho mối thợ đi sâu vào trong tổ để mối lính sẵn sàng cho trận chiến.
Trong nghiên cứu này, Felix Hager và Wolfgang Kirchner hai nhà sinh vật học thuộc đại học Bochum của Đức đã tìm hiểu những con mối lính này sử dụng tín hiệu của chúng để tạo ra hướng nào để chạy thoát. Các tác giả đã đăng nghiên cứu mới của họ trên tạp chí Journal of Experimental Biology hôm 15 tháng 7.
Mối cảm nhận rung động cảnh báo bằng cả sáu chân của chúng. Chúng sẽ cảm nhận được nguồn phát bằng chân gần nhất với nguồn và cuối cùng là chân xa nhất. Có một thời gian trễ phân chia giữa hai thời điểm này. Hager và Kirchner muốn biết được đỗ trễ và chính xác như thế nào.
Họ đặt những con mối lính vào một khoang nhựa với một khoảng trống ở giữa đủ rộng để trượt một đồng xu qua. Một con mối đứng với các chân phải một bên và các chân trái ở bên kia, các nhà khoa học tạo ra một rung động. Nó kích thích từ một phía bên này trước khi truyền sang phía bên kia. Mối lính quay hoặc chạy về phía nơi chúng cảm nhận rung động đầu tiên.
Sau khi lặp lại thí nghiệm, các nhà khoa học thấy rằng độ trễ từ chân này tới chân cuối cùng chỉ 0.3 mili giây (ms) - một hệ số cất nhỏ so với thời gian của một lần nháy mắt - giúp cho mối chỉ đúng hướng. Điều này cho thấy độ trễ có thể so sánh được với những gì loài mối trong tự nhiên cảm nhận rung động bên trong những cái hầm.
Nhà sinh vật học Peggy SM. Hill thuộc đại học Tulsa ở Oklahoma không làm trên nghiên cứu này. Tuy nhiên, cô đã nghiên cứu rung động của loài côn trùng một thời gian khá dài. Cô cho biết, cách đây mười năm các sách khoa học nói với học sinh rằng vật liệu cứng như trong mặt đất không thể truyền được thông điệp rõ rằng như cách tạo ra rung động. Nhưng rõ ràng, điều này đã không đúng như nghiên cứu mới về mối này đã cho thấy.
Các nhà khoa học hiện tại đang xác định 150,000 cách giao tiếp khác nhau bằng rung động trong những tổ mối hoặc các bề mặt cứng. "Chúng tối mới chỉ bắt đầu hiểu được chúng làm như thế nào", Hager nói với Science News

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts