Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Thursday, 21 August 2014

Nghiên cứu của NASA cho thấy khí quyển Trái Đất chứa một lượng lớn "hợp chất phá hủy tầng ozon" từ một nguồn không rõ sau hàng thập kỷ lệnh cấm hợp chất này được công bố toàn cầu.

Các vệ tinh quan sát một lỗ hổng lớn tầng ozon ở Nam Cực năm 2006. Màu tím và xanh da trời đại diện cho khu vực có nồng độ ozon thấp, vàng và đỏ có nồng độ cao hơn.
Carbon tetrachloride (CCl4), loại hợp chất từng được sử dụng để sấy khô cũng như là một tác nhân trong chữa cháy, đã được điều chỉnh vào năm 1987 theo Nghị định thư Montreal cùng với khí CFC mà phá hủy ozone và gây ra lỗ hổng tần ozone ở Nam Cực. Các bên tham gia Nghị định thư Montreal đã báo cáo không phát thải CCl4 giữa 2007-2012.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy lượng phát thải trung bình của CCl4 trên toàn cầu khoảng 39 ngàn tấn trên một năm, xấp xỉ 30 % lượng khí thải đạt đỉnh trước khi công ước quốc tế có hiệu lực.

"Chúng ta không mong đợi những gì đang được nhìn thấy" Qing Liang, một nhà khoa học khí tượng thuộc Trung tâm Bay Vũ trụ của NASA tại Greenbelt, Maryland, và là người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết. "Rõ ràng là đã có sự rò rỉ chất thải công nghiệp chưa xác định, lượng khí thải lớn từ các khu vực ô nhiễm, hoặc các nguồn CCl4 chưa rõ."

Tính đến năm 2008, CCl4 chiếm khoảng 11 % của Clo là phá hủy ozone, điều mà đã không đủ để làm giảm dần xu hướng sử dụng các hợp chất phá hủy ozone. Tuy nhiên, các nhà khoa học và các nhà quản lý muốn biết nguồn gốc của lượng khí thải chưa giải thích được.

Trong gần một thập kỷ, các nhà khoa học đã tranh luận về lý do tại sao mức độ theo dõi CCl4 trong khí quyển đã giảm chậm hơn so với mong đợi mà dựa trên những gì được biết về cách thức hợp chất này bị phá hủy bởi bức xạ của mặt trời và quá trình phân hủy tự nhiên khác.

"Có một quá trình biến mất của CCl4 mà chúng ta không hiểu, hoặc có những nguồn phát khí thải mà chưa được công bố hoặc chưa được xác định?" Liang cho biết.

Với báo cáo không phát khí thải CCl4 giữa 2007-2012, lượng hợp chất này trong khí quyển đáng nhẽ phải giảm với tốc độ 4% mỗi năm. Các quan sát từ mặt đất cho thấy nồng độ này trong khí quyển chỉ giảm 1% mỗi năm.

Để tìm hiểu sự khác biệt, Liang và các cộng sự đã sử dụng mô hình 3-D GEOS Chemistry Climate của NASA và dự liệu toàn cầu từ các trạm quan sát mặt đất. Các phép đo CCl4 sử dụng trong nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm nghiên cứu Trái Đất của cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Hoa Kỳ "NOAA" và viện hợp tác nghiên cứu hợp tác Khoa học Môi trường thuộc đại học Colorado, Boulder của NOAA.

Mô hình mô phỏng hóa học khí quyển toàn cầu và sự giảm CCl4 bởi tương tác với đất và đại dương đã chỉ ra một nguồn đang phát sinh CCl4 chưa xác định. Các kết quả được xác định dựa trên tính toán lượng khí thải toàn cầu CCl4 từ 2000-2012.

Thêm vào đó, nguồn chưa giải thích được của CCl4 trong kết quả của mô hình cho thấy hợp chất hóa học tồn tại trong khí quyển lâu hơn 40% so với dự tính trước kia. Nghiên cứu được công bố online số 18 trong tháng 8 trên Geophysical Reseach Letters 

"Người ta tin rằng lượng khí thải phá hủy tầng ozone đã ngừng bởi Nghị định Montreal. Thật không may, vẫn còn có muồn nguồn chính phát ra CCl4 trên thế giới". Paul Newman, nhà khoa học đứng đầu Trung tâm bay Vũ Trụ Goddard của NASA, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

NASA theo dõi các dấu hiệu sự sống từ đất, khí quyển và không gian với một hạm đội các vệ tinh và các chiến dịch quan sát mặt đất cũng như trên không đầy tham vọng. NASA phát triển các phương pháp mới để quan sát và nghiên cứu hệt thống tự nhiên liên kết với nhau dữ liệu thu thập dài hạn và các công cụ phân tích bằng máy tính để hiểu rõ hơn sự thay đổi của hành tinh chúng ta diễn ra như thế nào. NASA chai sẽ kiến thức đọc đáo với cộng đồng quốc tế và hợp tác với các viện nghiên cứu của Hoa Kỳ và trên toàn thế giới để đóng góp cho sự hiểu biết và bảo vệ hành tinh - ngôi nhà chung của chúng ta.

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts