Thành lập nhóm Sáng Tạo
Mai Thảo nổi tiếng với tác phẩm đầu tiên mang tên “Đêm giã từ Hà Nội” và sau đó hơn 50 tác phẩm vừa tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn ra mắt độc giả. Năm 1956 cùng với Thanh Tâm Tuyền và một nhóm nhỏ bạn hữu, Mai Thảo đã thành lập tạp chí Sáng
Tập thơ duy nhất của Mai Thảo được xuất bản trước khi ông mất ít lâu mang tên: “Ta thấy hình ta những miếu đền” sau nhiều chục năm sáng tác với thể loại văn xuôi. . Tập thơ có 44 bài thơ Mai Thảo đã viết trong nhiều năm
Mai Thảo từ nhiều thập niên trước khi sang Mỹ đã được giới phê bình đánh giá là ngòi bút văn xuôi đậm chất thơ nhất nước. Văn chương của ông ngoài phần kỹ thuật viết, bàng bạc trên các trang chữ là không khí lung linh của thi tứ, của chắt lọc tinh tế chỉ có trong thơ và hơn hết, Mai Thảo chứng tỏ rất sành sõi khi lựa những cặp chữ đậm dấu ấn thi ca vào truyện của ông.
Ngạo mạn
“Ta thấy hình ta những miếu đền”, nhiều bài chỉ bốn câu ngắn viết lên những suy tưởng khác nhau của Mai Thảoi. Bài thơ Cục Đất vừa hóm hỉnh lại vừa thâm trầm, ít nhiều nói lên được cá tính của ông:
Biển một đường khơi xa thẳm xa
Núi vươn trượng trượng tới mây nhoà
Thì treo cục đất tòng teng giữa
cho cái vô cùng vẫn nở hoa
Mai Thảo nhìn thấy cái vô cùng vừa bát ngát vừa đe dọa cho mầm sống cũng đang lơ lững trên không là ông.. Triết lý biến sự vật nhỏ lại bằng ý muốn, tức cái vô cùng của con người đã được Mai Thảo nhiều lần áp dụng vào sáng tác của ông. ”
Trong bài thơ “Em đã hoang đường từ cổ đại”, mặc dù vẫn còn cái lung linh hào sảng của một người tự nhận mình và người mình yêu hội tụ những đặc sắc mà trời đất đã ban tặng, Mai Thảo chỉ lặng lẽ thở dài cho những ân sủng ấy, bởi ông biết dù tài tử giai nhân thế nào chăng nữa cuối cùng thì cũng chỉ còn lại một nhánh hương cúng Phật.
Em đã hoang đường từ cổ đại
Anh cũng thần tiên tự xuống đời
Đôi ta một lứa đôi tài tử
Ngự mỗi thiên thần ở mỗi ngôi
Đừng khóc dẫu mưa là nước mắt
Đừng đau dẫu đá cũng đau buồn
Tâm em là Bụt tâm anh Phật
Trên mỗi tâm ngời một nhánh hương
Phù du
Càng gần với trời đất, Mai Thảo càng nhận chân được cái hão huyền của đời sống. Như một người tù của nhân thế, ông vạch từng ngày còn sống sót lên trên bức tường đời bao chung quanh, và ông tự hỏi phải chăng những vết gạch này chính là chiếc lá trôi trong không gian vô tận đưa ông đến vô biên, đến nghìn năm trước mặt?
Mỗi ngày một gạch một ngày giam
Lên bức tường câm lạnh chỗ nằm
Gạch miết tới không còn chỗ gạch
Gạch vào trôi giạt tới nghìn năm
Mai Thảo đặt bút xuống bài thơ “Ta thấy hình ta những miếu đền” Phải chăng văn chương cuối cùng thì cũng chỉ là một cuộc bể dâu, tên tuổi, đền thờ miếu mạo rồi cũng không nói lên được gì cả ngoài cái lãng quên, cái bạc đãi cùng những đớn hèn ích kỷ của con người dành cho văn chương chữ nghĩa?
Ta thấy tên ta những bảng đường
Đời ta, sử chép cả ngàn chương
Sao không, hạt cát sông Hằng ấy
Còn chứa trong lòng cả đại dương
Ta thấy hình ta những miếu đền
Tượng thờ nghìn bệ những công viên
Sao không, khói với hương sùng kính
Đều ngát thơm từ huyệt lãng quên
Ta thấy muôn sao đứng kín trời
Chờ ta, Bắc Đẩu trở về ngôi
Sao không, một điểm lân tinh vẫn
Cháy được lên từ đáy thẳm khơi
.
Ta thấy đường ta Chúa hiện hình
Vườn ta Phật ngủ, ngõ thần linh
Sao không, tâm thức riêng bờ cõi
Địa ngục ngươi là, kẻ khác ơi!
Ta thấy nơi ta trục đất ngừng
Và cùng một lúc trục trời ngưng
Sao không, hạt bụi trong lòng trục
Cũng đủ vòng quay phải dửng dưng
Ta thấy rèm nhung khép lại rồi
Hạ màn. Thế kỷ hết trò chơi
Sao không, quay gót tên hề đã
Chán một trò điên diễn với người
Ta thấy ta treo cổ dưới cành
Rất hiền giấc ngủ giữa rừng xanh
Sao không, sao chẳng không là vậy
Khi chẳng còn chi ở khúc quanh.
Ra đời muộn màng nhưng tập thơ “Ta thấy hình ta những miếu đền” chứa rất nhiều ưu tư của Mai Thảo. Ông làm thơ không dễ dàng như viết văn. Làm thơ đối với ông như một cách viết nhật ký. Và viết chỉ cho ông đọc khi một mình. Có phải vì vậy mà ông chắt chiu đến từng ý từng lời để đời có tập thơ tuy nhỏ nhưng lại ẩn chứa nhiều điều đáng nói như vậy?
Xương thịt Mai Thảo bây giờ, sau mười lăm năm đã thành phân bón cho phần đất anh nằm bên dưới, mặt đất trên mộ anh, cỏ đã xanh hơn, sức vươn lên của cọng cỏ khỏe mạnh hơn, con sóc con thỏ hoang nào đi qua chắc cũng dừng lại, nhấm nháp vài cọng cỏ non xanh đó. Tôi mỗi lần xuống Cali, đều có ghé nghĩa trang thăm anh, chuyện trò đôi câu, đặt tay lên hàng chữ có tên Mai Thảo, xoa xao lên mặt cỏ như xoa lên vầng trán của một người thân đang nằm ngủ.
Những cuốn sách của anh, có cuốn trong thư viện, trong hiệu sách ở Việt Nam, ở Úc, ở Pháp, ở Mỹ, ở Canada hay ở bất cứ nơi nào có người Việt cư ngụ, có văn hóa ngôn ngữ Việt được sử dụng.
Trong cái gia tài văn chương phong phú của anh (10 tập truyện ngắn, 2 tập tùy bút và 33 truyện dài) Mai Thảo còn làm thơ nữa. Không ai biết anh làm thơ từ bao giờ.
Những cuốn sách của anh, có cuốn trong thư viện, trong hiệu sách ở Việt Nam, ở Úc, ở Pháp, ở Mỹ, ở Canada hay ở bất cứ nơi nào có người Việt cư ngụ, có văn hóa ngôn ngữ Việt được sử dụng.
Trong cái gia tài văn chương phong phú của anh (10 tập truyện ngắn, 2 tập tùy bút và 33 truyện dài) Mai Thảo còn làm thơ nữa. Không ai biết anh làm thơ từ bao giờ.
0 comments:
Post a Comment