Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Friday, 15 November 2013

Mọi tôn giáo, mọi học thuyết, mọi chủ nghĩa triết học từ nguyên thuỷ cho tới đương đại đều có một điểm chung nhất là hướng tới một cơ sở hoàn mỹ của vật chất, ý thức, kiến thức.  Từ cái hoàn mĩ này, tự bản thân mỗi người đều có được những cảm xúc nào đó ở tâm thức và ta gọi đó là hạnh phúc thật, hạnh phúc hoàn mỹ, thiên đàng, niết bàn. Nhưng hầu như đa số những người nhận mình hoặc được cho rằng họ đạt được hạnh phúc thật sự đều không có được một cuộc sống tình yêu đôi lứa và hôn nhân hoàn mĩ, bởi đa phần họ đều là nhà tu, một số ít làm về nghệ thuật và sống một cuộc sống độc thân cho tới giây phút cuối cùng. Bản thân Phật giáo phủ nhận một tình yêu thật, một tình yêu đôi lứa hoàn mỹ bởi tình yêu thật không tránh khỏi luật vô thường và ly biệt là một lẽ tất nhiên. Từ sự biệt ly này tạo nên những vướng mắc trong đời sống trần tục, tức là những nỗi khổ ngăn cản hạnh phúc thật. Vậy phải chăng chẳng có một tình yêu đôi lứa hoàn mỹ, và dẫu có thì tình yêu đó không đem lại cho chúng ta cái hoàn mỹ của hạnh phúc?




Bản thân Phật giáo phủ nhận một tình yêu thật, một tình yêu đôi lứa hoàn mỹ bởi tình yêu thật không tránh khỏi luật vô thường

Tình yêu đôi lứa là một trong những nguyên nhân của hôn nhân, ngoài điều đó ra thì còn những nguyên nhân khác nữa, trong đó nguyên nhân thực tế nhất đó là bản năng sinh sản và duy trì giống nòi. Tình yêu là gì, Xuân Diệu thách đố mọi người có thể đưa ra được một định nghĩa về nó. Hầu hết mọi người đều tự ý thức rằng khi nhắc đến tình yêu, đó sẽ là tình yêu đôi lứa. Dĩ nhiên chúng ta có tình yêu quê hương, tình yêu cha mẹ, yêu chính bản thân mình đó cũng có thể coi là tình yêu?

Vậy tình yêu đơn giản là một dạng cảm xúc, tình cảm, thực tế hơn đó là cảm giác ham muốn hay quá thích một thứ gì đó cho tới trạng thái đỉnh điểm, mong muốn sở hữu, giữ gìn, tô điểm và bảo vệ. Và tính chất của tình yêu nằm ở điểm đơn giản là sự thỏa mãn khi đạt được thứ mình muốn, tức khía cạnh hạnh phúc và đau khổ khi mất đi, hoặc không thể đạt được. Dĩ nhiên dựa theo tính chất vô thường, cái hoàn mỹ tức ám chỉ một tình yêu bền vững và không gây cho con người đau khổ là gần như không có, bởi sự chia ly trong tình yêu khi thứ ta yêu mất đi đồng nghĩa ta sẽ đau khổ về điều đó. Vì lý do đó không bao giờ trong cuộc sống này có một tình yêu hoàn mỹ.


Nhưng thưa tất cả mọi người, những ai từng yêu, đang yêu và sẽ yêu, thứ không tồn tại không phải bởi nó không có, mà bởi nó chưa có để nó tồn tại, tức là nó chưa tới. Chúng ta hãy tự đặt ra cho mình những câu hỏi theo cái kiểu: "tại sao tôi có mặt trên trái đất này từ khi sinh ra cho tới ngày hôm nay?"

Chẳng phải đó là bởi tình yêu của người cha và người mẹ hay sao, ngay kể cả khi một con người được sinh ra vì đó là sản phẩm sau một cuộc "cưỡng hiếp" thì bản thân tình yêu vẫn tồn tại xung quanh và giúp đứa trẻ đó được sống và lớn khôn. Sự ham muốn sở hữu có cả ở con người và con vật, một con sư tử đực có cả một bầy sư tử cái, và ở con người, sau khi áp những sự ham muốn đó vào những hệ thống chuẩn mực luân lý chúng ta có một sản phẩm chuẩn mực để gọi đó là tình yêu. Vì bản năng những con thú tồn tại từ đời này qua đời khác, vì tình yêu, con người tồn tại và những thế hệ sau tồn tại.

Đặc tính vô thường của tình yêu không làm cho con người đau khổ. Ngược lại sự đau khổ đến từ việc con người ta không dám tin, không dám hi vọng bởi thực tại bản thân họ không tìm ra những lối thoát. Có một mẫu số chung giữa các chủ nghĩa, các tôn giáo là đi phủ nhận toàn bộ hiện tại, chứng minh rằng đó là đau khổ, là chưa phải toàn mỹ và đưa ra một cái chân thiện mỹ mới và những giải pháp để đạt được cái chân thiện mỹ đó. Vì lý do đó cái được cho là tuyệt đối trở thành một sự tương đối và nhường chỗ cho những giá trị tuyệt đối khác cao sang hơn. Tình yêu hoàn mỹ dù là tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương, yêu đất nước, yêu tha nhân sẽ chẳng bao giờ đạt được một thứ gọi là hoàn mỹ nếu ngay cả khi con người ta không dám tin, dám hi vọng, bởi con người ta đau khổ với thứ mình không có hơn là hạnh phúc với thứ mình đang có, tiếc nối cái mình mất đi hơn là chân quý những thứ còn lại.

Hamlet: Tồn tại hay không tại, đó là nghi vấn - Và vì là nghi vấn nó không phải là phủ định, hay khẳng định.

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts