Nhớ về một kỷ niệm
Chân dung Nguyễn Đỗ Cung
Chúng tôi ra Hà Nội như vậy là rất sớm, tháng 1 năm 1977, hai năm sau ngày đất nước thống nhất, do tổ chức trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế, hiệu trưởng lúc ấy là họa sĩ Vũ Trung Lương (đã từng học lớp vẽ của Nguyễn Đỗ Cung tại Liên khu V, 1948), Vĩnh Phối(1) hiệu trưởng trước năm 1975 làm phó hiệu, trường cử Tôn Thất Văn(2) khoa lụa, và tôi, khoa sơn dầu, cùng trưởng đoàn là họa sĩ Phan Hữu Lượng trong ban tuyên huấn trường, ra nghiên cứu về giáo trình giáo án tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội ở đường Yết Kiêu, hay gọi tắt là trường Mỹ thuật Yết Kiêu. Ngoài quyền hiệu trưởng là hoạ sĩ Nguyễn Thụ, người sẽ chính thức làm hiệu trưởng từ 1984 đến 1991, nổi tiếng về tranh lụa, chúng tôi còn gặp hai hoạ sĩ thời Mỹ thuật Đông Dương: Lương Xuân Nhị(3) và Nguyễn Đỗ Cung, hình ảnh họa sĩ Lương Xuân Nhị từ tốn thanh lịch, với bộ complet trắng, đãi chúng tôi bữa ăn trưa đầm ấm tại nhà ông, và họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung với mái tóc, hàm râu ánh bạc, nụ cười hiền, ánh mắt tinh anh, đã gây trong chúng tôi ấn tượng thân kính, cởi mở. Tôi còn giữ đến nay mấy nét phác họa chân dung tôi bằng cây bút máy lấy ra từ túi áo ông, thời gian đã làm màu mực phai nhạt, nhưng tấm lòng của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung thì tôi luôn nhớ, dưới góc bức vẽ còn ghi: 16.1.77. 29 Hàng Hành, nơi ông ở cùng gia đình, chỉ tám tháng trước khi ông mất, vừa 65 tuổi.
Thương tiếc biết bao, một họa sĩ tài ba, uyên bác, luôn muốn cách tân trong các tổ chức về mỹ thuật. Viện trưởng Viện Mỹ thuật Hà Nội và là người có công cải tạo, thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 1966 mà ông là vị giám đốc đầu tiên. Ông còn là một họa sĩ và vài anh em nữa theo đuổi cái không gian bùng nổ của hội họa lập thể, rồi những tài năng xuất sắc ở thế hệ cuối cùng của trường, như Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái còn đi xa hơn trong bút pháp và quan niệm… (Thái Bá Vân, Tiếp xúc với nghệ thuật, trang 32). Tôi chú ý và yêu thích ngay từ cái phụ bản, lúc ấy gọi là họa bản, vẽ Từ Hải, khắc gỗ, trong số 11 họa bản khác của các hoạ sĩ danh tiếng: Nguyễn Gia Trí, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Phạm Hầu, Lê Văn Đệ, TônThất Đào, Nguyễn Văn Tỵ, Lưu Văn Sìn in trong Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du do hội Quảng Trị xuất bản năm 1942, với sự ủng hộ của các hội: Khai trí tiến đức, Khuyến học, Sampic và Trí-Tri. Một tập sách được chăm sóc thật kỹ từ hình thức đến nội dung, việc biên tập do Đào Duy Anh, trình bày do họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
Thương tiếc biết bao, một họa sĩ tài ba, uyên bác, luôn muốn cách tân trong các tổ chức về mỹ thuật. Viện trưởng Viện Mỹ thuật Hà Nội và là người có công cải tạo, thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 1966 mà ông là vị giám đốc đầu tiên. Ông còn là một họa sĩ và vài anh em nữa theo đuổi cái không gian bùng nổ của hội họa lập thể, rồi những tài năng xuất sắc ở thế hệ cuối cùng của trường, như Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái còn đi xa hơn trong bút pháp và quan niệm… (Thái Bá Vân, Tiếp xúc với nghệ thuật, trang 32). Tôi chú ý và yêu thích ngay từ cái phụ bản, lúc ấy gọi là họa bản, vẽ Từ Hải, khắc gỗ, trong số 11 họa bản khác của các hoạ sĩ danh tiếng: Nguyễn Gia Trí, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Phạm Hầu, Lê Văn Đệ, TônThất Đào, Nguyễn Văn Tỵ, Lưu Văn Sìn in trong Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du do hội Quảng Trị xuất bản năm 1942, với sự ủng hộ của các hội: Khai trí tiến đức, Khuyến học, Sampic và Trí-Tri. Một tập sách được chăm sóc thật kỹ từ hình thức đến nội dung, việc biên tập do Đào Duy Anh, trình bày do họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
Chân dung Đinh Cường, Nguyễn Đỗ Cung vẽ, Hà Nội 1977 | Họa bản Từ Hải của Nguyễn Đỗ Cung trong TVHKNND khắc gỗ màu 25 x 19 cm .1942 | Bìa Tập Văn Họa Kỷ Niệm Nguyễn Du , Nguyễn Đỗ Cung vẽ |
Những năm này ông còn cùng Tô Tử (Tô Ngọc Vân) viết bài về nghệ thuật trên báo Thanh Nghị, trước đó đã vẽ bìa cho báo Ích Hữu và viết trên Tinh Hoa, Hà Nội Báo, Ngày Nay… Có lần ông muốn tranh luận cùng L.Bezacier(4), một kiến trúc sư chuyển sang khảo cổ học, đến Hà Nội từ năm 1935, thành viên Trường Viễn Đông Bác Cổ, trên cơ sở các di vật ở chùa Phật Tích, nhân đọc quyển Các tiểu luận về Mỹ thuật Annam của Bezacier. Bài mang tên “Nhân đọc quyển Essais sur l’Art Annamite: Mỹ Thuật Đại La hay Mỹ Thuật Lý” (Thanh Nghị số 96 ngày 16.12.1944, in lại trong kỷ yếu Bảo tàng Mỹ thuật số 4.1986)… “Tôi thành thực tán thành phương pháp làm việc rất khoa học của Trường Viễn Đông Bác Cổ. Chính vì tinh thần khoa học đó mà tôi không đồng ý với ông Louis Bezacier những khi ông tự lấy linh khiếu riêng mà bình phẩm cái này đẹp hơn cái kia, hoặc cái này không cùng một lối với cái kia một cách quá gọn ghẽ”... Ông muốn chứng minh phong cách mỹ thuật Lý trong giai đoạn Phật Tích là óng chuốt và thanh tú khác hẳn với mỹ thuật Đường, để chứng minh những điều đó, ông đã phải mò mẫm nghiên cứu một cánh nghiêm túc và lạc quan trên tinh thần dân tộc. L. Bezasier im lặng. Theo Đặng Tiến, chính L. Bezacier là người luôn đề cao nghệ thuật cổ Việt Nam và đã hết lòng bảo quản.
Là người luôn ưu tư cho nghệ thuật nước nhà, Nguyễn Đỗ Cung đã đứng tên thay mặt các bạn họa sĩ: Lưu Văn Sìn, Trần Văn Cẩn, Hoàng Lập Ngôn, Lương Xuân Nhị và Nguyễn Khang viết bài Những sự cải cách của trường Mỹ Thuật Đông Dương (đăng báo Ngày nay, số 144 ngày 7.1.1939) lên tiếng công khai chống đối vị giám đốc mới Evariste Jonchère (lên thay Victor Tardieu, giám đốc trường Mỹ Thuật Đông Dương - École des Beaux- Arts de l’Indochine - qua đời năm 1937) muốn đổi trường Mỹ thuật ra trường Mỹ nghệ.
Là người luôn ưu tư cho nghệ thuật nước nhà, Nguyễn Đỗ Cung đã đứng tên thay mặt các bạn họa sĩ: Lưu Văn Sìn, Trần Văn Cẩn, Hoàng Lập Ngôn, Lương Xuân Nhị và Nguyễn Khang viết bài Những sự cải cách của trường Mỹ Thuật Đông Dương (đăng báo Ngày nay, số 144 ngày 7.1.1939) lên tiếng công khai chống đối vị giám đốc mới Evariste Jonchère (lên thay Victor Tardieu, giám đốc trường Mỹ Thuật Đông Dương - École des Beaux- Arts de l’Indochine - qua đời năm 1937) muốn đổi trường Mỹ thuật ra trường Mỹ nghệ.
1. Học hỏi lẫn nhau, sơn dầu 92 x 92 cm .1960; 2. Du kích tập bắn, bột màu 40 x50 cm. 1947; 3. Tan ca, mời chị em đi họp để thi thợ giỏi, sơn dầu 102 x 117 cm (Giải A TLMTTQ 1976 - Bảo Tàng MTVN); 4. Bộ đội Tuy Hoà, bột màu 50 x 38 cm.1947 |
Với những họa sĩ tài năng thì ông đã hết lời ca ngợi, trên Thanh Nghị (số 79, ngày 19.8.1944) bài ghi nhận về sơn mài “Nguyễn Gia Trí (giai đoạn 1939-1944)” nhân cuộc triển lãm năm 1944 tại Phòng Thông tin Hà Nội là một bài bày tỏ hết nỗi hân hoan, mối đồng cảm, chỉ cho ta thấy sự huyền diệu, sang trọng trong sơn mài của Nguyễn Gia Trí, một họa sĩ mà ông cho là thật kỳ dị và thông thái.
Thái Bá Vân(5) một cây bút phê bình mỹ thuật hiểu biết và thật sự yêu mến cái đẹp, nói như Lê Đạt, đã rất gần gũi với Nguyễn Đỗ Cung: “Được sống và làm việc với ông một thời, mười lăm năm, đôi khi được ông coi là bạn, tôi muốn nói rằng, không hiểu vì sao, đến hội nghị này, điều tôi nghĩ ngợi nhiều nhất về ông không phải là tranh vẽ hay bài viết của ông để lại, mà chính là nhân cách Nguyễn Đỗ Cung vậy” (Tham luận ở Hội nghị khoa học: Nguyễn Đỗ Cung, họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật. Hà Nội 16 & 17.12.1983, in lại trong Thái Bá Vân Tiếp xúc với nghệ thuật, Viện Mỹ thuật Việt Nam xuất bản 1997, trang 193). Tôi luôn quý mến Thái Bá Vân và nay là Bùi Như Hương đã đi tiếp nối ông ở Viện Mỹ thuật Ô Chợ Dừa Hà Nội, với những nhận định, tiếp xúc với nghệ thuật tài hoa, sâu sắc, và trên hết là nhân cách. Đúng vậy. Ông vốn xuất thân trong một gia đình nho học, khoa bảng, thân sinh là Nguyễn Đỗ Mục, tên tự là Trọng Hữu, sinh năm 1866 tại Hà Tây, đậu tú tài năm Kỷ Dậu đời vua Duy Tân (1909) mất năm 1951 tại Thái Nguyên, viết văn, dịch sách cho các báo Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn… Nổi tiếng với các bản dịch tiểu thuyết cổ Trung Quốc… như Tây sương ký, Đông Châu liệt quốc. Ông còn dịch Vô gia đình (Sans famille) của Hector Malot.
Nguyễn Đỗ Cung sinh tháng 2 năm 1912 tại quê ngoại, mẹ là Đỗ Thị Khiêm, làng Xuân Tào, huyện Từ Liêm, mất ngày 22.9.1977, an táng tại nghĩa trang Văn Điển Hà Nội. Tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương khoá V (1929- 1934).
Huế là nơi ghé đến của bao nghệ sĩ nổi tiếng thời ấy, cũng như Mai Trung Thứ(6), ông đã là giáo sư dạy hội họa tại Huế rất sớm, đã từng sống ở đường Âm Hồn trong Thành Nội, từ năm 1942 đến 1944, cùng thời với Tôn Thất Đào, thân thiết với nhà văn nhà sử học Đào Duy Anh, nhạc sĩ và nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Nguyễn Hữu Ba… thời gian này ông còn làm Xuân thu nhã tập (Nguyễn Lương Ngọc xuất bản, Hà Nội 1942) cùng với Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Xuân Khoát, được xem là một tập san tiên phong, với tuyên ngôn muốn làm mới văn chương, âm nhạc, hội họa… Đoàn Phú Tứ với bài thơ Màu thời gian, Nguyễn Xuân Khoát phổ nhạc, thường được nhắc đến:
Sớm nay tiếng chim thanh
Trong gió xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình…
Sau đó ông ra Hà Nội tham gia đoàn quân Nam Tiến thời kháng chiến chống Pháp, cùng đi với Xuân Diệu, đến Tuy Hòa, ở lại chiến đấu tại Liên Khu V, vẽ nhiều tranh phác thảo, cũng như sau này ở Việt Bắc, vẽ, nghiên cứu và lãnh đạo văn nghệ. Làm đại biểu quốc hội khóa 1 (1946-1959) của tỉnh Hà Đông.
Một đêm mùa hè, tháng 8.2011, Huế, tôi cùng Bửu Ý ghé thăm Phủ Bội Trân trên đồi Thiên An (hay lầm với tiến sĩ lịch sử, phê bình mỹ thuật - Huỳnh Bội Trân - Beattie hiện ở Sydney, Úc), chị là người mở gallery tranh rất sớm và thành công ở Huế, còn là hoạ sĩ. Chị đã cho chúng tôi xem bộ sưu tập các bản vẽ phác thảo bằng bột màu tranh Nguyễn Đỗ Cung rất quý, làm nhớ những tranh màu dầu khổ lớn của ông mà tôi được xem sau 1975, với không gian tranh thoáng, vẽ màu phẳng, bỏ bóng tối bóng ngã, trên những mảng màu nguyên chất, biểu thị tính thẩm mỹ cao, rất mới so với thế hệ ông. Tranh ông có hấp lực truyền thụ của một người nghệ sĩ, một người Thầy. Mới đó mà đã trăm năm sinh nhật ông.
Virginia, 11.2011
Đ.C
Thái Bá Vân(5) một cây bút phê bình mỹ thuật hiểu biết và thật sự yêu mến cái đẹp, nói như Lê Đạt, đã rất gần gũi với Nguyễn Đỗ Cung: “Được sống và làm việc với ông một thời, mười lăm năm, đôi khi được ông coi là bạn, tôi muốn nói rằng, không hiểu vì sao, đến hội nghị này, điều tôi nghĩ ngợi nhiều nhất về ông không phải là tranh vẽ hay bài viết của ông để lại, mà chính là nhân cách Nguyễn Đỗ Cung vậy” (Tham luận ở Hội nghị khoa học: Nguyễn Đỗ Cung, họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật. Hà Nội 16 & 17.12.1983, in lại trong Thái Bá Vân Tiếp xúc với nghệ thuật, Viện Mỹ thuật Việt Nam xuất bản 1997, trang 193). Tôi luôn quý mến Thái Bá Vân và nay là Bùi Như Hương đã đi tiếp nối ông ở Viện Mỹ thuật Ô Chợ Dừa Hà Nội, với những nhận định, tiếp xúc với nghệ thuật tài hoa, sâu sắc, và trên hết là nhân cách. Đúng vậy. Ông vốn xuất thân trong một gia đình nho học, khoa bảng, thân sinh là Nguyễn Đỗ Mục, tên tự là Trọng Hữu, sinh năm 1866 tại Hà Tây, đậu tú tài năm Kỷ Dậu đời vua Duy Tân (1909) mất năm 1951 tại Thái Nguyên, viết văn, dịch sách cho các báo Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn… Nổi tiếng với các bản dịch tiểu thuyết cổ Trung Quốc… như Tây sương ký, Đông Châu liệt quốc. Ông còn dịch Vô gia đình (Sans famille) của Hector Malot.
Nguyễn Đỗ Cung sinh tháng 2 năm 1912 tại quê ngoại, mẹ là Đỗ Thị Khiêm, làng Xuân Tào, huyện Từ Liêm, mất ngày 22.9.1977, an táng tại nghĩa trang Văn Điển Hà Nội. Tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương khoá V (1929- 1934).
Huế là nơi ghé đến của bao nghệ sĩ nổi tiếng thời ấy, cũng như Mai Trung Thứ(6), ông đã là giáo sư dạy hội họa tại Huế rất sớm, đã từng sống ở đường Âm Hồn trong Thành Nội, từ năm 1942 đến 1944, cùng thời với Tôn Thất Đào, thân thiết với nhà văn nhà sử học Đào Duy Anh, nhạc sĩ và nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Nguyễn Hữu Ba… thời gian này ông còn làm Xuân thu nhã tập (Nguyễn Lương Ngọc xuất bản, Hà Nội 1942) cùng với Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Xuân Khoát, được xem là một tập san tiên phong, với tuyên ngôn muốn làm mới văn chương, âm nhạc, hội họa… Đoàn Phú Tứ với bài thơ Màu thời gian, Nguyễn Xuân Khoát phổ nhạc, thường được nhắc đến:
Sớm nay tiếng chim thanh
Trong gió xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình…
Sau đó ông ra Hà Nội tham gia đoàn quân Nam Tiến thời kháng chiến chống Pháp, cùng đi với Xuân Diệu, đến Tuy Hòa, ở lại chiến đấu tại Liên Khu V, vẽ nhiều tranh phác thảo, cũng như sau này ở Việt Bắc, vẽ, nghiên cứu và lãnh đạo văn nghệ. Làm đại biểu quốc hội khóa 1 (1946-1959) của tỉnh Hà Đông.
Một đêm mùa hè, tháng 8.2011, Huế, tôi cùng Bửu Ý ghé thăm Phủ Bội Trân trên đồi Thiên An (hay lầm với tiến sĩ lịch sử, phê bình mỹ thuật - Huỳnh Bội Trân - Beattie hiện ở Sydney, Úc), chị là người mở gallery tranh rất sớm và thành công ở Huế, còn là hoạ sĩ. Chị đã cho chúng tôi xem bộ sưu tập các bản vẽ phác thảo bằng bột màu tranh Nguyễn Đỗ Cung rất quý, làm nhớ những tranh màu dầu khổ lớn của ông mà tôi được xem sau 1975, với không gian tranh thoáng, vẽ màu phẳng, bỏ bóng tối bóng ngã, trên những mảng màu nguyên chất, biểu thị tính thẩm mỹ cao, rất mới so với thế hệ ông. Tranh ông có hấp lực truyền thụ của một người nghệ sĩ, một người Thầy. Mới đó mà đã trăm năm sinh nhật ông.
Virginia, 11.2011
Đ.C
0 comments:
Post a Comment