Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
Tuesday, 13 December 2016

Siêu tân tinh sáng nhất trong vũ trụ

Siêu tân tinh sáng nhất trong vũ trụ đã được phát hiện vào đầu năm nay. Siêu tân tinh này sáng gấp 10 lần độ sáng của toàn bộ thiên hà Ngân Hà của chúng ta.
Mô phỏng hố đen đang nuốt ngôi sao.
Mô phỏng hố đen đang nuốt ngôi sao.


Video: Mô phỏng siêu tân tinh từ một ngôi sao bị nuốt bởi hố đen

Một tia sáng (flash) được phát hiện lần đầu vào năm 2015 bởi các kính viễn vọng nghiên cứu các vụ nổ siêu tân tinh All-Sky Automated Survey for SuperNovae (ASAS-SN). Đây là mạng lưới các kính viễn vọng nhỏ đặt ở Chile và Hawaii để quan sát các đối tượng thay đổi nhanh trên bầu trời. Các nhà thiên văn học cho rằng đó là một siêu tân tinh siêu sáng superluminous (SLSN), xảy ra khi một ngôi sao khổng lồ sụp đổ dưới lực hấp dẫn của nó vào giai đoạn cuối cuộc đời ngôi sao, phun ra một quả cầu lửa của bụi nóng và khí sáng rực lên trong một thời gian ngắn trước khi dần dần mờ dần. Vào thời điểm đó, sự kiện này đã hai lần sáng gấp hai lần kỷ lục được phát hiện trước đó.

Leloudas và các đồng nghiệp của ông bắt đầu thu thập nhiều dữ liệu hơn từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các vệ tinh Swift gamma-ray, Đài quan sát mạng lưới kính viễn vọng toàn cầu Las Cumbres, Kính thiên văn vũ trụ Hubble, và Kính viễn vọng cực lớn của miền Nam Đài quan sát châu Âu VLT và kính viễn vọng công nghệ mớ New Technology Telescope, cả hai được đặt tại Chile. Dữ liệu của Hubble cho thấy nguồn gốc của chớp sáng nằm ở gần trung tâm thiên hà của nó, trong khi đó sự hình thành sao nhanh chóng mà sinh ra các SLSN thường xảy ra ở nơi xa hơn. Ngoài ra, không giống như một SLSN bình thường, ASASSN-15lh dường như mờ dần trước khi sáng hơn một lần nữa một tuần sau đó, cho thấy một sự gia tăng nhiệt độ duy trì trong khoảng 100 ngày, Leloudas cho biết. Một quang phổ của ánh sáng cực tím từ sự kiện, ghi lại bởi kính viễn vọng Hubble, cho thấy có thể là từ một ngôi sao có khối lượng thấp.

Hố đen đang quay nuốt ngôi sao.

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu trên tạp chí Nature Astrônmy, tất cả những dấu hiệu này chỉ ra ý tưởng rằng ASASSN-15lh có thể, trên thực tế là một ngôi sao sắp chết vô tình đi lạc vào quá gần một lỗ đen siêu lớn ở gần trung tâm của thiên hà và bị xé toạc thành từng phần bởi trường hấp dẫn quá lớn, mà điều này được gọi là sự kiện gián đoạn thiểu triều (TDE). TDE rất hiếm khi xảy ra và nó chỉ được quan sát khoảng 10 lần bởi các nhà thiên văn học. Nhưng Leloudas cho biết: sự thay đổi bên ngoài của ASASSN-15lh cho thấy đây là một TDE, tia sáng ban đầu do lực hấp dẫn đã xé toạc ngôi sao và làm nóng nó trở lại với nhiệt độ cao, sự bùng nổ sau đó từ những phần còn lại làm cho nó nóng lên lần nữa khi chúng được bồi lên bề mặt của lỗ đen.

Một lỗ hổng trong lập luận này là thiên hà trong sự kiện này được cho là có một lỗ đen rất lớn tại trung tâm của nó: hơn 100 triệu lần khối lượng của mặt trời. Các nhà vật lý lý thuyết dự đoán rằng một lỗ đen khổng lồ như vậy nhiều khả năng sẽ nuốt toàn bộ ngôi sao và chỉ xé nó lên một lần nữa dưới đường chân trời sự kiện, nơi nó không thể được nhìn thấy. Nhưng nhóm nghiên cứu nhận ra rằng có một kịch bản trong đó các lỗ đen sẽ nhai đầu tiên và sau đó mới nuốt nếu nó đang tự quay. Các trường hấp dẫn xung quanh một lỗ đen đang quay khác với một hố đen không quay và do đó sẽ cho phép một TDE có thể nhìn thấy xảy ra.

Nếu điều này được xác nhận đối với ASASSN-15lh, đây sẽ là lần đầu tiên xác nhận có lỗ đen tự quay quanh ở trung tâm của một thiên hà. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục quan sát ASASSN-15lh, hy vọng để tìm hiểu thêm những trường hợp khác nếu xảy ra trong phần còn lại của thiên hà.

(Theo ScienceMag)

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts