Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Friday, 1 August 2014

Mấy ai khi nhìn thấy vóc dáng nhỏ bé của "con gián" lại biết được rằng trong đó ẩn chứa một sức mạnh dẻo dai phi thường. Theo kết luận mới đây của một số chuyên gia sinh học thuộc trường Đại học tự trị quốc gia Mexico (UNAM), gián có thể sống 15 ngày trong tủ lạnh ở nhiệt độ -4 độ C, không cần ăn uống trong khoảng 2-3 tháng và có thể tiếp tục sống 2 tuần sau khi mất đầu.


Những chú gián rất "đáng yêu" trong phim hoạt hình.


congian
Một số chuyên gia sinh học thuộc UNAM đã dựa vào hóa thạch giống loài gián được phát hiện cách đây 350 triệu năm (Kỷ Than Đá) để chứng minh về sự tồn tại, tiến hoá và phát triển của loài gián.
Gián là một bộ bao gồm các loài côn trùng có thể mang mầm bệnh cho con người. Phổ biến nhất là loài gián Mỹ (Periplaneta americana), có chiều dài khoảng 30 mm (1 inch), gián Đức (Blattella germanica), dài khoảng 15 mm (1/2 inch), gián châu Á, Blattella asahinai, cũng khoảng 15 mm (1/2 inch), gián phương Đông (Blatta orientalis), khoảng 25 mm (3/4 inch), gián vành nâu, Supella longipalpis (serville) dưới 1.2 cm, và gián xám Periplaneta fuliginosa (serville), khoảng 2.5 cm.

Gián đã có mặt trên Trái Đất từ thời kỳ khủng long, cơ thể chúng khi ấy dài khoảng 50 cm. Ngày nay, gián nhiệt đới thậm chí vẫn phát triển được tới 18 cm. Có khoảng 4000 loài gián khác nhau trên toàn thế giới, nhưng chỉ có 30 loài thích sống trong tủ quần áo của bạn.

Gián nhịn thở được tới 40 phút. Chúng có thể chạy với tốc độ 5 km/h, rất ấn tượng khi xét đến cơ thể nhỏ bé (nếu chúng to lớn bằng con người, tốc độ đó sẽ tương đương 700 km/h!!!). Không chỉ vậy, gián còn có khả năng đổi hướng chạy 25 lần trong một giây - thực sự là "xoay như chong chóng".


Một số con cái chỉ giao phối 1 lần mà có thể tiếp tục mang thai cả đời.

Gián không thể sống sót qua một cuộc chiến tranh nguyên tử như người ta đồn đoán. Nó là một trong những loài côn trùng chết đầu tiên. Nghiên cứu đột phá của hai tiến sĩ cùng họ Wharton năm 1959 chỉ ra rằng, gián chết khi tiếp xúc với 20000 rads (đơn vị đo mức độ phóng xạ), trong khi ruồi giấm là 64000 rads, và ong bắp cày là 180,000 rads.

Điểm đặc biệt nhất của gián là chúng có thể sống đến cả tháng sau khi đã mất đầu và chúng chỉ chết vì bị đói do không thể ăn được. Có được khả năng này là do gián không bị mất máu nhiều như con người hay các loài động vật khác.

Trong cơ thể gián không tồn tại các mạch áp suất cao bơm máu đi khắp nơi, chất dịch mang sự sống chỉ đơn giản nằm yên như một khối thống nhất. Vì vậy khi mất đầu, máu không bị trào ra và con gián sẽ có đủ thời gian để gắn liền vết thương. Thêm vào đó gián không cần thở bằng đầu, máu của chúng cũng không có nhiệm vụ tuần hoàn oxy.

Gián không chỉ có một não bộ. Các hạch thần kinh phân bố khắp cơ thể cho phép loài động vật này bay, chạy và phản ứng với tác động bên ngoài ngay cả khi đầu đã không còn. Chỉ tới vài tuần sau con gián không đầu mới chết vì nhiễm trùng hoặc đói khát (chính xác thì gián có thể sống được 1 tháng không thức ăn hoặc 2 tuần không nước).

Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thí nghiệm lạ (và không kém phần rùng rợn) với gián. Họ phát hiện được rằng ngay cả đầu gián bị cắt ra cũng có thể sống thêm tới vài giờ. Nếu cái đầu được đông lạnh và truyền dưỡng chất thì nó thậm chí còn sống lâu hơn nữa.

Đa số con người căm ghét gián vì cho chúng là loài động vật bẩn thỉu, mang mầm bệnh... nhưng những nghiên cứu mới nhất cho thấy gián đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ sinh thái.

Theo giáo sư Srini Kambhampati, trưởng khoa Sinh học của Đại học Texas, Mỹ thì:

Phần lớn gián ăn chất hữu cơ đang phân hủy - thứ chứa nhiều nitơ. Sau đó gián giải phóng nitơ qua phân. Nitơ xâm nhập vào đất và cây lấy chúng để phục vụ quá trình sinh trưởng.

Nói cách khác, sự tuyệt chủng của gián có thể gây nên thảm họa lớn đối với các khu rừng và những sinh vật phụ thuộc vào rừng.

Khoảng 5.000 tới 10.000 loài gián trên hành tinh cũng là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài động vật nhỏ như chim, chuột. Những động vật nhỏ lại trở thành mồi cho những loài lớn hơn như đại bàng, sói, rắn. Vì thế, sự sụt giảm số lượng gián sẽ gây nên tình trạng thiếu thức ăn đối với những loài ở cấp cao hơn trong chuỗi thức ăn.

Tuy nhiên loài người không cần phải quan tâm đến việc bảo vệ loài gián, và vẫn có thể xua đuổi chúng như hiện nay, vì với khả năng thích nghi, sinh tồn mạnh mẽ của chúng thì việc gián bị tuyệt chủng là điều không tưởng.
(Theo Wiki, tổng hợp)

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts